SKKN Giáo dục kĩ năng ứng phó với body shaming cho học sinh thpt miền núi

Giá:
100.000 đ
Môn: Kỹ năng sống
Lớp: 10.11,12
Bộ sách:
Lượt xem: 551
Lượt tải: 3
Số trang: 57
Tác giả: Bùi Thị Hoàng Anh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Tương Dương 1
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 57
Tác giả: Bùi Thị Hoàng Anh
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: THPT Tương Dương 1
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng ứng phó với body shaming cho học sinh thpt miền núi”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Giải pháp thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về Body Shaming thông qua ứng dụng Mạng xã hội.

2. Giải pháp thứ hai: Tổ chức chiến dịch “Nói không với Body Shaming”.

3. Tổ chức chuyên đề “Kĩ năng ứng phó với Body Shaming” thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp.

Mô tả sản phẩm

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 

I. Lí do chọn đề tài 

Hiện nay, tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng xã hội, những chuẩn mực về cái đẹp cũng không ngừng thay đổi nhằm bắt kịp xu hướng thẩm mỹ của cộng đồng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa tạo ra một hiện tượng nguy hiểm được mang tên “miệt thị ngoại hình” (Body Shaming).  

Miệt thị ngoại hình hay Body Shaming là một trong những hình thức hạ thấp danh dự người khác nhưng lại luôn được biện minh dưới danh nghĩa “chỉ là trò đùa mà thôi”. Nạn nhân của những “trò đùa” này thường cảm thấy đau khổ, tiêu cực, đánh mất sự tự tin, xấu hổ, mặc cảm, dần tự tách biệt bản thân, thậm chí rơi vào trầm cảm bởi những lời trêu chọc đầy ác ý từ những người xung quanh. 

Vấn nạn này bùng phát vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng con người. Điều đáng lo ngại hơn hết là mọi người vẫn chưa thật sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của “miệt thị ngoại hình” và vẫn để nó tiếp tục phát triển theo hướng ngày một phức tạp hơn. Vì thế, ngay lúc này đây chúng ta cần phải có những giải pháp để ngăn chặn triệt để hành vi tiêu cực này, không để nó có cơ hội tác động xấu đến bất kỳ cá nhân nào cũng như các mối quan hệ trong xã hội. 

Ở lứa tuổi học sinh THPT, có thể nói các em còn rất dễ bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, sự phát triển của các trang mạng xã hội, một số bộ phận học sinh dần “lệch chuẩn” trong suy nghĩ và hành động, các em sẵn sàng tấn công người khác bằng nhiều hình thức, trong đó có Body Shaming. Khi đối mặt với Body Shaming, phần lớn HS không biết cách tự điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, dẫn đến bất ổn về tâm lí, thậm chí có em đã tìm đến cái chết như một giải thoát. Do vậy, việc trang bị cho các em các kĩ năng ứng phó khi bị Body Shaming là một điều vô cùng cần thiết. 

Trường THPT Tương Dương 1 đóng ở địa bàn miền núi, thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. HS phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có nhiều hứng thú với vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường chưa tốt, thụ động với vấn đề cuộc sống đặt ra và thiếu hụt các kỹ năng sống cơ bản. Nhiều em đã trở thành nạn nhân của Body Shaming dẫn đến ảnh hưởng tâm lí và kết quả học tập. Vì thế, cần có những giải pháp tuyên truyền, phòng chống nạn Body Shaming để giảm thiểu những hệ lụy đáng tiếc xảy ra, góp phần xây dựng môi trường an toàn, thân thiện trong trường học. 

Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:  

Giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho học sinh THPT miền núi”. 

II. Mục đích nghiên cứu 

Giáo dục kĩ năng ứng phó với nạn Body Shaming cho HS trường THPT miền núi. 

III. Đối tượng nghiên cứu 

Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục kĩ năng ứng phó với nạn Body Shaming ở trường THPT Tương Dương 1. 

IV. Phương pháp nghiên cứu 

  • Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến Body Shaming. 
  • Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả. – Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về kĩ năng ứng phó với Body Shaming thông qua các tiết sinh hoạt lớp, các cuộc thi, trên không gian mạng xã hội (facebook, zalo,…). 

V. Nhiệm vụ nghiên cứu 

  • Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về Body Shaming. 
  • Khảo sát thực trạng mức độ nhận thức, các hình thức Body Shaming, cách ứng phó khi bị Body Shaming của học sinh trường THPT Tương Dương 1. 
  • Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, các cuộc thi, các chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức và cách ứng phó với Body Shaming cho học sinh trường THPT Tương Dương 1. 
  • Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả các giải pháp giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho HS trường THPT 

Tương Dương 1. 

VI. Những đóng góp của đề tài 

  • Trình bày, nghiên cứu lý luận vấn đề Body Shaming. Từ đó đề xuất, tiếp cận một số giải pháp mang lại hiệu quả trong vấn đề giáo dục kĩ năng ứng phó với Body Shaming cho học sinh THPT miền núi. 
  • Xác định được mức độ nhận thức về Body Shaming, biểu hiện và cách ứng phó khi bị Body Shaming của học sinh THPT Tương Dương 1. Từ đó cho thấy sự cần thiết của vấn đề giáo dục HS các kĩ năng ứng phó khi bị Body Shaming. 
  • Triển khai các giải pháp phòng chống nạn Body Shaming ở trường THPT miền núi một cách hiệu quả đã góp phần thực hiện công tác phòng chống bạo lực học đường. 
  • Giảm thiểu các hậu quả từ nạn Body Shaming, định hình lối sống lành mạnh cho HS, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc”. 

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 

1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 

1.1. Ứng phó 

Theo từ điển thuật ngữ Tiếng Việt: Ứng phó là đối phó nhanh nhạy, kịp thời với những tình huống mới, bất ngờ. Ví dụ: ứng phó với mọi âm mưu của địch, ứng phó với tình hình mới. 

Ứng phó với Body Shaming là sự tương tác, đối mặt, giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân khi bị miệt thị ngoại hình. 

1.2. Body Shaming 

1.2.1. Khái niệm Body Shaming 

Body Shaming có nghĩa là chê bai, miệt thị về ngoại hình của người khác hoặc chính bản thân mình. Hiểu rõ hơn thì là có những lời nói, ngôn ngữ và suy nghĩ chê bai chế giễu về ngoại hình. 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng phương pháp sơ đồ hoá vào bài giảng Địa lí 11 Khu vực Đông Nam Á (Bộ sách Kết nối tri thức)
11
Địa Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)