SKKN Giáo dục học sinh THPT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực
- Mã tài liệu: MT0004 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1347 |
Lượt tải: | 17 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Định Quán |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Nguyệt |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Định Quán |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục học sinh THPT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Phương pháp đóng vai
– Phương pháp kể chuyện tích cực
– Phương pháp tổ chức cuộc thi
– Phương pháp động não (phương pháp não công)
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Trong giai đoạn hiện nay, để hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực do bộ giáo dục đào tạo phát động, nhiều nhà trường đã tổ chức các hoạt động bổ ích nhằm tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Trong các hoạt động đó, giáo viên và học sinh rất quan tâm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò hết sức quan trọng cho sự thành công của các hoạt động này. Giờ sinh hoạt chủ nhiệm với những hoạt động phong phú đang được nhiều giáo viên hướng tới để tổ chức cho học sinh. Giờ sinh hoạt chủ nhiệm giúp giáo viên và học sinh sơ kết lại hoạt động trong tuần, đồng thời vạch ra kế hoạch cho tuần tới, tuyên dương học sinh có biểu hiện tiến bộ, phê bình học sinh vi phạm nội quy trường lớp. Bên cạnh đó, giáo viên và học sinh có cơ hội cùng nhau thảo luận, trao đổi tâm tư, nguyện vọng, những ưu điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống.
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng, bên cạnh việc tìm hiểu học sinh thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong và ngoài nhà trường thì việc giáo dục học sinh trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm cũng góp phần giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Quá trình hoạt động sư phạm ở trường bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục. Hai hoạt động này có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quá trình phát triển toàn diện của học sinh. Trong hai hoạt động trên, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục, góp phần rất lớn vào sự thành công trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
Ở trường phổ thông nước ta hiện nay, giờ sinh hoạt chủ nhiệm là một tiết học được phân phối trong thời khóa biểu chính khóa hàng tuần bởi nó có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì vậy đổi mới, thực hiện tốt giờ sinh hoạt chủ nhiệm là một nhiệm vụ của mỗi giáo viên chủ nhiệm, nó là một hoạt động chuyên môn thường xuyên phải được nghiên cứu trau dồi thì mới có kết quả tốt.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở nước ta, cùng với sự phát triển và hội nhập của kinh tế xã hội là những hạn chế, yếu kém, tệ nạn… đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến ngành giáo dục. Đối tượng chịu tác động nhiều nhất từ vấn đề trên là giới trẻ đặc biệt là học sinh vì sức lan tỏa trong giới này rất nhanh, nhất là học sinh THPT. Ở lứa tuổi học sinh THPT ngự trị quy luật mất cân đối tạm thời, tính mâu thuẫn và quy luật về tính không đồng đều của sự phát triển thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong nhân cách trẻ. Đây là điều gây khó khăn nhất định cho giáo viên trong việc nhận diện, đánh giá, có tác động phù hợp đến học sinh. Theo nghiên cứu của trường đại học sư phạm Hà Nội về học sinh THPT, khi gặp khó khăn thì 22,3 % tâm sự với bạn bè, 19,7 % giữ kín và âm thầm chịu đựng… Tỉ lệ học sinh tìm đến cha mẹ rất thấp là 2,3 %. Giáo viên cần biết điều này để khai thác và tác động đúng đối tượng mới giáo dục học sinh có hiệu quả. Nếu không có sự quan tâm, dẫn dắt, tác động không phù hợp thì các em sẽ lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Bên cạnh nền tảng giáo dục của gia đình, các hoạt động tích cực của xã hội, thì nhà trường là nơi giúp các em lĩnh hội tri thức của nhân loại và rèn luyện nhân cách con người.
Thực tế giáo dục ở các trường học nhất là bậc THPT cho thấy chương trình nặng nề về kiến thức, thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa không nhiều. Vì vậy đa số giáo viên chú trọng phần lớn đến truyền thụ kiến thức, việc giáo dục học sinh được giao trọng trách lên vai giáo viên chủ nhiệm và thực hiện chủ yếu vào tiết sinh hoạt cuối tuần.
Thực hiện tốt giờ sinh hoạt chủ nhiệm giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh hành vi của học sinh phù hợp với nội quy trường lớp, ngăn chặn tình trạng vi phạm nội quy của học sinh, giúp các em ngày càng tiến bộ trong học tập và rèn luyện đạo đức. Thực tế cho thấy, đa số học sinh không thích giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy một vài lí do sau làm cho học sinh không hứng thú với giờ sinh hoạt chủ nhiệm:
Nội dung sinh hoạt đơn điệu, khô cứng, lặp lại, nhàm chán, không gây hứng thú với học sinh
Học sinh chưa thực sự được tham gia vào các hoạt động, chủ yếu là nghe một chiều.
Bên cạnh các giáo viên quan tâm đến học sinh, vẫn còn một số giáo viên chủ nhiệm quá nghiêm khắc, chưa gần gũi, thân thiện với học sinh, chưa đặt mình vào vị trí của học sinh để thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của các em, chưa sáng tạo trong việc xây dựng nội dung cho các tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Trong những năm đầu khi được phân công làm công tác chủ nhiệm, tôi chưa tìm ra được những phương thức để làm phong phú giờ sinh hoạt chủ nhiệm vì vậy học sinh chưa yêu thích giờ sinh hoạt từ đó không phát huy hết năng lực tiềm ẩn của các em trong mọi hoạt động.
