SKKN Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường thpt
- Mã tài liệu: MT0092 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 588 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng bảo vệ môi trường cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho bản thân ngay từ đầu năm học để giáo dục kĩ năng BVMT cho HS lớp chủ nhiệm
2.2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền nâng cao ý thức cho HS.
2.3. Biện pháp 3: Biện pháp tổ chức các hoạt động giữ gìn và BVMT
2.4. Biện pháp 4: Tổ chức các HĐ TN thực tế thông qua việc tham gia các hoạt động vệ sinh xanh –sạch – đẹp trường lớp
2.5. Biện pháp 5: Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức về BVMT
2.6. Biện pháp 6: Tổ chức thiết kế các sản phẩm hữu ích từ rác thải
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người và các sinh vật trên trái đất. Đúng như câu nói của John Muir: “Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn những gì ta tìm kiếm”. Quả thực, môi trường là bầu khí quyển trong lành tắm mát tâm hồn con người; là người bạn tâm giao làm giàu cuộc sống của nhân loại… Thế nhưng dưới bàn tay nhào nặn của mình, con người đã dần vô tình khước từ những giá trị đáng trân quý ấy. Chính con người đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm. Đó là tình trạng đáng báo động đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác BVMT vào một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế- xã hội. Quan điểm này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để BVMT, cùng với nghị quyết số 41/NQTW ngày 15/11/2004 của bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước:“BVMT là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mọi người”. Quyết định số 256/2003 QĐ-TT, ngày 12/12/2003 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thông qua Tại Điều 4 Luật BVMT năm 2020 có quy định nhấn mạnh: “BVMT là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp các ngành, các tổ chức cộng đồng và của mọi người dân”. Mục tiêu giáo dục hiện nay theo CT GDPT 2018 cũng hướng tới giáo dục kĩ năng sống cho HS trong đó có kĩ năng BVMT, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Thực hiện kế hoạch 168-KH/TU, ngày 14/3/2023 của ban thường vụ tỉnh Nghệ An về việc tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của BCH-TW khoá XI về chủ động với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lí tài nguyên và BVMT, Sở giáo dục đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc phải đưa kế hoạch tuyên truyền vào giáo dục kỹ năng sống và ý thức BVMT cho HS.
Chính vì vậy, việc giáo dục kĩ năng BVMT nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt buộc khi làm công tác giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong nhà trường ở các tiết học như giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn luyện kỹ năng sống hay các buổi sinh hoạt dưới cờ…đã có sự lồng ghép rèn luyện cho các em ý thức BVMT song chưa thường xuyên và do nhận thức của các em còn hạn chế nên việc rèn luyện cho các em ý thức BVMT chưa thực sự hiệu quả. Chúng chúng tôi thiết nghĩ rằng GV chủ nhiệm là người gần gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các em. GV chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp cung cấp cho HS kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường, sự ô
nhiễm môi trường, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm,…tăng cường hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở HS ý thức BVMT, có thái độ và hành động đúng đắn để BVMT.
Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua nhiều năm được phân công làm công tác chủ nhiệm và sự giúp đỡ của các thầy cô đồng nghiệp, chúng chúng tôi lựa chọn và áp dụng đề tài “Giáo dục kĩ năng Bảo vệ môi trường cho HS lớp chủ nhiệm ở trường THPT Diễn Châu 2”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng kĩ năng BVMT cho HS ở trường THPT Diễn Châu 2, đề tài có mục đích đề xuất được một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo vệ môi cho HS thông qua công tác chủ nhiệm nhằm giúp HS nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và đời sống con người. Từ đó, hình thành nên kĩ năng giữ gìn vệ sinh chung ở mọi lúc mọi nơi; có ý thức tiết kiệm điện, nước…; tham gia tích cực các hoạt động BVMT ở trường học cũng như ở địa phương.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về BVMT.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng BVMT của HS ở trường THPT Diễn Châu 2 và HS lớp chủ nhiệm.
- Đề xuất được một số biện pháp giáo dục kĩ năng BVMT cho HS lớp chủ nhiệm ở trường THPT Diễn Châu 2.
- Thực nghiệm việc vận dụng giải pháp giáo dục kĩ năng BVMT và cho HS của GVCN ở trường THPT Diễn Châu 2.
- Rút ra kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng BVMT cho HS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục kĩ năng BVMT cho HS lớp chủ nhiệm ở trường THPT Diễn Châu 2.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về ý thức BVMT, thực trạng BVMT của HS ở trường THPT Diễn Châu 2. Đề xuất biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng BVMT ở trường THPT Diễn Châu 2.
Về không gian: Trường THPT Diễn Châu 2, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
5. Tính mới của đề tài
5.1. Về lý luận
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về BVMT.
- Đề xuất được các định hướng trong giáo dục kỹ năng BVMT cho HS THPT. 5.2. Về thực tiễn
- Khảo sát thực trạng về vấn đề BVMT của HS ở trường THPT Diễn Châu 2. Từ đó, làm cơ sở cho các đề xuất của đề tài.
- Đề xuất các định hướng để giáo dục kỹ năng BVMT cho HS ở trường THPT Diễn Châu 2.
6. Kế hoạch thực hiện đề tài
TT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | 05/ 2022 đến 8/2022 |
|
Phiếu khảo sát
Tổng hợp khảo sát |
2 | 9/2022 đến 10/2022 | – Nghiên cứu cơ sở lí luận | Cơ sở lý luận |
3 | 10/2022 đến 11/2022 | – Điều tra thực trạng việc dạy học KNS ở trường trung học phổ thông. | Cơ sở thực tiễn |
4 | 11/2022 đến 12/2022 |
|
Hoàn thiện các biện pháp và áp dụng thực
tiễn |
5 | 01/2023 đến 02/2023 | Thực nghiệm sư phạm | Kết quả thực nghiệm |
6 | 02/2023 đến 4/2023 | Viết đề tài và tham vấn đồng nghiệp, chuyên gia. | Sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện. |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]