SKKN Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường thpt

Giá:
100.000 đ
Môn: Chủ nhiệm
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 579
Lượt tải: 8
Số trang: 67
Tác giả: Đặng Thị Bảo Hân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Duy Trin
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 67
Tác giả: Đặng Thị Bảo Hân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Duy Trin
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Giáo dục kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh trường thpt triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

– Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
– Tổ chức hoạt động lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp, trong các tiết dạy
– Phối hợp với các giáo viên bộ môn
– Tham gia trong ban tư vấn đoàn trường đề hướng các em vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích

 

 

Mô tả sản phẩm

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống (KNS) được rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà quản lí giáo dục, của các bậc phụ huynh và cả các em học sinh. Để nâng cao giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển hướng từ trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang được đổi theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường trung học phổ thông giai đoạn hiện nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Giáo dục kỹ năng sống là trang bị cho học sinh kiến thức, thái độ và kỹ năng phù hợp, từ đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong cuộc sống; tạo cơ hội cho các em có khả năng xử lý mọi vấn đề xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày.
Thời gian qua, dù giáo dục KNS có được quan tâm nhưng hiệu quả còn nhiều hạn chế, thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; gây gổ đánh nhau; chưa có ý thức bảo vệ môi truờng, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, …
Đối với học sinh, việc hình thành các kỹ năng sống cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Điều này không những ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển bản thân. Mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách sau này.
Có thể nói việc rèn luyện KNS cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống. Nó đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng.
Đặc biệt, với học sinh hiện nay, các em đang phải đương đầu với rất nhiều nguy cơ, cám dỗ không lành mạnh của xã hội hiện đại nhưng lại không có hoặc thiếu những kỹ năng để ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách sống lành mạnh, tích cực cho bản thân và xã hội.
Thứ nhất: Trong giới học sinh, các em là nhóm được tiếp xúc nhiều với những tiện ích của xã hội hiện đại nhưng cũng tiếp xúc nhiều với những cám dỗ, nguy cơ không lành mạnh, nhất là trong thời gian gần đây các em đang được sử dụng mạng intenet một cách rộng rãi. Do đó, các em cần được trang bị KNS cần thiết để xác định đúng nhu cầu bản thân và lựa chọn cách sống tích cực.
Thứ hai: Xét về mặt tâm sinh lí, học sinh THPT là một lứa tuổi nhạy cảm, có những thay đổi to lớn về tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội. Do đó, trang bị những kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT là một yêu cầu đầu tiên, hết sức cần thiết. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cũng như nhiều KNS khác cần được giáo dục và phát triển cho mọi lứa tuổi học sinh nói chung, đặc biệt là học sinh THPT.
Thứ ba: Một số gia đình kỳ vọng quá nhiều ở các em, bản thân đặt cho mình một mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân dẫn đến các em áp lực trong học tập; dẫn đên việc các em cảm thấy căng thẳng tới mức không vượt qua được và tìm đến những giải pháp tiêu cực .
Thứ tư: Trong thời gian gần đây nhiều tình trạng học sinh xích mích, gây gổ đánh nhau, trốn học bỏ tiết, học hành sa sút, vô lễ với thầy cô, cha mẹ. Tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều.
Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng đến các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ là đánh nhau giữa 2 cá nhân mà còn là các vụ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay vi deo tung lên mạng xã hội gây nên nhiều phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội. Hành vi bạo lực đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống, học tập cũng như sự phát triển, hoàn thiện về tâm sinh lý của các đối tượng tham gia trong các vụ bạo lực đó, đây là một vấn đề gây đau đầu cho nhà trường , gia đình, cho nghành giáo dục và toàn xã hội
Theo ước tính của WHO, trung bình trên thế giới mỗi ngày có khoảng 565 trẻ em và thanh thiếu niên tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bạo lực.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây (1/2021) trong một năm học trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).
