SKKN Giáo dục ý thức học sinh về việc chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua câu lạc bộ: “vì sức khỏe cộng đồng”
- Mã tài liệu: MT0168 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1674 |
Lượt tải: | 43 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đặng Thai Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục ý thức học sinh về việc chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua câu lạc bộ: “vì sức khỏe cộng đồng”“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng câu lạc bộ trong trường học
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động
3. Nhiệm vụ của các thành viên trong câu lạc bộ
4. Công tác tổ chức thực hiện:
4.1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào là chăm sóc sức khỏe chủ động, tìm hiểu về dinh dưỡng, một số vấn đề sức khỏe lứa tuổi học đường và bệnh của xã hội phát triển
4.2 . Hướng dẫn các em tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ khảo sát tỉ lệ mắc vấn đề sức khỏe tuổi học đường
4.3. Chia sẻ kiến thức về chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống, thói quen sống khoa học bằng hình thức trao đổi trực tuyến và trực tiếp
4.4 Hướng dẫn rèn luyện sức khỏe chủ động thông qua hoạt động trải nghiệm
4.5 Tổ chức cuộc thi làm MV “Lan tỏa lối sống năng động”
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sức khỏe học đường đang là vấn đề nóng hổi được xã hội quan tâm nhất hiện nay. Ngoài những vấn đề về sức khỏe thể chất, các em còn phải gánh trên vai những áp lực tâm lí, cám dỗ, bạo lực… ngày càng lớn.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước. Thông qua việc giáo dục sức khỏe, rèn luyện kĩ năng sống, cải thiện môi trường học tập, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi sự “ô nhiễm” môi trường học đường. Việc chăm sóc sức khỏe học đường chính là xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ở Việt Nam, quan tâm tới vấn đề này, từ lâu Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, chủ trương để thực hiện công tác giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Gần đây nhất, ngày 02/10/2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã kí ban hành Quyết định số 1660/QĐ – TTg phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình nhằm mục tiêu duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lí sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trường chuyên biệt nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
Việc chủ động chăm sóc sức khỏe nâng cao sức đề kháng, phòng, chống các vấn đề bệnh tật cho bản thân, gia đình và cộng đồng là xu hướng vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay giúp tạo ra một “màng bảo vệ ” toàn diện, mang lại nhiều giá trị về sức khỏe, tinh thần, sự phát triển cho thế hệ tương lai của đất nước.
Là một giáo viên giảng dạy môn sinh học, luôn có khát khao sống vui khỏe nên bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi tiếp cận những lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tôi tìm hiểu về bộ môn Yoga bằng sự hướng dẫn của cô giáo Hoàng Thị Ái Khuê khi đang theo học cao học tại trường Đại học Vinh, tìm hiểu về dinh dưỡng lành mạnh, lối sống khoa học trong các chương trình báo điện tử Sức khỏe và đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ y tế…, ứng dụng hiểu biết của mình về cơ thể sống trong sinh học 11, về thành phần hóa học của tế bào trong chương trình sinh học 10, tôi mạnh dạn đưa câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe chủ động “Vì sức khỏe cộng đồng” của mình vào trường học, giáo dục ý thức học sinh về việc chăm sóc sức khỏe chủ động.
Từ tất cả những lí do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục ý thức học sinh về việc chăm sóc sức khỏe chủ động thông qua câu lạc bộ: Vì sức khỏe cộng đồng”.
Đề tài này là công trình của tôi, chưa được cá nhân, tập thể và công trình khoa học giáo dục nào công bố trên các tài liệu sách báo và diễn đàn giáo dục hiện nay.
2. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh quan tâm đến vấn đề cải thiện sức khỏe, cải thiện vóc dáng trường THPT …
2.2. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiêm cứu tài liệu
- Phương pháp tổng hợp đánh giá
- Phương pháp nghiên thực tiễn (điều tra, khảo sát thực tiễn )
- Phương pháp thực nghiệm
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Khảo sát về tỉ lệ mắc các bệnh tật ở lứa tuổi học sinh tại trường THPT Đặng Thai Mai.
3.2. Thiết kế nội dung kiến thức về dinh dưỡng, lối sống khoa học lành mạnh để giáo dục học sinh nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe.
3.3. Áp dụng một số biện pháp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, cải thiện vóc dáng… để xác định hiệu quả giáo dục.
