SKKN Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong xây dựng lớp học đoàn kết, vững mạnh ở trường thpt
- Mã tài liệu: MT0111 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 480 |
Lượt tải: | 0 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hà Huy Tập |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong xây dựng lớp học đoàn kết, vững mạnh ở trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong xây dựng nội quy và quy tắc ứng xử của lớp học
3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh qua các giờ sinh hoạt lớp
3.3. Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong các hoạt động ngoại khóa
3.4. Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và khả năng hợp tác trong giữ gìn trường lớp sạch đẹp và thực hiện tốt công tác chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
3.5. Nâng cao trách nhiệm và tinh thần hợp tác của học sinh để cùng chung tay trong hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và thời đại công nghệ 4.0, với nhu cầu hội nhập và phát triển thì giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ lại càng trở nên quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Do vậy, trong các kì đại hội Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Bác Hồ có câu “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.Bác cũng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm trồng người”.Vậy nên, có thể nói để học sinh trở thành những người vừa có đức vừa có tài là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục. Nhưng muốn đạt được những điều đó thì quan trọng nhất vẫn là người giáo viên phải đổi mới tư duy về dạy học, đổi mới phương pháp quản lí học sinh, trong đó có đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp.
Một thực tế mà hiện nay trong công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy, nhiều học sinh chưa thực sự có trách nhiệm trong xây dựng lớp học đoàn kết,vững mạnh. Các em bị cuốn vào điện thoại. Hàng ngày, ngoài những giờ học các em chỉ “thân thiết”, “gắn bó” với chiếc điện thoại, ít quan tâm đến những hoạt động chung của lớp, ít chú ý đến bạn bè, ít khi cùng nhau gắn kết, tâm sự, hay cùng nhau học tập…., thậm chí các em cũng ít quan tâm đến những người thân trong gia đình. Thực trạng đó đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng được sự phát triển của xã hội.
Qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người truyền lửa, giữ lửa mà còn là người gắn kết học sinh, thắp sáng ước mơ cho các em, giúp các em hình thành những năng lực và phẩm chất cần có của một học sinh để trở thành những công dân có ích.
Cùng với đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh càng trở nên quan trọng. Mà một trong những mục tiêu của giáo dục chính là áp dụng những biện pháp giáo dục phù hợp để từ đó xây dựng được môi trường học tập lành mạnh, để các em mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Qua đó giáo dục các em về quan niệm sống, thái độ sống, cách ứng xử với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh. Từ đó đào tạo các em trở thành con ngoan trò giỏi, những học sinh sống trách nhiệm, biết hợp tác với các bạn để cùng phát triển, cùng xây dựng lớp học đoàn kết gắn bó. Là giáo viên chủ nhiệm tôi đã luôn trăn trở rằng: Làm sao để học sinh trở thành những người sống có trách nhiệm? Làm sao giúp các em hình thành và nâng cao năng lực hợp tác để cùng giải quyết vấn đề trong cuộc sống? Làm sao để các em sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông có thể vững vàng bước vào tương lai với những phẩm chất cần có của một con người hiện đại, phù hợp với nhu cầu hội nhập quốc tế ngày nay? Những câu hỏi đó khiến tôi không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt nhất nhằm giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm, lan tỏa những kinh nghiệm hay đến đồng nghiệp từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. Đó cũng chính là lí do tôi báo cáo sáng kiến “Giáo dục phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trong xây dựng lớp học đoàn kết, vững mạnh ở trườngTHPT Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Nghệ An”, mong rằng những giải pháp được đề cập trong sáng kiến sẽ góp phần nhỏ bé trong đổi mới phương pháp giáo dục học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong giai đoạn hiện nay.
2. Tính mới của đề tài
Sáng kiến hoàn toàn chưa được đăng tải trên các trang mạng hay tài liệu chuyên môn nào, được áp dụng lần đầu tại đơn vị trường PTTH Hà Huy Tập và thay thế cho những giải pháp đã có trước đó. Có thể khẳng định đây là cách làm đem lại hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. Tôi đã áp dụng các giải pháp mang tính mới và sáng tạo như sau:
- Giải pháp 1: Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong xây dựng nội quy và quy tắc ứng xử của lớp học
- Giải pháp 2: Nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh qua các giờ sinh hoạt lớp
- Giải pháp 3: Phát huy phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong những hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể
- Giải pháp 4: Giáo dục ý thức trách nhiệm và khả năng hợp tác trong xây dựng lớp học sạch, đẹp, an toàn
- Giải pháp 5: Nâng cao trách nhiệm và tinh thần hợp tác của học sinh để cùng chung tay trong hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường.
Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp mới, có khả năng ứng dụng cao trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm tại lớp 12D5. Tính sáng tạo của các giải pháp thể hiện ở điểm các giải pháp hướng đến phát huy sự chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh trở thành chủ thể của hoạt động giáo dục, giáo viên chỉ là người định hướng, hướng dẫn học sinh tham gia quá trình rèn luyện. Sáng kiến đã góp phần khắc phục được những hạn chế của phương pháp giáo dục truyền thống, tạo hứng thú cho các em rèn luyện từ đó nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất và năng lực học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Đóng góp của đề tài:
Đề tài góp phần đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp, nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh. Giáo dục học sinh đổi mới từ việc giáo viên nhắc nhở, yêu cầu học sinh thực hiện sang học sinh tham gia vào các hoạt động, tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với mọi hoạt động của lớp, của trường. Quá trình học tập là quá trình tự nhận thức.
4. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất những biện pháp mang tính sáng tạo, những phương pháp phù hợp trong công tác chủ nhiệm nhằm hướng tới hình thành cho học sinh phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong học tập, trong xây dựng lớp học đoàn kết, sẻ chia, để cho các em đến trường mỗi ngày là một ngày vui.
- Góp phần giải quyết khó khăn về xây dựng ý tưởng mang tính đột phá trong giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp giai đoạn hiện nay.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến là: Tìm hiểu các giải pháp để giáo dục phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác cho học sinh trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh.
- Không gian: Lớp 12D5 trường THPT Hà Huy Tập, thành phố Vinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Khảo sát để nắm bắt được tình hình thực tiễn của lớp chủ nhiệm, khảo sát phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác của học sinh qua các bảng hỏi
- Đề xuất những giải pháp có khả năng áp dụng cao, có tính khả thi đã được áp dụng thành công và thực nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Giáo viên tìm hiểu thực tiễn, sử dụng các phiếu khảo sát và các phiếu thống kê để khảo sát về phẩm chất trách nhiệm và khả năng hợp tác của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu lí thuyết về phẩm chất trách nhiệm và năng lực hợp tác trong dạy học
- Phương pháp toán học: Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê bằng số liệu cụ thể chi tiết để thống kê số liệu của quá trình nghiên cứu sáng kiến
- Phương pháp so sánh: Sử dụng số liệu so sánh để làm sáng tỏ đề tài và làm nổi bật được hiệu quả của sáng kiến
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các giải pháp đề xuất vào thực tiễn rút kinh nghiệm và áp dụng vào quá trình chủ nhiệm lớp.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]