Học sinh THPT phải đối mặt với không ít những khó khăn, một mặt do những thay đổi lớn về sinh lý và tâm lý lứa tuổi, và mặt khác, do phải đáp ứng với những nhiệm vụ, yêu cầu của sự phát triển (áp lực học tập, thi cử, mở rộng quan hệ bạn bè cùng giới, khác giới, định hướng nghề nghiệp…). Đây là một trong những giai đoạn phát triển có nguy cơ bị căng thẳng rất cao. Bên cạnh đó, những biến đổi của xã hội hiện đại ngày nay cũng đòi hỏi con người phải toàn diện và năng động hơn. Học sinh THPT sống trong thời kỳ này cũng phải gánh chịu nhiều căng thẳng. Bên cạnh đó báo chí và các nghiên cứu hiện nay cũng chỉ ra nhiều hiện tượng như: các triệu chứng về sức khỏe tinh thần suy giảm, trí nhớ, sự tập trung chú ý sa sút, những rối loạn về hành vi, những rối nhiễu về cảm xúc, chán học, thiếu ý chí vươn lên … đều có liên quan đến căng thẳng, là hệ quả của căng thẳng ở lứa tuổi này.
Phần lớn là do các em chưa kiểm soát được cảm xúc, chưa giải tỏa được căng thẳng và áp lực mà bản thân đang chịu. Chính vì vậy bản thân là giáo viên giảng dạy môn toán và là giáo viên chủ nhiệm có điều kiện gần gũi học sinh nên nhận thấy việc giáo dục KNS là thực sự cần thiết cho học sinh hiện nay. Do đó tôi đã lựa chọn nội dung “Giáo dục kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình , nhằm phát hiện các tác nhân gây căng thẳng và mô tả những biểu hiện căng thẳng ở các em lứa tuổi này, và đặc biệt chỉ ra ảnh hưởng của đánh giá cá nhân với tình trạng căng thẳng ở học sinh THPT và cách ứng phó của các em trong các tình huống căng thẳng. Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT.
2. Tính mới của đề tài :
Trên cơ sở thực tiễn việc thực hiện những biện pháp nâng cao hiệu quả việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc của học sinh tôi đã tiến hành trong quá trình làm công tác chủ nhiệm ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh, và học sinh đã tiến bộ rõ rệt, đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Vậy tôi trình bày những đổi mới trong các biện pháp tôi đã làm.
3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
* Mục tiêu chung
Tìm hiểu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về kỹ năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT,
+ Giúp học sinh nhận thức rõ hơn về vấn đề kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng, mối nguy hiểm của việc không kiểm soát được cảm xúc.
+ Chỉ ra những nguyên nhân, hậu quả cách phòng tránh hiện nay.
+Xây dựng và triển khai các giải pháp từ ngay chính vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như sự phối hợp chặt chẽ, sự hỗ trợ của các thầy cô giáo trong nhà trường, của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và các cơ quan, tổ chức tại địa phương, vận dụng lí luận đó vào thực trạng của học sinh THPT Nguyễn Duy Trinh – Nghi Lộc – Nghệ An, góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của trường, đặc biệt trong giai đoạn đạo đức của học sinh hiện nay đang ở mức báo động, có nguy cơ phá vỡ các chuẩn mực đạo đức cơ bản của người Việt Nam.
* Mục tiêu cụ thể.
Phân tích tình trạng căng thẳng của học sinh THPT thông qua đánh giá chủ quan của các em về: các nguồn/ tác nhân/ sự kiện gây căng thẳng, các biểu hiện của căng thẳng, mức độ căng thẳng do sự kiện gây ra và sử dụng các cách ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT hiện nay.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau có liên quan đến mức độ căng thẳng của học sinh THPT.
Thử nghiệm biện pháp hỗ trợ tâm lý bằng tham vấn trên cơ sở tiếp cận nhận thức hành vi nhằm nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng cho học sinh THPT
Bản thân tôi là một giáo viên có 27 năm tuổi nghề và 25 năm với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, tôi đã có rất nhiều những biện pháp giáo dục giúp cho học sinh biết cách kiểm soát cảm xúc và ứng phó với căng thẳng nhằm phòng ngừa, hạn chế căng thẳng trong học tập, tránh xa vấn đề bạo lực học đường có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tôi chủ động phối hợp với BGH nhà trường, GV phụ trách đoàn, cán bộ chi đoàn, giáo viên dạy các môn Giáo dục công dân, Tin Học, Ngữ Văn và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục học sinh các kỹ năng ứng phó với căng thẳng học đường đẩy lùi nguy cơ bạo lực ra khỏi trường học, giúp các em có được kết quả tốt trong học tập.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân, hậu quả và những ảnh hưởng của việc mất kiểm soát với tâm sinh lý của học sinh, giúp cho học sinh nhận thức các hậu quả nghiêm trọng, từ đó từ đó đề xuất biện pháp trợ giúp học sinh một cách thích hợp để giảm thiểu căng thẳng ở các em.
