SKKN Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh thpt miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp
- Mã tài liệu: MT0090 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 10;12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 582 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 68 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Hà |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh thpt miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc cho HS thông qua ứng dụng công nghệ số
2. Giải pháp thứ hai: Thực hành trí tuệ cảm xúc thông qua các trò chơi tổ chức trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ
3. Giải pháp thứ ba: Tổ chức chuyên đề “Giáo dục trí tuệ cảm xúc” thực hiện lồng ghép trong tiết sinh hoạt lớp
4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức chủ đề “Hiểu-Thương” để tăng cường sự gắn kết giữa phụ huynh và học sinh thực hiện trong hội nghị cha mẹ học sinh
5. Giải pháp thứ năm: Phối hợp Nhà trường, Đoàn trường và các cơ quan, đoàn thể để giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Trong mục tiêu giáo dục toàn diện hiện nay, một trong những vấn đề được quan tâm là giáo dục trí tuệ cảm xúc – EQ (Emotional Quotient) cho học sinh. Bởi đây là một yếu tố cần thiết, quan trọng đối với thành công của các em trong tương lai. Để có được khả năng nhận biết, hiểu và truyền đạt cảm xúc thì học sinh phải được học, được rèn luyện. Việc đưa giáo dục về EQ vào trường học đang là một vấn đề rất được quan tâm của toàn xã hội.
Trí tuệ cảm xúc hay trí tuệ xúc cảm là khả năng nhận dạng, kiểm soát và điều hướng cảm xúc theo hướng tích cực. Không chỉ kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, EQ còn bao hàm trong đó năng lực nhận biết cảm xúc của người khác để giao tiếp hiệu quả, đồng cảm hơn với mọi người.
Ở lứa tuổi học sinh THPT, có thể nói các em còn rất dễ bị tác động bởi cảm xúc tiêu cực, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Với việc tiếp xúc rộng rãi với mạng internet, sự phát triển của các trang mạng xã hội, một số bộ phận học sinh dần “lệch chuẩn” trong suy nghĩ và hành động, các em sẵn sàng bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực của mình. Bên cạnh đó, những hiện tượng trầm cảm, mất cân bằng tâm lý ngày càng phổ biến hơn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi đối mặt với những khó khăn hay vướng mắc nào đó trong học tập hay cuộc sống gia đình, các em không biết cách tự điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, dẫn đến trầm cảm, thậm chí nhiều em đã tìm đến cái chết như một giải thoát. Sự chuẩn bị tốt về mặt cảm xúc ở giai đoạn này là tiền đề để các em tự tin, vững bước tiến vào ngưỡng cửa cuộc đời. Do vậy, việc giáo dục trí tuệ cảm xúc ở học sinh là một điều cần thiết và rất đáng được quan tâm.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh. Đặc biệt ở đối tượng học sinh THPT miền núi, thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các em có nhiều hứng thú với vấn đề mới của cuộc sống nhưng lại hạn chế về giao tiếp, khả năng phán đoán chưa cao, tính thích ứng với môi trường chưa tốt, thụ động với vấn đề cuộc sống đặt ra, thiếu hụt kỹ năng sống cơ bản. Nhiều em có vấn đề về cảm xúc dẫn đến ảnh hưởng tâm lí và kết quả học tập. Với học sinh dân tộc thiểu số trọ học xa nhà thì GVCN gần như trở thành những người cha, người mẹ thứ hai không chỉ bồi đắp tri thức mà còn bồi dưỡng cảm xúc, là chỗ dựa tinh thần cho học sinh.
Chính vì vậy, việc giáo dục về trí tuệ xúc cảm EQ trong nhà trường trở nên vô cùng cần thiết, nhất là đối với học sinh THPT, lứa tuổi đang hoàn thiện hành trang trước ngưỡng cửa vào đời.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi thông qua công tác chủ nhiệm lớp”.
- Mục đích nghiên cứu
Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh miền núi trường THPT Tương Dương 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
- Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng và những biện pháp hữu hiệu giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh miền núi trường THPT Tương Dương 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
- Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến trí tuệ cảm xúc ở đối tượng học sinh THPT.
- Điều tra, phỏng vấn, khảo sát, phân tích, kiểm tra đánh giá, đối chiếu kết quả.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, không gian số (facebook, zalo, zoom,…). V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về trí tuệ cảm xúc.
- Khảo sát thực trạng mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc (Nhận biết cảm xúc, hiểu được cảm xúc, tạo ra cảm xúc, quản lý cảm xúc) của học sinh trường THPT Tương
Dương 1.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho học sinh trường THPT Tương Dương 1.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thu được. Đánh giá hiệu quả việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS miền núi trường THPT Tương Dương 1 thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
- Những đóng góp của đề tài
- Trình bày, nghiên cứu lý luận vấn đề trí tuệ cảm xúc. Từ đó đề xuất, tiếp cận một số giải pháp mang lại hiệu quả trong công tác giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh miền núi trường THPT Tương Dương 1.
- Xác định được mức độ nhận thức, biểu hiện trí tuệ cảm xúc của học sinh THPT Tương Dương 1, từ đó cho thấy sự cần thiết của vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS.
- Đưa ra được các giải pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học sinh THPT miền núi một cách hiệu quả. Đặc biệt là giáo dục HS làm chủ cảm xúc, giải tỏa cảm xúc tiêu cực, góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực của HS và tình trạng bạo lực học đường.
- Bồi dưỡng các phẩm chất thấu hiểu, yêu thương, đồng cảm, các kĩ năng lắng nghe, bày tỏ cảm xúc cho HS góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình “lớp học hạnh phúc”, “trường học hạnh phúc”.
- Nhận thấy được vai trò quan trọng của GVCN lớp trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho HS.
PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA HỌC SINH
THPT
- Một số khái niệm cơ bản của đề tài
- Khái niệm trí tuệ
Trí tuệ theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt: Trí tuệ là danh từ nói tới khả năng tưởng tượng, suy nghĩ, phê phán, học hỏi, hành động và phát minh sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc. Không vi phạm các yếu tố đạo đức, luật pháp.
- Khái niệm trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient)
Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc hay trí thông minh cảm xúc (EI – emotional intelligence) do hai nhà tâm lí học Mĩ là Peter Salovey và John Mayer sử dụng năm 1990.
Theo Peter Salovey (1990), trí thông minh cảm xúc được nhận diện như là năng lực làm chủ, điều khiển, kiểm soát tình cảm, xúc cảm của mình và của người khác để tách biệt các phạm trù này khỏi khái niệm trí thông minh chung, các nét nhân cách và để sử dụng thông tin này trong định hướng cách suy nghĩ và cách hành động của một cá nhân.
Theo Salovey và Mayer (1997) trí thông minh cảm xúc được nhận diện như là năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm hòa xúc cảm vào suy nghĩ, để hiểu, suy luận về xúc cảm và để điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác.
Như vậy, trí thông minh cảm xúc được hiểu là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc người khác, phân biệt được chúng và sử dụng được chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]