SKKN Giúp học sinh lớp 5 viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả

Giá:
50.000 đ
Môn: Tiếng Việt
Lớp: 5
Bộ sách:
Lượt xem: 1521
Lượt tải: 8
Số trang: 25
Tác giả: Lê Thị Hồng Dung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 25
Tác giả: Lê Thị Hồng Dung
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giúp học sinh lớp 5 viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả” triển khai các biện pháp như sau: 

3.1. Giúp học sinh hiểu thế nào là câu văn hay và cách viết những câu văn hay.
3.2. Những hình thức nghệ thuật cần bồi dưỡng.
3.3. Giúp học sinh vận dụng từ gợi tả khi sử dụng các phương pháp nghệ thuật trong khi viết.
3.4. Giúp học sinh viết được những câu văn bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của người viết.
3.5. Tập cho học sinh viết được những câu văn hay theo các mẫu đã cho nhưng có sự sáng tạo hơn.
3.6. Giáo viên cung cấp phương tiện trực quan cho học sinh.
3.7. Tập cho học sinh viết những đoạn văn ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa và bộc lộ cảm xúc.

Mô tả sản phẩm

  1. PHẦN MỞ ĐẦU
  2. Lý do chọn đề tài.

Trong chương trình môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học, phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Hình thành kĩ năng viết văn cho học sinh Tiểu học là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của bộ môn Tiếng Việt. Có viết đúng học sinh mới có khả năng diễn đạt được đúng những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, mới giúp người đọc, người nghe hiểu đúng ý của mình. Song viết đúng chưa đủ bởi lẽ một văn bản viết đúng chưa có giá trị truyền cảm và thông tin bằng một văn bản viết đúng và hay. Vì vậy, giúp học sinh viết đúng và hay mới chính là điều mà chúng ta – những người giáo viên Tiểu học dạy môn Tiếng Việt phải vươn tới. 

Làm văn là công việc cuối cùng thử thách các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học của các em một cách tổng hợp. Để viết văn tốt, nâng cao năng lực cảm nhận và diễn tả, các em cần phải trau dồi vốn sống, vốn văn chương. Các em phải luyện viết nhiều. Để viết được câu văn hay, đoạn văn hay, bài văn hay các em phải học cách nghĩ, cách cảm nhận chân thật, sáng tạo. Cuối cùng, các em phải luyện cách diễn tả chính xác, sinh động những điều mình suy nghĩ, cảm nhận và tiến tới viết lên được nét độc đáo riêng.

Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng còn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn. Lý do này là do nhiều nguyên nhân, trong đó đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như trình tự tiến hành dạy một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và nội dung của bài học đặt ra. Mặt khác, học sinh Tiểu học năng lực tư duy còn hạn chế, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao, vốn từ ngữ chưa phong phú, kinh nghiệm sử dụng từ ngữ, nghệ thuật viết câu văn hay còn non nớt hoặc hầu như chưa có. Đặc biệt trình độ của các em còn chưa đồng đều hơn nữa học sinh rất ngại học văn nên dẫn đến kết quả học tập môn tập làm văn chưa cao. Chính vì vậy, học sinh lớp 5 nói chung, học sinh lớp 5A năm học ………và học sinh lớp 5B năm học ………– Trường Tiểu học Mậu Lâm 2 nói riêng khi làm văn đều bị đánh giá là “bài khô

khan, thiếu hình ảnh và cảm xúc” dẫn đến giá trị bài văn bị hạn chế rất nhiều.

Đứng trước thực tế ấy, người thầy cần truyền cho các em niềm say mê, bồi dưỡng các em trở thành học sinh có năng khiếu, những nhân tài có tâm hồn văn học. Qua kinh nghiệm một số năm dạy lớp 5, tôi tìm tòi biện pháp giúp học sinh có thể vượt qua những nhược điểm trên tạo điều kiện cho các em có thể viết được những bài văn hay hơn, có sức hấp dẫn hơn. Nhưng để có một bài văn sinh động trước tiên các em phải viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh, có sức gợi tả. Chính vì thế, trong phạm vi sáng kiến này, tôi xin đề cập đến một vấn đề nhỏ mà tôi đã thử nghiệm ở học sinh lớp 5A năm học ………và học sinh lớp 5B năm học ………, Trường Tiểu học Mậu Lâm 2: “Giúp học sinh lớp 5 viết câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả”.

