SKKN Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9

Giá:
50.000 đ
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 9
Bộ sách:
Lượt xem: 894
Lượt tải: 5
Số trang: 26
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Phạm Văn Hinh
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 26
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Phạm Văn Hinh
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1.GV sử dụng câu hỏi gợi mở, phương pháp đàm thoại để học sinh liên hệ thực tế
2.3.2.GV tích hợp liên môn trong giờ dạy
2.3.3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

Con người dù sống trong thời đại nào, xã hội có hiện đại và phát triển đến đâu thì vẫn cần giữ trong tâm hồn mình vẻ đẹp với những tình cảm bền vững như: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, ý thức về cội nguồn, tinh thần tự hào dân tộc,…Trong môn Ngữ văn ở bậc THCS, tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc là nội dung lớn bao trùm các nội dung khác. Là một giáo viên dạy văn, trong quá trình dạy, tôi nhận ra một thực trạng đó là: đa số các em học sinh có thể tiếp cận với nội dung này nhưng chưa cảm nhận một cách đầy đủ, sâu sắc. Ví dụ khi hỏi một số câu hỏi như: Sự khác nhau trong cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước của các tác giả? Trong thời đại ngày nay, tình yêu quê hương, đất nước và ý thức cội nguồn dân tộc được thể hiện như thế nào? Em sẽ làm gì để thể hiện mình là người yêu quê hương đất nước,… thì lại rất ít học sinh trả lời được. Điều ấy khiến tôi luôn trăn trở, day dứt làm sao để bồi đắp cho học sinh lòng yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước và ý thức tự hào dân tộc sâu sắc.

Bài thơ “Nói với con” của Y Phương là lời tâm sự của người cha với con về cội nguồn sinh dưỡng, về vẻ đẹp truyền thống đáng quý của quê hương, là tình yêu niềm tự hào về sức sống bền bỉ của dân tộc mình, là khát vọng niềm tin về cuộc sống,..Việc đọc- hiểu bài thơ nhằm hình thành và bồi đắp trong các em tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc mình một cách sâu sắc, mạnh mẽ.

“Tác phẩm tồn tại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 khoảng 10 năm nay, một khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng rõ ràng là không quá mới mẻ. Thế nhưng trên thực tế giảng dạy cũng như các nguồn tài liệu hướng dẫn cho giáo viên, tôi nhận thấy chưa thực sự đáp ứng được những điều đã nói trên.”                                                                            [1]. Tôi đã từng được dự tiết học này trong các đợt thực tập bài khó ở một số trường, xem trên mạng cũng như đã tham khảo những tài liệu hướng dẫn của NXB Giáo dục ban hành,… Tất cả đều có một điểm chung, đó là họ chưa quan tâm sâu sắc và triệt để tới mục đích giáo dục học sinh của bài thơ là: tình yêu quê hương đất nước và ý thức về cội nguồn dân tộc, mà theo tôi đây mới là bức thông điệp xuyên thế hệ mà nhà văn muốn gửi tới thế hệ trẻ.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và thực hiện đề tài Giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương (Ngữ văn 9) cho học sinh lớp 9- trường THCS Luận Thành – Thường Xuân. 

1.2. Mục đích nghiên cứu

– Giáo dục tình yêu nước và ý thức cội nguồn dân tộc qua bài thơ “Nói với con” thông qua nội dung và phương pháp dạy học tích cực.

– Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước và ý thức cội nguồn với dân tộc Việt Nam nói chung và quê hương học sinh nói riêng, từ tình cảm ý thức đó để có những hành động cụ thể.

– Góp phần giáo dục ý thức sống cao đẹp cho học sinh để các em luôn tự hào về quê hương đồng thời biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

– Đề tài khảo sát, nghiên cứu là bài thơ “Nói với con” của Y Phương. 

        – Phương pháp giảng dạy bài thơ “Nói với con” để bồi đắp, giáo dục tình yêu quê hương và ý thức cội nguồn dân tộc cho học sinh lớp 9- trường THCS Luận Thành.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp phân tích, bình giảng văn học: đây là phương pháp cơ bản của đề tài.

– Phương pháp khảo sát, thống kê: khảo sát, thống kê kết quả bài làm của học sinh và những tài liệu tham khảo mà đề tài sử dụng.

       – Phương pháp sử dụng câu hỏi gợi mở và đàm thoại.

        – Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt bài thơ trong sự đối chiếu, so sánh với những tác phẩm cùng đề tài,…

  1. NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

        Tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc đã tạo nên dáng đứng Việt Nam, nó là đề tài xuyên suốt trong thơ văn từ cổ chí kim của dân tộc. Do đó, khi dạy về nội dung này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được: Tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc không hề trừu tượng mà rất cụ thể. Đó là những tình cảm tốt đẹp nhất đối với quê hương xứ sở. Một dòng sông, ngọn núi, một cánh đồng, một làng quê, một mái trường, một thành phố từng gắn bó với đời ta để ta yêu ta nhớ. Tình yêu quê hương đất nước là yêu thiên nhiên, ruộng đồng, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù, ý thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm và sứ mệnh cao cả của người chiến sĩ, là sự cống hiến hi sinh thầm lặng cho quê hương Tổ quốc, là niềm tự hào về chiến công của thời đại, trước những truyền thống lịch sử tốt đẹp của quê hương mình, là lòng biết ơn và ca ngợi, tự hào trước những chiến công của cha anh, những người đã hi sinh vì đất nước,… Đồng thời, giáo viên giúp học sinh nhận thức rõ tình yêu quê hương đất nước và sự ý thức về cội nguồn dân tộc là tình cảm cao quý nhất của con người Việt Nam, được phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử, nó làm nên sức mạnh nhân nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, đặc trưng giáo dục của văn học hoàn toàn khác với những nguyên tắc áp đặt của pháp luật hay những lời giáo huấn trực tiếp trong những bài giảng về đạo đức, bởi văn học giáo dục con người bằng con đường đi từ cảm xúc đến nhận thức, bằng cái thật, cái đẹp của những hình tượng sinh động, đầy sức thuyết phục. Có lẽ vì thế, tác dụng giáo dục của văn học không phải ngay lập tức mà dần dần thấm sâu nhưng rất lâu bền, nó gợi ra những cảm nghĩ sâu xa về cuộc đời và con người, nó gián tiếp đưa ra những bài học, những đề nghị về cuộc sống. 

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

          – Về phía học sinh: 

           + Thực tế hiện nay môn Ngữ văn đang dần mất đi vị trí quan trọng của nó, là một môn học có vai trò quan trọng mà được xếp sau một số môn học được coi là thực tế hơn để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hơn nữa, văn chương lại là một môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Tâm lí các em hiện nay có sự thay đổi: các em thích kiểu “mì ăn liền”, thích nhanh chóng thuận lợi, nhẹ nhàng. Vì thế, có nhiều em ham mê đọc truyện tranh, đọc một cách “ngấu nghiến”, bỏ ăn, ngủ, học vùi đầu vào cuốn truyện tranh nhưng lại quay lưng lại với môn Ngữ văn.

+ Cùng với sự giao lưu và hội nhập kinh tế văn hóa thế giới thì một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đang bị mai một các giá trị đạo đức, truyền thống như: cội nguồn dân tộc, yêu quê hương đất nước… Các em bắt chước nhiều văn hóa “ngoại lai” không phù hợp với thuần phong mĩ tục của con người Việt Nam như: cách ăn mặc rất “mới”, ngôn ngữ nói năng nửa tây nửa ta, cách sống, cách nghĩ cũng rất “tây”,…

+ Mỗi học sinh đều có ước mơ, hầu hết các em đều mơ sau này có cuộc sống, có công ăn việc làm ổn định ở các thành phố lớn có điều kiện kinh tế phát triển và hầu như chưa có mong muốn trở về cống hiến cho quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên.

– Về phía giáo viên: 

           + Qua nhiều năm giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy đa số các em học sinh còn rất mơ hồ khi cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước và ý thức cội nguồn dân tộc trong tác phẩm. Ví dụ: Khi phân tích bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt), các em phân tích được khá nhiều chi tiết về tình cảm bà cháu, hình ảnh người bà, những kỉ niệm tuổi thơ,… nhưng kết luận cuối cùng các em khái quát lại đó là tình cảm gia đình và nỗi nhớ về người bà thân yêu, tần tảo, suốt đời hi sinh cho gia đình mà không hiểu rằng thông qua đó chính là thể hiện nỗi nhớ quê hương đất nước, cội nguồn dân tộc của một người con xa xứ. Tương tự như vậy đối với bài thơ “Nói với con” (Y Phương), học sinh hiểu được cội nguồn sinh dưỡng trong cuộc đời của mỗi con người, thấy được nhiều nét đẹp

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy về tỉ lệ thức và dãy tỉ số bằng nhau trong môn Toán 7 (CD)
7
Toán
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)