Triển khai một số giải pháp nhằm ngăn chặn sớm các nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng không kiềm chế được căng thẳng dẫn đến bạo lực trong lứa tuổi học sinh nhằm góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn.
Sử dụng các biện pháp tác động vào nhận thức của các học sinh trong trường THPT Nguyễn Duy Trinh từ đó lan rộng ra cả cộng đồng nói chung để mọi người dân, mọi tầng lớp trong xã hội nhận thức sâu sắc về các nguy hiểm của bạo lực trong trường học và cùng nhau góp phần ngăn chặn sớm các hành vi bạo lực của lứa tuổi học sinh.

3.3. Giả thuyết nghiên cứu : Căng thẳng xuất hiện không đồng nhất ở học sinh PTTH trên nhiều mặt: Có nhiều tác nhân gây ra căng thẳng khác nhau; có nhiều biểu hiện căng thẳng với các mức độ khác nhau; có nhiều cách đánh giá khác nhau và có nhiều cách ứng phó khác nhau trong tình huống căng thẳng.
Cách nhìn nhận/ đánh giá chủ quan về sự kiện gây căng thẳng có ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng và cách ứng phó với căng thẳng của học sinh THPT.
Có thể giúp học sinh THPT giảm thiểu căng thẳng nếu các em được hướng dẫn thay đổi cách nhìn nhận về các sự kiện gây căng thẳng và kỹ năng ứng phó tích cực.
3.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Sáng kiến tập trung nghiên cứu đánh giá chủ quan của học sinh THPT Nguyễn Duy Trinh về những căng thẳng xảy ra với các em và kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc. Bên cạnh đó sáng kiến cũng tìm hiểu các tác nhân gây căng thẳng, đánh giá chủ quan của học sinh về tác nhân gây căng thẳng, mức độ cãng thẳng, biểu hiện tâm lý của căng thẳng, hành vi ứng phó của học sinh trong hoàn cảnh có căng thẳng. Cung cấp cho học sinh các kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc.
Sáng kiến được tiến hành đúc kết; thực nghiệm và khảo sát trên các đối tượng là học sinh các khối 10,11,12 tại trường THPT …, cụ thể là các lớp tôi chủ nhiệm từ năm 1998 – 2021 .
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp luận
Nguyên tắc tiếp cận hoạt động sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu căng thẳng của học sinh THPT không tách rời hoạt động chính của học sinh là học tập, giao tiếp, vui chơi giải trí… Thông qua các hoạt động của học sinh có thể xác định các nguồn gây căng thẳng đối với lứa tuổi này, cách nhìn nhận của các em về các nguồn gây căng thẳng. Bên cạnh đó sự tương tác hỗ trợ của các nguồn xã hội khác nhau như gia đình, bạn bè, thầy cô giáo cho thấy mức độ căng thẳng cũng như cách ứng phó của các em đối với căng thẳng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp :Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, thực nghiệm sư phạm, điều tra, khảo sát.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp hỗ trợ tâm lý bằng trị liệu nhận thức hành vi.
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận dạy học và công tác chủ nhiệm, các công văn hướng dẫn của ngành.
5. Những đóng góp mới của sáng kiến
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu lý luận đã bổ sung và phát triển thêm lý luận về sự căng thẳng và kiểm soát cảm xúc của học sinh THPT cụ thể: xác định được khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh trung học phổ thông, vai trò ảnh hưởng của đánh giá cá nhân đến mức độ căng thẳng và cách ứng phó. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy bên cạnh đánh giá cá nhân, thì đối với học sinh THPT, chỗ dựa xã hội, tính lạc quan – bi quan cũng là các yếu tố tác động đến mức độ căng thẳng. Đây là phát hiện mới bổ sung cho các luận điểm lý thuyết nghiên cứu về căng thẳng và kiểm soát cảm xúc ở lứa tuổi cuối vị thành niên.