Đề tài này đã được bản thân nghiên cứu và báo cáo vào năm 2013, được xếp loại B cấp huyện. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, áp dụng thêm một số biện pháp và thấy hiệu quả hơn năm học trước, cụ thể tôi đã bổ sung ba biện pháp: Biện pháp 2, biện pháp 6 và biện pháp 7.

  1. Mục đích nghiên cứu

Giúp HS viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả.

– Giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về phân môn Tập làm văn.

  1. Đối tương nghiên cứu:

– Các biện pháp nhằm giúp học sinh viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh trong bài văn miêu tả của học sinh khối lớp 5 trong 2 năm học ………, ……… Trường Tiểu học Mậu Lâm 2.

  1. Phương pháp nghiên cứu:

– Nghiên cứu tài liệu:

– Thống kê Chất lượng làm văn.

– Phương pháp thử nghiệm tại lớp 5A năm học ………và học kì 1 lớp 5B

 năm học ………Trường Tiểu học Mậu Lâm 2.

– Phương pháp thống kê xử lí số liệu, phân tích, đối chiếu số liệu.

  1. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

– Bổ sung biện pháp 2, biện pháp 6 và biện pháp 7.

 

  1. PHẦN NỘI DUNG
  2. Cơ sở lý luận 

Nội dung các bài học trong phân môn Tập làm văn lớp 5 là sự tiếp nối và

nâng cao, mở rộng so với các lớp 2,3,4. Lên lớp 5, học sinh học tiếp về văn miêu tả

+ Cấu trúc chương trình Tập làm văn:     

Loại văn miêu tả:

* Tả cảnh: 14 tiết. HKI – Cả năm 14 tiết.

* Tả người: 8 tiết. HKI – HKII 4 tiết.

* Các loại văn bản khác: 36 tiết.

Với bài hình thành kiến thức, học sinh được hướng dẫn, nhận xét bài văn miêu tả khá dài để học sinh rút ra ghi nhớ rồi tiếp tục vận dụng ghi nhớ để nhận xét cấu tạo của bài văn miêu tả. Đây là một điều rất khó khăn đối với học sinh vì trong thời gian ngắn, các em phải tìm hiểu để nắm được nội dung, phương pháp của văn miêu tả.

Việc sản sinh ra một văn bản thường có 4 giai đoạn: 

* Giai đoạn định hướng:

– Nhận diện đặc điểm loại văn bản.

– Phân tích đề bài, xác định yêu cầu.

* Giai đoạn lập chương trình:

– Xác định dàn ý bài văn đã cho.

– Quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả.

* Giai đoạn thực hiện hóa chương trình:

– Xây dựng đoạn văn (chọn từ, tạo câu, viết đoạn).

– Liên kết các đoạn thành bài văn.

* Giai đoạn kiểm tra văn bản mới hoàn thành.

– Viết được đoạn văn, bài văn tả cảnh, tả người theo nội dung chương trình

  1. Thực trạng

Qua một số bài tập làm văn đầu năm, tôi nhận thấy một thực tế là phần lớn học sinh mới viết câu đúng ngữ pháp chứ chưa hay, câu văn khô khan, chưa có “hồn”. Ví dụ:

– Tả cây:   + Những chiếc lá bàng to và dày.

          + Lá hồng nhỏ, dài, màu xanh.

– Tả em bé: + Đôi mắt em bé to và đen, tóc thưa và mỏng.

– Tả ông bà: + Ông em thích uống trà.

           + Ông rất thích uống trà, thích yên tĩnh và không thích ồn ào.

           + Bà em thích trẻ em, thích trồng cây cảnh, thích gọn gàng….

Qua phân tích tôi thấy rõ: Sở dĩ có tình trạng như vậy vì học sinh chưa biết

cách sử dụng các thủ pháp để tạo ra câu văn hay. Do đó, những câu văn ấy còn

mang nặng về giá trị thông báo, kể lể chứ chưa có giá trị miêu tả và không tạo được hứng thú cho người đọc, người nghe, chưa diễn tả chính xác được cảnh, sự vật…

Để rèn kĩ năng làm văn, các em phải luyện tập thực hành trên những đề bài cụ thể. Đề bài thường yêu cầu viết về những gì gần gũi, quen thuộc, có quan hệ thân thiết với các em. Do đó, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của các em với đề bài: “Tuổi thơ em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Em hãy viết đoạn văn về cảnh đẹp của quê hương”, kết quả cụ thể của thực trạng như sau:

