SKKN Giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo qua việc mở rộng một bài toán ban đầu theo nhiều hướng khác nhau
- Mã tài liệu: BM8205 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1849 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Liên Mạc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Liên Mạc |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo qua việc mở rộng một bài toán ban đầu theo nhiều hướng khác nhau” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Qua những bài toán đơn giản trong chương trình, học sinh đã giải được, tôi gợi ý định hướng cho học sinh tư duy theo phương pháp như: tương tự, so sánh, đặc biệt hóa, khái quát hóa, …
– Hình thành các tình huống có vấn đề hoặc vấn đề từ nội dung đang học và từ đó xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho học sinh tự giải quyết vấn đề.
– Trong các tiết luyện tập tôi thường khuyến khích học sinh dựa vào dữ kiện của bài toán mà khai thác phát triển thêm bài toán (với các bài toán có thể phát triển được).
– Giúp học sinh sử dụng SGK và các tài liệu khác một cách có ý thức và chủ động theo các hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề.
– Thay đổi các hình thức tổ chức học tập trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện và không khí thích hợp để học sinh có thể tranh luận với nhau, với giáo viên, cũng như tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả tìm tòi, phát hiện.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình giảng dạy nói chung và bồi dưỡng học sinh khá giỏi nói riêng thì việc định hướng, liên kết, mở rộng bài toán là một vấn đề rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho học sinh nắm bắt kĩ kiến thức của một dạng toán cơ bản mà còn nâng cao tính khái quát hoá, đặc biệt hoá một bài toán để từ đó phát triển tư duy, nâng cao tính sáng tạo cho các em học sinh. Hơn nữa, việc liên kết, mở rộng các bài toán khác nhau, tìm mối liên hệ chung giữa chúng sẽ giúp cho học sinh hứng thú và phát triển năng lực tự học một cách khoa học khi học toán.
Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi được tiếp xúc với rất nhiều đối tượng học sinh và thấy rằng đa số học sinh không nhớ những bài đã làm thậm chí có những bài chỉ khác nhau bởi lời văn nhưng nội dung lại hoàn giống với bài toán cũ. Đặc biệt là các bài toán đảo và bài toán tổng quát học sinh thường không có kỷ năng nhận ra. Chính vì vậy, để giúp học sinh dễ dàng nhận ra các bài toán cũ, bài toán đảo, bài toán tổng quát…đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và bồi dưỡng năng lực học toán cho học sinh, rèn luyện khả năng sáng tạo trong học toán cho học sinh cũng như muốn góp phần vào công tác bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi Toán trường THCS Hoằng Giang nói riêng và học sinh toàn huyện Hoằng Hóa nói chung. Tôi xin được trình bày đề tài: “Giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo qua việc mở rộng một bài toán ban đầu theo nhiều hướng khác nhau” trong chương trình toán lớp 8.
- Mục đích nghiên cứu
– Cung cấp kiến thức và phương pháp tự học cho học sinh khi học bộ môn Toán.
– Hình thành tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh. Khơi dậy tính sáng tạo và giải toán của học sinh.
– Phát triển năng lực tự học, biết liên kết và mở rộng các bài toán từ đó giúp các em hình thành phương pháp giải.
– Giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp hình thành tính tích cực, tự giác, biết liên kết và mở rộng các bài toán, bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu
– Nghiên cứu qua tài liệu: SGK, SGV, SBT toán 8. Nâng cao và phát triển toán 8 –Vũ Hữu Bình.
– Nghiên cứu qua thực hành giải bài tập của học sinh.
– Nghiên cứu từ thực tế giảng dạy.
- Những điểm mới của SKKN
– Tập trung vào chương trình hình học lớp 8.
– Bổ sung thêm một số bài toán đảo và mở rộng thêm một số bài toán khác.
- NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Dạy toán là một hoạt động nghiên cứu về toán học của học sinh và giáo viên bao gồm day khái niệm, dạy định lý, giải toán…, trong đó giải toán là công việc quan trọng. Bởi giải toán là quá trình suy luận nhằm khám phá ra quan hệ lôgic giữa cái đã cho và cái chưa biết (giữa giả thiết và kết luận). Mặt khác chúng ta không thể dạy hết cho học sinh tất cả các bài tập cũng như các em không thể làm hết các bài tập đó. Vì vậy để tạo mối liên hệ giữa các bài tập, khi hướng dẫn cho học sinh giải một bài toán, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết khai thác, mở rộng kết quả những bài toán đơn giản để xây dựng các bài toán mới liên quan. Điều này giúp học sinh rèn luyện tư duy lôgic, óc sáng tạo, tự tìm tòi, suy nghĩ ra những bài toán mới và có những cách giải hay. Như nhà toán học Đề Các đã nói: “Mỗi vấn đề mà tôi giải quyết đều sẽ trở thành ví dụ mẫu mực dùng để giải quyết vấn đề khác”. Từ đó giúp các em có cơ sở khoa học khi phân tích, định hướng tìm lời giải cho các bài toán khác và đặc biệt là củng cố cho các em lòng tin vào khả năng giải toán của mình.
Để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh, ngoài việc trang bị tốt hệ thống kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng giải bài tập, nhiệm vụ của người thầy ngoài việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh còn có một nhiêm vụ quan trọng đó là rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy của mình. Nếu sau mỗi bài toán, người thầy hướng dẫn học sinh khai thác sâu các kết quả. Từ đó tìm ra được chuỗi bài toán từ dễ đến khó thì không những rèn luyện được năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh mà còn gây hứng thú làm cho giờ học trở nên hấp dẫn hơn, giúp cho kiến thức của học sinh có tính hệ thống, được mở rộng và sâu hơn. Trong quá trình giảng dạy ở trường cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy biện pháp trên rất hữu hiệu để bồi dưỡng năng lực tư duy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm chung của từng lớp học, môn học …”(Trích “Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS”- Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua các năm giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi và tham khảo học hỏi các đồng nghiệp tôi nhận ra rằng: – Học sinh yếu toán (đặc biệt là môn hình học) là do kiến thức còn hổng, lại lười học, lười suy nghĩ, lười tư duy trong quá trình học tập.
– Học sinh làm bài tập rập khuôn, máy móc và không nhớ những bài đã làm thậm chí có những bài chỉ khác nhau bởi lời văn nhưng nội dung lại hoàn toàn giống với bài toán cũ. Từ đó làm mất đi tính tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân.
– Không ít học sinh thực sự chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp, chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao.
– Nhiều học sinh hài lòng với lời giải của mình, mà không tìm lời giải khác, không khai thác phát triển bài toán, sáng tạo bài toán nên không phát huy hết tính tích cực, độc lập, sáng tạo của bản thân.
- Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
– Qua những bài toán đơn giản trong chương trình, học sinh đã giải được, tôi gợi ý định hướng cho học sinh tư duy theo phương pháp như: tương tự, so sánh, đặc biệt hóa, khái quát hóa, … để học sinh phát hiện, phát biểu lên những vấn đề mới, những bài toán mới. Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát …, tăng cường sử dụng phương pháp quy nạp trong quá trình đi đến các giả thiết có tính khái quát.
– Hình thành các tình huống có vấn đề hoặc vấn đề từ nội dung đang học và từ đó xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho học sinh tự giải quyết vấn đề.
– Trong các tiết luyện tập tôi thường khuyến khích học sinh dựa vào dữ kiện của bài toán mà khai thác phát triển thêm bài toán (với các bài toán có thể phát triển được). Do đó, học sinh được hình thành kỹ năng khai thác, phát triển bài toán. Từ đó, phát triển tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo cho học sinh.
– Giúp học sinh sử dụng SGK và các tài liệu khác một cách có ý thức và chủ động theo các hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề.
– Thay đổi các hình thức tổ chức học tập trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện và không khí thích hợp để học sinh có thể tranh luận với nhau, với giáo viên, cũng như tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả tìm tòi, phát hiện.
- Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]