5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn góp phần làm sáng tỏ cẳng thẳng như các tác nhân gây căng thẳng, các biểu hiện, các cách ứng phó và các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh trung học phổ thông và cách kiểm soát cảm xúc. Kết quả cũng cho thấy chỗ dựa từ cha mẹ , bạn bè, thầy cô được các em học sinh đánh giá cao trong việc hỗ trợ các em cải thiện mức độ căng thẳng. và kiểm soát cảm xúc. Bằng việc định hướng nhận thức , hỗ trợ tâm lý , tạo các sân chơi lành mạnh bổ ích làm thay đổi cách suy nghĩ chủ quan của học sinh về tác nhân gây căng thẳng và có cách ứng phó tích cực.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
KỸ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC
CHO HỌC SINH THPT
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Kỹ năng sống và vai trò của công tác giáo dục KNS trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
1.1.1. Khái niệm kỹ năng sống.
Có nhiều quan điểm về kỹ năng sống do các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước đưa ra, trong đó có những quan điểm đáng lưu ý sau đây:
Theo Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá liên hiệp quốc (UNESCO): “Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết – Học để làm – Học để chung sống – Học để làm người. Theo đó kỹ năng sống được định nghĩa là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hàng ngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Theo Quĩ cứu trợ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF): “Kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng”.
Kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề và những câu hỏi thường gặp trong đời sống hàng ngày của con người.
Như vậy kỹ năng sống được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm khả năng năng lực tâm lý xã hội mà còn cả những kỹ năng vận động, kỹ năng sống được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những năng lực tâm lý xã hội.
Từ các khái niệm nêu trên có thể đưa ra khái niệm kỹ năng sống như sau: “Là năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử tích cực và có hiệu quả, là khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh, an toàn hơn và là khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống”.
Tuy nhiên, kỹ năng sống có thể hiểu là kỹ năng làm chủ bản thân của mỗi người, Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống:
Kỹ năng sống trong đó kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người ; đặc biệt là học sinh THPT . Thành công chỉ thực sự đến với những người biết thích nghi để làm chủ hoàn cảnh và có khả năng chinh phục hoàn cảnh. Vì vậy, kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc sẽ là hành trang không thể thiếu. Biết sống, làm việc, và thành đạt là ước mơ không quá xa vời, là khát khao chính đáng của những ai biết trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết và hữu ích.Kỹ năng sống tốt sẽ thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội. Như vậy giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, gắn với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục KNS cho học sinh THPT là xu thế chung, phù hợp thực tiễn giáo dục giai đoạn hiện nay.
1.1.2 Một số kỹ năng sống (KNS) cơ bản
a. Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí :
– Kỹ năng làm việc nhóm: Các kỹ năng nghe, đọc, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm .
– Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Kỹ năng giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh chung.
– Kỹ năng đặt mục tiêu.
– Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
– Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như : phân tích , tổng hợp, so sánh v.v…
b. Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc
sống:
– Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và xung quanh nơi mình sinh sống.
– Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích các nhân.
– Biết phân biệt hành vi đúng – sai, để phòng tránh.
– Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông.
– Kỹ năng sinh tồn, xử lý tai nạn bất thường.
– Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ
năng ứng phó với tai nạn như cháy nổ…..
– Kỹ năng ứng phó với tại nạn đuối nước.
– Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc.
– Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân. – Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
– Kỹ năng hợp tác và chia sẻ.
– Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
– Kỹ năng xác định giá trị.
– Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
– Kỹ năng lắng nghe tích cực.
– Kỹ năng thể hiện sự cảm thông.
– Kỹ năng thương lượng.
– Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
– Kỹ năng tư duy phê phán, đánh giá.
– Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.
– Kỹ năng tư duy sáng tạo.
– Kỹ năng ra quyết định.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề.
– Kỹ năng kiên định.
– Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
– Kỹ năng tự vệ, học các kiến thức giới tính chống lại sự cám giỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm hại tình dục.
– Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.
– Kỹ năng ứng phó với một số tình huống bạo lực trong học sinh.
1.1.3 Vai trò của công tác giáo dục KNS trong thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy – học.
Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống. Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng. Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.
1.1.4. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là gì?
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiểm soát để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể…
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. Kĩ năng xử lý cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, làm chủ cảm xúc, quản lí cảm xúc.
Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Kĩ năng quản lý cảm xúc cần sự kết hợp với kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng xử với người khác và kĩ năng ứng phó với căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố các kĩ năng này.
1.1.5 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại.
Khi bị căng thẳng mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo dài và giải tỏa nổi.
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
Chúng ta cũng có thể hạn chế những tình huống căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều độ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui vẻ, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xunh quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân.