Nhìn nhận lại kết quả công tác chủ nhiệm, tôi luôn trăn trở, tìm tòi suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt nhất. Tôi tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu về giáo dục học sinh, về giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; tham khảo ý kiến đồng nghiệp và các thầy cô và đã rút ra những phương pháp để áp dụng vào công tác chủ nhiệm của mình. Trong những năm áp dụng, tôi nhận thấy học sinh yêu thích giờ sinh hoạt chủ nhiệm hơn; tham gia các hoạt động phong trào sôi nổi; kết quả học tập được cải thiện. Học sinh có cách đối xử, suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, có nhận thức và hành động phù hợp hơn trong các hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong đề tài “Giáo dục học sinh THPT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực” mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng tại trường trong những năm học qua.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối trung học phổ thông.
2. Phạm vi nghiên cứu: Hình thức và nội dung sinh hoạt chủ nhiệm.
3. Thời gian nghiên cứu và áp dụng: Năm học ……….., ……….., …………
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Thu thập thông tin từ tài liệu, internet.
– Quan sát các hoạt động tập thể của học sinh, trò chuyện với học sinh để hiểu rõ tâm tư nguyên vọng.
– Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thầy cô.
– Thử nghiệm tổ chức các hoạt động cho học sinh, tổ chức cho học sinh thảo luận cùng nhau.
PHẦN 2: NỘI DUNG
I. TÁC DỤNG CỦA GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
Sinh hoạt chủ nhiệm là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết. Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực. Các học sinh trong lớp được liên kết lại với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực tế hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học, ở gia đình và ngoài xã hội. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học.
Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau. Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khoẻ, thể chất của học sinh.
II. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
Đa dạng hoá về nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp: Mỗi lứa tuổi học sinh có những yêu cầu riêng, hứng thú riêng đối với các hoạt động. Vì vậy, sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp cho phù hợp với lứa tuổi học sinh khác nhau là đòi hỏi tất yếu đối với nhà trường. Sức hấp dẫn học sinh, sự lôi cuốn các em tham gia tích cực vào hoạt động phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi nội dung và các hình thức tổ chức. Do đó, nội dung tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần phải cụ thể, bổ ích, phải gắn với nhu cầu và hứng thú của học sinh và những nội dung đó phải phù hợp với kinh nghiệm và trình độ hiểu biết của học sinh, huy động đến mức cao nhất trí tuệ và tình cảm tập thể của học sinh.
Thu hút tối đa sự tham gia của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của giáo viên nhằm tăng cường vai trò tự quản của học sinh: Sự tham gia của học sinh vào các hoạt động, công việc của lớp, của trường vừa là nhu cầu, vừa là quyền của mỗi học sinh. Sự cùng tham gia của tất cả học sinh vào giờ sinh hoạt lớp sẽ tạo ra môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm những xúc cảm tích cực, tăng cường giao lưu giữa các em, tạo ra môi trường lớp học mang bầu không khí tin tưởng, thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và lắng nghe ý kiến của nhau. Từ đó tình cảm gắn bó, sự chia sẻ giữa các em được hình thành và củng cố.
Nói cách khác, học sinh phải là chủ thể của giờ sinh hoạt lớp, phải được tham gia vào giờ sinh hoạt lớp từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau như người thực hiện nhiệm vụ được giao, người tổ chức, người khám phá và đánh giá hoạt động của mình.
Tăng cường những nội dung sinh hoạt có liên quan đến các công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh: Mỗi lớp, mỗi tập thể đều có những công việc chung cần giải quyết, ví dụ như xây dựng các qui định riêng của lớp, xác định chỉ tiêu thi đua, xử lí các tình huống nảy sinh trong tập thể lớp, vì thế cần để cho học sinh tự thảo luận, trao đổi và quyết định. Mục đích là nhằm nâng cao bầu không khí đoàn kết, tinh thần trách nhiệm của mỗi học sinh trong lớp. Một tập thể lớp đoàn kết với từng thành viên có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh. Ngoài ra việc thường xuyên thu hút các em vào quá trình bàn bạc chung sẽ dần dần tạo ra ở các em lòng tin vững chắc rằng các em có vị trí nhất định trong lớp và các em sẽ cố gắng nỗ lực và hợp tác với mọi thành viên để hoàn thành công việc được giao.
Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại: Giao lưu giữa học sinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giáo dục. Chính thông qua giao lưu với bạn, mà năng lực hiểu người khác, hiểu bạn của mỗi học sinh được xây dựng và do đó năng lực hiểu bản thân mình được hình thành và năng lực tự ý thức, cơ sở của tự giáo dục được phát triển. Trong quá trình giao lưu, các em trao đổi với nhau những quan điểm, tư tưởng, hứng thú, tâm trạng, xúc cảm và từ đó có tác động lẫn nhau. Trên cơ sở của những hiểu biết về nhau, học sinh mới dễ dàng cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên bầu không khí lớp học đoàn kết, cởi mở và thân thiện.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]