3.4. Giáo dục ý thức luôn giúp đỡ, sẻ chia, tinh thần tương thân tương ái.
- NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
1.1 . Khái niệm chăm sóc sức khỏe chủ động: Chăm sóc sức khỏe chủ động được hiểu là những hành động được thực hiện chăm sóc sức khỏe của bản thân trước khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng biểu hiện của bệnh lý.
Ở Việt Nam, khái niệm chăm sóc sức khỏe đã tồn tại tuy nhiên chưa thực sự phổ rộng trong quần chúng. Năm 2019, Việt Nam khởi động chương trình “Sức khỏe Việt Nam”, một chiến dịch quốc gia để thúc đẩy lối sống lành mạnh.
1.2 . Tại sao phải chăm sóc sức khỏe chủ động:
Đa phần người Việt có thói quen: có bệnh mới tìm đủ cách chữa chạy thay vì điều chỉnh lối sống và xây dựng các thói chăm sóc sức khỏe chủ động.
Điều quan trọng nhất để giải quyết mọi vấn đề về sức khỏe là ý thức chủ động của chính con người trong việc bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, với chiến lược “Chăm sóc sức khỏe chủ động”, ta có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình.
Từ xa xưa, nhân dân ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – đó cũng chính là mục tiêu cốt lõi của CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG.
Chủ động ăn uống, tập luyện khoa học hàng ngày giúp chúng ta phòng tránh được bệnh tật. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống và vận động như béo phì, các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,…
Kiểm tra sức khỏe định kì giúp phát hiện sớm bệnh tật để có tác động kịp thời. Ví dụ bệnh nhân tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu nếu được phát hiện sớm thì chỉ cần can thiệp vào chế độ dinh dưỡng và vận động mà không cần dùng thuốc, và quan trọng nhất là ngăn ngừa được các biến chứng tim mạch về sau.
Với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, việc theo dõi thường xuyên và liên tục là vô cùng quan trọng. Vì nó không chỉ giúp theo dõi tình trạng bệnh, mà còn đánh giá hiệu quả điều trị, cho phép xác định hướng điều trị tiếp theo và đặc biệt là phát hiện và ngăn ngừa biến chứng
1.3 . Sức khỏe thể chất và tâm lý của học sinh THPT:
* Thực trạng:
Sức khỏe học đường đang là vấn đề nóng hổi được xã hội quan tâm nhất hiện nay.
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc năm 2019 – 2020 của Viện
Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần (từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020). Hơn 40% học sinh mắc tật khúc xạ; Gần 90% học sinh mắc bệnh răng miệng; 7 đến 15% học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống…
Những căn bệnh này ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động sinh hoạt, vui chơi và chất lượng sống của học sinh, để lại hậu quả lâu dài. * Giải pháp:
Những năm qua, nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực và sức khỏe tâm thần của học sinh, một số chương trình, dự án chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em đã được đưa vào trường học nhưng với phạm vi riêng lẻ, không đồng bộ, chỉ triển khai trên một số địa phương. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021- 2025, thể hiện sự quyết tâm và khát vọng của quốc gia vào việc chăm sóc cho thế hệ tương lai. Đây là bước khởi đầu cho một chương trình thiết thực, tổng thể và dài hạn về sức khỏe học đường, quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lựa chọn các nội dung ưu tiên đối với sức khỏe trẻ em, học sinh trên cả nước.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới xem trường học là nơi để tập trung nâng cao sức khỏe, thay đổi hành vi lối sống cho thế hệ tương lai của đất nước. Thông qua việc giáo dục sức khỏe, rèn luyện kĩ năng sống, cải thiện môi trường học tập.
Tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi sự “ô nhiễm” môi trường học đường. Việc chăm sóc sức khỏe học đường, chính là xu thế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các trường học cần phải phối kết hợp với ngành y tế để xây dựng một chế độ học tập, rèn luyện cũng như có kế hoạch phòng chống, tư vấn và điều trị… đảm bảo sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước
1.4. Một số căn bệnh của tuổi học đường của xã hội phát triển:
1.4.1 Cong vẹo cột sống:
Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh tật ở lứa tuổi học đường hiện nay vẫn còn cao, trong đó bệnh cong vẹo cột sống chiếm gần 30%, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê, cong vẹo cột sống chiếm khoảng 1 – 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam va ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 10 đến 18 tuổi.
- Khái niệm:
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường.
Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người. Nó tạo thành bộ khung nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đứng thẳng, bảo vệ
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]