Đây là kỹ năng giúp học sinh bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như một phần tất yếu của cuộc sống. Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng; cũng như biết được cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng, giúp con người:
– Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng.
– Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân,…
– Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
Một ví dụ đơn giản rằng, khi bị cha mẹ hoặc thầy cô la mắng, chắc chắn cảm xúc của bạn sẽ bị chi phối. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, uất ức và có khả năng phản kháng lại. Tuy nhiên, đó không phải điều nên làm. Bạn cần giữ bình tĩnh và hãy nghĩ rằng, đây là cơ hội để bạn sửa chữa những yếu điểm của mình. Đồng thời, sẽ giúp cho cha mẹ, thầy cô có cái nhìn tích cực về bạn.
+ Kỹ năng khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ
Sử dụng ngôn từ phù hợp, khéo léo không chỉ giúp bạn điều khiển cảm xúc của chính bản thân mình mà còn kiểm soát được cảm xúc của người tham gia trò chuyện. Ngưng than vãn, không dùng những từ mang đến sự tiêu cực, mà thay vào đó, bạn nên dùng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ dành cho đối phương. Đây chính là chìa khóa giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống với góc nhìn tích cực hơn.
+ Kỹ năng Tự tin vào bản thân
Không ít trường hợp bạn bị bao vây bởi những buồn, hờn, tức giận chính là
vì thiếu tự tin. Bạn cảm thấy bản thân không có năng lực, dung mạo hay hoạt ngôn bằng người khác và bạn cảm thấy khó khăn, sợ hãi khi giải quyết vấn đề. Vì thế, tự tin ở bản thân mình là yếu tố quan trọng để bạn kiểm soát được cảm xúc.Tự tin vào bản thân cũng là một cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Để trở nên tự tin hơn, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng sau:
– Can đảm nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp, không nên lảng tránh.
– Vượt qua sợ hãi và cố gắng làm mọi việc.
– Hãy can đảm thử sức mọi trường hợp, lĩnh vực, tự tin khám phá những điều mới lạ.
+ Kỹ năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Có thể nói rằng, cảm xúc tiêu cực là kẻ thù lớn nhất cần loại bỏ nếu muốn kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Để làm được như thế, bạn cần:
– Không đổ lỗi cho người khác.
– Can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết.
– Không tính toán thiệt hơn
– Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi.
– Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực.
Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc thật sự không phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu cố gắng rèn luyện từng ngày từng ngày sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu và khiến cho cuộc sống của trở nên hạnh phúc hơn.
Bản thân trong quá trình giảng dạy và làm chủ nhiệm tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh đã gặp rất nhiều các em học sinh có biểu hiện cá biệt gây không ít ảnh hưởng tới tập thể lớp, tới nhà trường, mà phần lớn là các em bị áp lực từ gia đình, từ học tập, từ xã hội… gây ra sự căng thẳng, bực dọc. Khi các em không kiểm soát được cảm xúc của mình thì có các hành động vô lễ với giáo viên trên lớp, nổi khùng với bạn bè, thích gây gổ đánh nhau để giải tỏa tâm lí bực dọc của mình. Xa hơn nữa, khi các em không được giải tỏa ngay thì rơi vào trạng thái bất cần, biểu hiện là chống đối bố mẹ, thầy cô, trốn học bỏ tiết đi chơi, sa vào các tệ nạn xã hội …
Trước thực trạng ấy tôi thấy cần thiết phải giáo dục các em các kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng kiềm chế cảm xúc, ứng phó với căng thẳng mà các em gặp phải, mà người giáo dục quan trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm, bởi giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi các em nhất, có nhiều thời gian bên các em nhất và là mắt xích quan trọng trong việc kết nối giữa nhà trường và gia đình.

Tình trạng không kiểm soát được căng thảng dẫn đến, mệt mỏi học tập sa sút

Tình trạng học sinh không kiềm chế được căng thẳng dẫn đến bạo lực học đường
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂNG THẲNG VÀ KIỂM SOÁT CẢM XÚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
1.2.1 Khái niệm căng thẳng của học sinh trung học phổ thông
Lứa tuổi học sinh THPT là thời kỳ muộn của tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn có sự chuyển giao lên giai đoạn phát triển lứa tuổi tiếp theo là tuổi trưởng thành. Chính vì vậy các hoạt động của lứa tuổi này cũng có sự giao hòa giữa những đặc điểm của tuổi vị thành niên với những hoạt động của tuổi trưởng thành. Vì thế căng thẳng của lứa tuổi này vừa mang đặc trưng chung của con người vừa mang đặc thù của lứa tuổi.
