SKKN Giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại
- Mã tài liệu: BM4112 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 982 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Căn cứ vào cấu tạo của từ (từ đơn, từ phức), hướng dẫn học sinh cách xác định ranh giới từ trước khi xác định từ loại.
2. Dạy cho học sinh nắm vững các khái niệm theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
3. Xác định danh từ, động từ, tính từ thông qua khả năng kết hợp của từ.
4. Hướng dẫn học sinh phân biệt động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
5. Tổ chức trò chơi học tập cho học sinh.
Mô tả sản phẩm
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài:
Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, nó góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy: Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Ở lớp 4, mục tiêu dạy – học môn Tiếng Việt được cụ thể hóa thành những yêu cầu kiến thức và kĩ năng thông qua học việc tập các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu,… trong đó có hệ thống các từ loại là: danh từ (DT), động từ (ĐT), tính từ (TT). Các kiến thức về từ loại lớp 4 giúp cho học sinh phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả, làm bài tập tiếng Việt. Không những thế, những kiến thức về từ loại sẽ giúp học sinh phát triển được vốn từ, kĩ năng nhận diện, sử dụng thành thạo khi viết văn. Tuy nhiên, trong thực tế, những kiến thức về từ loại rất phong phú, đa dạng và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận diện, phân loại từ loại, vận dụng từ loại vào dùng từ, đặt câu,…Nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền tảng thì học sinh dễ bị nhầm lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản. Bên cạnh đó, nếu không được củng cố kiến thức ngay sau khi học thì học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ viết của mình.
Vì thế, đối với giáo viên, dạy từ loại cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng đang được nhiều giáo viên quan tâm đến. Việc giáo viên nắm vững kiến thức và truyền đạt một cách dễ hiểu, kích thích niềm đam mê, luyện kĩ năng nhanh nhẹn, phát triển sự sáng tạo cho học sinh là một việc rất cần thiết đòi hỏi mỗi giáo viên phải quan tâm và trăn trở.
Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy học sinh vẫn còn bị nhầm lẫn khi xác định từ loại đặc biệt sai nhiều ở các nhóm nhỏ của từng nhóm từ loại.
Làm thế nào để giúp học sinh có kĩ năng xác định tốt phần từ loại? Vấn đề này làm tôi băn khoăn, suy nghĩ và trăn trở trong nhiều năm giảng dạy, nó là động lực khiến tôi luôn tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu. Và qua nghiên cứu, áp dụng từ các năm học: ……; ……; ……bước đầu đã có kết quả khả quan. Tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm dạy học sinh lớp 4 học tốt phần từ loại qua đề tài: “Giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại.”
Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một góc nhỏ của từ loại (danh từ, động từ, tính từ) mong rằng nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh và áp dụng trong giảng dạy.
- Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt phân môn Luyện từ và câu trong tiếng Việt đặc biệt là phần từ loại.
- Đối tượng nghiên cứu: Giúp học sinh lớp 4 xác định tốt phần từ loại.
- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận của vấn đề.
Kiến thức về từ loại được dạy học trong chương trình tiểu học:
– Ngay từ các lớp Hai, lớp Ba, học sinh đã được học về từ loại nhưng ở mức độ đơn giản hơn, các em được học về: Từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất.
– Nội dung từ loại trong chương trình lớp 4 gồm:
+ Danh từ: 5 tiết (Tuần 5, 6, 7, 8: gồm cả các cách viết hoa danh từ riêng)
+ Động từ: 2 tiết (Tuần 9 và 11)
+ Tính từ: 2 tiết (Tuần 11, 12)
Danh từ, động từ, tính từ bao gồm những loại nhỏ hơn như: Danh từ có danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ hiện tương. Động từ có: động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái. Tính từ có: tính từ chỉ đặc điểm, tính từ chỉ tính chất.
Qua việc nghiên cứu chương trình và thực tế dạy học tôi nhận thấy, từ loại rất gần gũi, quen thuộc với học sinh. Lên lớp 4, hệ thống các từ ngữ ấy được gọi tên theo 3 nhóm từ loại: danh từ, động từ, tính từ. Và mỗi nhóm từ loại lại được chia thành các nhóm nhỏ hơn.Về bản chất là không thay đổi và chỉ khác nhau về tên gọi khái quát hơn.
Như vậy, nhìn vào hệ thống phần từ loại ở lớp 4 mà học sinh cần nắm vững, chúng ta thấy: Kiến thức từ loại được cung cấp ngay từ các tuần đầu năm học. Việc học sinh nắm vững các từ loại các em sẽ biết sử dụng từ tiếng Việt đúng, tạo cơ sở để học sinh nắm chắc về câu, kiểu câu kể (Mẫu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?). Các câu này đều xác định vị ngữ dựa vào ý nghĩa của từ loại. Vì vậy, nếu học sinh không nắm chắc từ loại thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định ba mẫu câu kể trên. Hơn nữa, việc nắm chắc từ loại học sinh sẽ viết văn có hình ảnh, đúng ngữ pháp. Đó cũng chính là mục đích cơ bản của giáo viên khi dạy tiếng Việt cho học sinh là các em hiểu và biết rõ mình đang nói (viết) cái gì. Khi đó, các em sẽ có những từ ngữ, câu văn đúng với ý mình muốn diễn đạt. Vì vậy, dạy cho học sinh nắm vững từ loại trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 là rất quan trọng.
- Thực trạng dạy – học phần từ loại trước khi áp dụng sáng kiến:
Qua thực trạng dạy – học và trao đổi với đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc xác định từ loại của học sinh vẫn còn có những tồn tại như sau:
– Nhiều em chưa xác định được danh từ, động từ hay tính từ.
– HS còn xác định sai các từ loại có trong đoạn văn, đoạn thơ cho trước.
– Xác định từ loại còn nhầm lẫn giữa động từ hoặc tính từ, danh từ (một số trường hợp khó phân biệt).
Tôi đã tiến hành khảo sát HS các lớp khác của GV trong khối, với các bài tập sau:
Bài tập 1: Cho các từ sau: lơ thơ, ruộng nương, nhà cửa, đi đứng, mênh mông, vuông vắn, đu đưa, khôn khéo, mẹ, khỏe khoắn, hiền, sao sáng, sung sướng, inh ỏi.
– Xếp các từ trên vào 3 nhóm: danh từ, động từ, tính từ.
Bài tập 2: Cho hai câu thơ sau:
“Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”
(Nguyễn Duy)
– Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai câu trên.
Bài tập 3: Hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong các từ sau:
Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]