SKKN Góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa thông qua dạy học dự án phần Lịch sử lớp 10 – THPT
- Mã tài liệu: MP0848 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 891 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 70 |
Tác giả: | Phạm Thị Minh Lan |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Hoàng Mai |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa thông qua dạy học dự án phần Lịch sử lớp 10 – THPT“ triển khai các biện pháp như sau:
a. Giai đoạn 1: Triển khai dự án (thực hiện trong 1 tiết – 45 phút)
Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục tiêu của dự án (20 phút)
Bước 2: Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện dự án (25 phút)
b. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (2 tuần)
Bước 3: Thực hiện dự án
c. Giai đoạn 3: Kết thúc dự án
Bước 4: Thu thập kết quả và báo cáo sản phẩm
Bước 5: Đánh giá sản phẩm (1 tiết – 45 phút)
Mô tả sản phẩm
CÁC DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
TT | CHỮ VIẾT TẮT | CHỮ ĐẦY ĐỦ |
1 | THPT | Trung học phổ thông |
2 | SKKN | Sáng kiến kinh nghiệm |
3 | GV | Giáo viên |
4 | HS | Học sinh |
5 | THPTQG | Trung học phổ thông quốc gia |
6 | PPDH | Phương pháp dạy học |
7 | DHDA | Dạy học dự án |
8 | NLGQVĐ&ST | Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo |
9 | VHDT | Văn hóa dân tộc |
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vào đầu thế kỷ XX, nhà bình luận trứ danh Pháp – Julien Benda, đã lưu ý chúng ta rằng: “Cuộc chiến tranh chính trị bao hàm cả chiến tranh văn hóa, đó là một phát minh của thời đại chúng ta và nó bảo đảm cho thời đại này một địa vị đặc biệt trong lịch sử của tinh thần nhân loại”. Hiện nay, nhân loại đang trải qua một bước chuyển biến quan trọng của khoa học và công nghệ để bước vào một nền văn minh hậu công nghiệp, đi vào xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, tạo ra sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa nhân loại, thể hiện những thước đo quan trọng của sự tiến bộ. Do đó, xu thế của mỗi nước trên con đường phát triển đòi hỏi phải tìm ra một phương thức, một giải pháp riêng, phù hợp với đặc điểm dân tộc để tự khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Văn hoá không đứng ngoài phát triển. Nó nằm bên trong, là nhân tố nội sinh, vừa là mục tiêu, vừa là động lực và hệ điều hành phát triển”. Vì vậy, bản sắc văn hóa của dân tộc phải được bảo tồn, tôn vinh mà mục đích của nó không chỉ vì dân tộc mình mà vì sự đa dạng, phong phú và lợi ích của nhân loại .
Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, là nói đến cái riêng của người người Việt Nam, cái không thể lẫn được vào bất kỳ một nền văn hóa nào. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước những tác động của xu thế toàn cầu hóa, một thực tế đáng buồn đó là cùng với quá trình hội nhập, những bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc đang ngày bị mai một, nền văn hóa ngoại lai đang thâm nhập và tác động mạnh mẽ đến người dân Việt Nam đặc biệt là với giới trẻ. Việt nam đứng trước nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc… Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy những giá tri di sản văn hóa tinh túy của dân tộc chính là giáo dục lòng yêu nước, giáo dục tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, là nâng cao vị thế và tầm vóc của dân tộc. Bởi vậy với vai trò là giáo viên, thiết nghĩ trách nhiệm của chúng ta là phải tuyên truyền, giáo dục cho học sinh hiểu và gìn giữ những giá trị văn hóa riêng của dân tộc cho các em là rất cần thiết.
Trong xu thế chung của một nền giáo dục hiện đại – giáo dục toàn diện nhằm đòi hỏi phát triển năng lực người học ở mọi mặt chứ không nghiêng về một yếu tố nào đó, có nghĩa là phải giáo dục toàn diện học sinh từ “đức, trí, thể, mỹ và nghề nghiệp” nên ngoài các hoạt động học tập trên lớp, học sinh còn có nhiều cơ hội để tham gia và thể hiện các khả năng của mình trên nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua các hoạt động thực tế, nhất là hoạt động trải nghiệm thực tiễn. Dạy học dự án (DHDA) là một trong những hình thức dạy học vừa có tính tích cực vừa có tính thực tiễn cao. DHDA giúp HS nắm vững các kiến thức và rèn luyện các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính tích cực, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Phương pháp dạy học này mang lí thuyết lại gần với thực tế, gần gũi với cuộc sống của chính người học, góp phần khơi gợi hứng thú học tập và chuẩn bị những kĩ năng cần thiết cho người học bước vào cuộc sống sau này.
