SKKN Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy Lịch sử địa phương Lớp 8, Bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918
- Mã tài liệu: BM8068 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 707 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thanh Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Phạm Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thanh Xuân |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy Lịch sử địa phương Lớp 8, Bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
4.2. Các giải pháp cụ thể.
4.2.1. Thực hiện nghiêm túc các giờ học lịch sử địa phương theo đúng quy định của chương trình.
4.2.2. Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương, giáo viên nên chú trọng thực hiện các phương pháp dạy học mới.
4.2.3.Tổ chức các bài tập nhận thức dưới dạng các trò chơi: Điền lược đồ trống, Ô chữ bí mật, theo dòng lịch sử, Ai nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử nhiều nhất, tìm hiểu nhân vật lịch sử….
Mô tả sản phẩm
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
- Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc. Tri thức lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức lịch sử dân tộc. Mỗi sự kiện lịch sử địa phương đều gắn liền với tên đất, tên người, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc. Vì vậy lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập lịch sử dân tộc.
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “Đức – Trí – Thể – Mĩ”.
Bác Hồ đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Trên thực tế, có nắm bắt được lịch sử địa phương và rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu từ lịch sử, chúng ta mới có cơ sở để xây dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy, ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm bắt được nguồn sử liệu của thế giới, của đất nước, chúng ta còn phải gieo vào lòng học sinh tình yêu quê hương, yêu chính mảnh đất mình đang sinh sống thông qua những trang sử vẻ vang do chính cha ông mình đã xây dựng lên.
So với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử địa phương chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học tiết Lịch sử địa phương, xem nhẹ tiết học này. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử địa phương quá dài, phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, kiến thức lịch sử địa phương thường không thi vào Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế.
Trong chương trình đổi mới sách giáo khoa của khối THCS, môn lịch sử lớp 8 có giành 1 tiết để dạy về lịch sử địa phương nhưng nguồn sử liệu thì chính giáo viên phải tự khai thác. Vì thế hiệu quả chưa cao và nó phụ thuộc quá chặt chẽ vào tâm huyết của mỗi giáo viên. Là một giáo viên dạy ở Hải Dương – một địa danh gắn với trang sử dựng và giữ nước hào hùng của dân tộc, tôi rất trăn trở với vấn đề khai thác nguồn sử liệu địa phương để đưa vào giảng dạy. Và trên thực tế qua các năm tìm tòi, đưa vào trong giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918”.
- Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Điều kiện: Sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết dạy lịch sử địa phương lớp 8, bài 6: Lịch sử Hải Dương 1858 – 1918”
được áp dụng trong các điều kiện sẵn có của nhà trường như máy chiếu, các nguồn tài liệu tham khảo qua sách báo, học sinh, phòng học.
Thời gian: Giáo viên có thể lựa chọn những bài học thuộc khung chương trình ở học kì II đối với khối 8, bài 6 cuốn Tài liệu dạy học lịch sử địa phương tỉnh Hâỉ Dương để giúp học sinh biết được quá trình Pháp chiếm đóng Hải Dương và phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Hải Dương. Nội dung cụ thể được áp dụng Tuần 28 Tiết 44- Bài 6: lịch sử địa phương tỉnh Hải Dương 1858 – 1918, Tài liệu dạy học lịch sử địa phương tỉnh hải Dương – năm học ……….ở học kỳ II trong môn lịch sử lớp 8.
Đối tượng áp dụng: Tìm hiểu đối tượng học sinh THCS mà tôi đang công tác và những đối tượng học sinh này là do tôi đang trực tiếp giảng dạy ở trường.
- Nội dung sáng kiến:
Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Lịch sử địa phương được tổ chức dạy học trong các trường THCS từ lớp 6 đến lớp 9. Dạy lịch sử địa phương nhằm giúp người học có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về quá trình phát triển của địa phương trong lịch sử, những thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như truyền thống yêu nước của nhân dân địa phương trong đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc. Từ đó góp phần hình thành ở người học tình yêu quê hương, yêu đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong tư duy và trong hành động. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà quá trình giao lưu hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì nội dung giảng dạy lịch sử địa phương còn đóng góp một phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Khả năng áp dụng của sáng kiến: Dựa vào yêu cầu của bài học giáo viên có thể chọn Tiết 44- Bài 6: lịch sử địa phương tỉnh Hải Dương 1858 – 1918, Tài liệu dạy học lịch sử địa phương tỉnh hải Dương – năm học ……….ở học kỳ II trong môn lịch sử lớp 8 và chọn hoạt động 2: Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Thông qua tiết học Lịch sử địa phương giúp các em học sinh có cái nhìn nhiều chiều về các sự kiện lịch sử của địa phương luôn gắn liền với lịch sử dân tộc, hiểu được truyền thống cách mạng của quê hương Hải Dương trong đấu tranh chống Pháp, phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, từ đó các em sẽ hiểu bài sâu hơn, có hứng thú học tập và yêu bộ môn vốn được xem là khô khan, trừu tượng này.
- Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
Qua giờ dạy lịch sử địa phương tỉnh Hải Dương giúp các em học sinh ghi nhớ bài một cách khoa học nhất, có chiều sâu kiến thức và tích cực, chủ động, hăng say trong quá trình học tập. Các em có thể định hình được mối quan hệ mật thiết giữa các sự kiện của Lịch sử địa phương với Lịch sử dân tộc, từ đó hình thành được tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng thành quả của cha ông ta đã đạt được.
- Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng:
Để tiến tới việc dạy học lịch sử địa phương trong nhà trường đạt kết quả cao nhất, cần:
-Nguồn tài liệu dạy và học Lịch sử địa phương cần phong phú hơn.
– Các sự kiện, kiến thức cơ bản đảm bảo tính thống nhất, vừa phản ánh được giai đoạn tương xứng của Lịch sử dân tộc, vừa mang tính đặc trưng riêng của địa phương tỉnh, huyện …
– Nhà trường cần tổ chức cho học sinh có những tiết học thực tế thì hiệu quả sẽ cao hơn.
– Để một tiết Lịch sử địa phương đạt được mục tiêu đặt ra người dạy phải đầu tư tìm tòi để có được “phần trăm” nhất định của bóng dáng quê hương ( Huyện, làng, xã, … ) qua bài soạn và tiết dạy. Điều đó có nghĩa là tuỳ thuộc vào địa bàn trường đóng giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng thông tin, tư liệu phù hợp hiệu quả. Ở một số vùng thuận lợi, nếu bài học được tiến hành tại thực địa thì hiệu quả có lẽ càng lớn hơn nhiều.
– Qua tiết học các em được bồi dưỡng, giáo dục một cách tự nhiên, hợp lí truyền thống quê hương. Qua đó bước đầu hình thành, xác định trách nhiệm của bản thân trước quê hương trong công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay.
– Điều cốt lõi nhất là các em không bị động và không cảm thấy đơn điệu, buồn tẻ khi tiến hành học tiết Lịch sử địa phương.
– Học sinh tham gia vào tiết học cần sôi động và tích cực hơn .
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]