Năm học Lớp Tổng số học sinh Học sinh viết câu văn còn sai ngữ pháp Học sinh viết được câu đúng ngữ pháp nhưng chưa sinh động, giàu hình ảnh Học sinh viết được câu văn sinh động, giàu hình ảnh
SL TL SL TL SL TL
……… 5A 25 16 64 % 7 28 % 2 8 %
……… 5B 22 14 63.6% 7 31.8% 1 4.6%

Nguyên nhân đã rõ, kết quả khảo sát đã cụ thể, tôi tiến hành giúp học sinh khắc phục những nhược điểm trên như sau:

 

  1. Các biện pháp thực hiện

3.1. Giúp học sinh hiểu thế nào là câu văn hay và cách viết những câu văn hay. 

– Câu văn hay phải là câu văn diễn tả được một cách sinh động, chính xác những điều mà mình muốn diễn đạt (về hình ảnh, màu sắc, âm thanh, thái độ….)

– Câu văn hay còn là những câu văn giàu cảm xúc, có sức truyền cảm…

Muốn viết được những câu văn hay như vậy ta phải biết sử dụng những từ ngữ gợi tả âm thanh, gợi tả hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đảo ngữ… và dùng những từ ngữ bộc lộ rõ cảm xúc, tâm trạng của mình.

Tôi cho học sinh so sánh, đối chiếu với các câu văn cụ thể để học sinh thấy

rõ điều đó:

Ví dụ 1:

– Hoa chanh rất trắng, rất thơm.

– Hoa chanh nở trắng ở cuối vườn, hương thơm ngào ngạt, lan tỏa khắp nơi.

Ví dụ 2:

– Lúa mới trổ bông thơm nhẹ.

– Mùi thơm dịu ngọt của lúa mới trổ bông thoang thoảng trong làn gió.

Ví dụ 3:

– Mặt trời mọc lên sau lũy tre làng.

– Mặt trời từ từ nhô lên sau dãy núi, cố ngoi lên và chiếu những tia nắng ban

 mai sau lũy tre làng.

Từ những thực tế đó để học sinh thấy rõ nếu viết câu văn có hình ảnh, có từ gợi tả thì câu văn sẽ hay hơn nhiều. Từ đấy giúp học sinh biết phải viết ra sao.

3.2. Những hình thức nghệ thuật cần bồi dưỡng

Muốn học sinh viết được câu văn hay, giàu hình ảnh thì học sinh phải biết sử dụng các phương pháp nghệ thuật như: Nghệ thuật so sánh; nhân hoá; nghệ thuật đảo ngữ; phép thế; tập diễn đạt ý bằng nhiều cách khác – câu hỏi và câu hỏi tu từ. Để học sinh vận dụng linh hoạt trong khi viết, câu văn trở nên bóng bẩy trơn tru hơn mà mà nội dung vẫn chứa chan tình cảm thì việc đầu tiên là phải giúp các em hiểu kỹ, hiểu sâu về các hình thức nghệ thuật đó.

3.2.1 Nghệ thuật so sánh.

So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc có cùng một dấu hiệu, một

điểm giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của

sự vật, sự việc, các hiện tượng thiên nhiên kì thú. Có hai kiểu so sánh là:

* So sánh cụ thể: Là đem sự vật này, đối tượng này đối chiếu với sự vật, đối tượng kia làm cho sự vật trình bày được cụ thể hơn, có cảm xúc hơn. So sánh thường có hai vế, các từ chỉ quan hệ so sánh: như, tựa như, chẳng bằng, chẳng khác, bao nhiêu…bấy nhiêu…có khi không cần từ nối.

* So sánh ngầm: Là hình thức so sánh kín đáo, ý nhị, còn gọi là nghệ thuật

ẩn dụ. Sự so sánh ấy làm cho sự sự việc diễn đạt trở nên sâu sắc, sinh động.

Ở nghệ thuật so sánh cần nắm chắc 4 yếu tố: Sự vật so sánh, hình ảnh so sánh, dấu hiệu so sánh, từ chỉ quan hệ so sánh.

Ví dụ:         

a/  Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

b/ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

c/ Mỗi lần nhìn thấy tấm ảnh của cô, đọc dòng chữ cô viết, tôi bồi hồi nghĩ đến người mẹ thân yêu của tôi ở trường.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Phát huy năng lực sáng tạo của học sinh khi học về hình học trong môn Toán 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm
5
Toán
4.5/5

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

5
LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ
4.5/5

200.000 

Lớp 5
Đạo đức
4.5/5

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)