Sự phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT mang đến không ít những khó khăn, mâu thuẫn cho lứa tuổi này. Bên cạnh đó học sinh THPT chưa có kỹ năng để ứng phó với những khó khăn của bản thân. Dựa vào khái niệm, đặc điểm của căng thẳng và đậc điểm lứa tuổi của học sinh THPT, theo tôi, căng thẳng của học sinh THPT được hiểu là trạng thái không thoải mái về mặt tâm lỷ, xuất hiện khỉ học sinh đánh giá chủ quan sự kiện, biến cố có liên quan đến hoạt động sống và học tập, đòi hỏi các em sự nỗ lực cổ gắng hoặc những biến cố này vượt quá các nguồn lực và gây hại cho các em.
Trong định nghĩa này có mấy điểm cần chú ý như sau:
– Căng thẳng là một trạng thái tâm lý cá nhân được đặc trưng bởi tâm trạng không thoải mái. Sự không thoải mái có thể nhận thấy được về mặt thực thể, đồng thời vì đó là trạng thái tâm lý nên nó liên quan đến những quá trình tâm lý như
cảm xúc, nhận thức, hành vi. Như vậy, cảm giác này có thể có những biểu hiện cả về mặt thực thể lẫn tâm lý (cảm xúc, nhận thức và hành vi).
– Theo dòng lý thuyết nhận thức hành vi thì căng thẳng xuất hiện khi cá nhân có những đánh giá chủ quan về sự kiện, biến cố từ môi trường bên ngoài mà các em thấy nó có thể gây hại cho mình. Những sự kiện này có thể xuất hiện từ toàn bộ hoạt động sống và học tập của các em, trở thành các tác nhân gây căng thẳng. Đây cũng là những sự kiện mà về mặt chủ quan các em cảm thấy có ý nghĩa và liên quan đến cuộc sống của cá nhân mình. Điều này có nghĩa, trong cùng một sự kiện có thể với một số học sinh là tác nhân gây ra căng thẳng, nhưng với học sinh khác thì không. Hay nói khác đi đây là những đánh giá mang tính chủ quan dựa trên những trải nghiệm cá nhân của các em học sinh.
– Một sự kiện có thể gây căng thẳng khi học sinh THPT đánh giá sự kiện này có thể mang tính đe dọa đối với mình. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi các em đánh một sự kiện không có gì đe dọa thì sẽ không cảm thấy căng thẳng. Mặt khác khi bị căng thẳng các em phải có nỗ lực hơn, cố gắng hơn mức bình thường để đối mặt với sự kiện. Nếu đối diện với 1 sự kiện mang tính đe dọa các em không có cảm giác mình phải nỗ lực, cố gắng hơn về mặt tâm lý hay nói khác đi khi không cảm thấy có áp lực về mặt tâm lý thì các em cũng không cảm thấy căng thẳng.
– Đánh giá một sự kiện có tính đe dọa nhưng các em thấy mình có đủ những nguồn lực có thể ứng phó với nó và các em nỗ lực cố gắng hơn để đối mặt, khi đó áp lực tâm lý có tác dụng tích cực và không dẫn tới căng thẳng. Khi các em đánh giá mình không có đủ nguồn lực hoặc vượt quá khả năng ứng phó, thì khi đó căng thẳng sẽ xuất hiện.
1.2.2. Các biểu hiện của căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông
Con người phản ứng với căng thẳng phức tạp và nhiều chiều. Căng thẳng ảnh hưởng đến con người ở một vài cấp độ. Mỗi cá nhân phản ứng và ứng phó với các tác nhân gây căng thẳng là khác nhau tùy thuộc vào đánh giá của người đó với những tác nhân này.
Đối với học sinh THPT, có thể nhận biết sự tương tác của các em với căng thẳng dược biểu hiện ở 4 mặt: (1) về mặt sinh lý (thực thể), (2) về mặt cảm xúc, (3) về nhận thức và (4) về hành vi.