Từ những lí do đó tôi chọn đề tài “Góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa thông qua dạy học dự án phần Lịch sử lớp 10 – THPT” với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về tính ưu việt, khả năng vận dụng phương pháp dạy DHDA nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử 10 nói riêng và chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng PPDH theo dự án để giảng dạy trong Chương trình Lịch sử 10 THPT nhằm góp phần bảo tồn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
+ Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 THPT hiện hành, nghiên cứu chương trình GDPT mới (ban hành ngày 26/12/2018).
+ Tìm hiểu về các năng lực chung và chuyên biệt trong dạy học môn Lịch sử. – Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng dạy học dự án và khả năng phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho HS ở trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu và xây dựng các dự án học tập phần văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam trong Chương trình Lịch sử lớp 10 THPT.
- Thiết kế giáo án thực nghiệm giảng dạy kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các dự án học tập đã xây dựng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp dạy học dự án trong nhà trường. – Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo,… có liên quan.
- Khảo sát thực trạng ở trường phổ thông, các phương pháp hỗ trợ, thăm dò ý kiến giáo viên,…
- Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê toán học, xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm.
5. Kế hoạch nghiên cứu
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Tháng 9,10/2021 | Tìm hiểu thực trạng và chọn đề tài, viết đề cương nghiên cứu | Bản đề cương chi tiết của đề tài. |
2 | Tháng 11,12/202 |
|
|
3 | Tháng 1,2/2022 |
Dạy thử, kiểm tra 15 phút. |
|
4 | Tháng 3/2022 |
|
|
5 | Tháng 4/2022 |
|
chính thức chấm cấp trường.
|
6. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lý luận: Góp phần hoàn thiện và đóng góp vào thực tiễn dạy học Lịch sử lớp 10 nói riêng và ở trường THPT nói chung, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục THPT mới.
Về mặt thực tiễn: Đây là PPDH gắn nhiều với thực tiễn, đồng thời thấy rõ sự phát triển năng lực của mỗi học sinh. Qua đó, giúp học sinh rèn luyện, phát triển bản thân, định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị hành trang tốt nhất khi rời ghế nhà trường. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin và khoa học kĩ thuật phát triển, là yếu tố rất thuận lợi để thực hiện phương pháp dạy học này. Đề tài giúp bổ sung vào ngân hàng dự án học tập dùng trong dạy học Lịch sử 10 ở trường THPT theo nội dung chương trình để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Để phát triển đồng thời nhiều năng lực cho HS THPT, bên cạnh các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống thì các PPDH tích cực đóng vai trò quan trọng. Dạy học dự án (DHDA) vận dụng trong dạy học lịch sử được giáo viên ngày càng quan tâm. DHDA cũng được nhiều tác giả nghiên cứu qua các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, báo cáo khoa học, …
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhưng dạy học dự án về chủ đề văn hóa truyền thống Việt Nam trong các thế kỷ X-XIX thì số lượng nghiên cứu còn rất hạn chế. Điều đó chứng tỏ phương pháp DHDA vẫn còn rất mới mẻ với đa số giáo viên và chưa thực sự thâm nhập vào trường học để có thể phát huy những ưu điểm của nó trong việc phát triển con người toàn diện. Xã hội đang bước vào thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại công nghệ 4.0, đòi hỏi con người phải phát triển các kĩ năng, đặc biệt là các kĩ năng mềm. Vận dụng DHDA giúp HS phát triển nhiều năng lực, kĩ năng của thế kỉ XXI. Dạy học phát triển năng lực là mục tiêu cũng như nhiệm vụ quan trọng của giáo viên hiện nay. Đặc biệt, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua môn Lịch sử là năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử, giúp HS giải quyết các vấn đề xung quanh cuộc sống của bản thân, từ đó các em có sự yêu thích môn học này hơn.
1.2. Phương pháp dạy học dự án
1.2.1. Khái niệm
Dạy học theo dự án tạo điều kiện cho HS tự quyết trong tất cả các giai đoạn học tập, giúp HS tạo ra được một hay nhiều sản phẩm hoạt động nhất định. Vì vậy, dạy học theo dự án được coi là PPDH mà ở đó GV và HS cùng nhau giải quyết các vấn đề cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tiễn. Trong PPDH này, HS được cung cấp các điều kiện (tài liệu, phần mềm, …) đảm bảo và các chỉ dẫn, hướng dẫn để áp
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]