Biểu hiện về mặt sinh lý (thực thể)
Như trên đã nói căng thẳng thường biểu hiện ở những cảm xúc tiêu cực chính điều này dẫn tới những thay đổi về mặt thực thể như tim đập nhanh, tăng huyết áp, khó thở, đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường…..
Biểu hiện về cảm xúc
Khi đối mặt với căng thẳng, các cá nhân thường biểu hiện về mặt cảm xúc. Hơn thế nữa, căng thẳng thường xuất hiện qua những cảm xúc khó chịu , tức giận, và giận dữ: Căng thẳng thường mang đến cảm giác tức giận nằm trong khoảng giữa sự khó chịu và giận dữ không thể kiểm soát. Trạng thái thất vọng là điển hình của sự tức giận.
– E sợ, lo lắng và sợ hãi: Căng thẳng có thể thường xuyên gây ra sự lo lắng và sợ hãi hơn những cảm xúc khác
– Thất vọng, buồn chán, và đau khổ: Đôi khi căng thẳng cũng mang đến sự thất vọng làm cho cá nhân trùng xuống.
Bên cạnh đó còn có những cảm xúc tiêu cực khác như tội lỗi, xấu hổ, ghen tức, đố kỵ, phẫn nộ.
Bên cạnh những cảm xúc tiêu cực thì những cảm xúc tích cực xuất hiện khi cá nhân bị căng thẳng có những cảm xúc tích cực có ý nghĩa quan trọng trong việc thích ứng. Những cảm xúc tích cực có thể đưa đến sự sáng tạo và linh hoạt trong giải quyết vấn đề, tạo thuận lợi cho quá trình xử lý thông tin quan trọng cho bản thân và làm hạn chế căng thẳng ảnh hưởng đến cá nhân . Cảm xúc tích cực có thể làm nâng cao hệ thống miễn dịch, tăng cường vốn xã hội như gia đình, bạn bè trong việc ứng phó với căng thẳng . Tóm lại, cảm xúc tích cực góp phần xây dựng các nguồn xã hội, trí tuệ và thể chất để đương đầu với căng thẳng hiệu quả .
Biểu hiện về mặt nhận thức
Căng thẳng biểu hiện ở mặt nhận thức làm cho cá nhân giảm sút trí nhớ, không có khả năng đưa ra quyết định, khó tập trung, suy nghĩ chậm… Chính điều này làm hạn chế khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin khi căng thẳng xảy ra đồng thời làm hạn chế việc đưa ra cách ứng phó một cách tối ưu.
Có thể thấy căng thẳng được biểu hiện qua 4 mặt khác nhau như nhận thức, cảm xúc, thực thể và hành vi. Mỗi cá nhân có những biểu hiện về căng thẳng khác nhau bởi mỗi người phản ứng và ứng phó với từng tình huống là khác nhau và cách chúng ta đối mặt với căng thẳng cũng ở những mức độ khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những biểu hiện và triệu chứng phổ biến chung của căng thẳng.
Biểu hiện về hành vi
Mặc dù con người biểu hiện căng thẳng ở những biểu hiện khác nhau, biểu hiện về mặt hành vi cũng là khía cạnh quan trọng. Biểu hiện căng thẳng ở mặt cảm xúc và sinh lý thường là tự động. Những hành vi tiêu cực biểu hiện căng thẳng bao gồm những hành vi vượt quá bình thường có ảnh hưởng đến cá nhân người đó và những người xung quanh . Biểu hiện ở khía cạnh hành vi cũng có những hành vi tiêu cực và hành vi tích cực. Tuy nhiên, để đương đầu với căng thẳng có hiệu quả những hành vi tích cực liên quan đến hành vi ứng phó. ứng phó được xem là những nỗ lực tích cực nhằm quản lý, giảm hoặc chịu đựng những đòi hỏi do căng thẳng tạo ra.
Có thể thấy các nhà nghiên cứu về căng thẳng đã tổng hợp và đưa ra các biểu hiện về căng thẳng trên cả 4 mặt. Càng có nhiều biểu hiện này, đồng thời thời gian kéo dài các biểu hiện này thì nguy cơ chúng ta bị căng thẳng càng cao.
Bảng tổng hợp các biểu hiện của căng thẳng dưới đây đã được Viện nghiên

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp giáo dục phẩm chất trách nhiệm đối với học sinh khối 6 ở trường THCS Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
6
Chủ nhiệm
4.5/5

4
Chủ nhiệm
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)