SKKN Góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương qua các hoạt động giáo dục tại trường thpt
- Mã tài liệu: MP1223 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 541 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 159 |
Tác giả: | Lê Thị Quế |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 159 |
Tác giả: | Lê Thị Quế |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 5 |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương qua các hoạt động giáo dục tại trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Phân tích đặc thù của Nhà trường để lựa chọn phù hợp các di sản VHĐP
3.2. Căn cứ lựa chọn nội dung để giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản VHĐP cho HS THPT
3.3. Xây dựng nội dung chương trình giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP cho HS THPT
3.4. Giải pháp thiết kế và tổ chức các HĐGD góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy di sản VHĐP cho HS THPT
3.5. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu và hội nhập đang là xu thế tất yếu của thế giới hiện nay. Văn hóa cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Toàn cầu, hội nhập là tiền đề quan trọng giúp kinh tế nước ta phát triển, đón nhận được nhiều giá trị văn hóa tươi đẹp và nhân văn. Bên cạnh việc “nhập siêu văn hóa”, “tiếp biến văn hóa” theo chiều hướng tích cực đó, sự tác động và “công phá” dữ dội của các luồng gió độc núp bóng văn hóa đã và đang làm lung lay nhiều giá trị, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. VHĐP lại càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong xu hướng đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, dạy học gắn với liên hệ thực tiễn trở thành một yêu cầu bắt buộc nhằm chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho HS. Luật giáo dục năm 2005 quy định nguyên lý giáo dục là “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Sở GD&ĐT Nghệ An ban hành công văn số 1784/SGDĐT- GDTrH về việc gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn địa phương nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện giáo dục trong nhà trường gắn với thực tiễn địa phương ở các môn học. Nghị quyết 29 – NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học”. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, giáo dục gắn với thực tiễn cuộc sống địa phương chính là hướng tiếp cận hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay một cách thiết thực nhất.
Nhà văn Ehrenburg từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu tổ quốc”. Là GV vừa tham gia công việc dạy học, vừa tham gia thiết kế và tổ chức các HĐGD trong nhà trường, tôi luôn mong muốn HS của mình cũng bắt đầu từ “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương” tạo nên “lòng yêu tổ quốc”. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An nơi chúng tôi trực tiếp thực hiện các HĐGD – địa danh có một bề dày văn hóa vô cùng đồ sộ. Nơi đây mỗi tên đất, tên làng đều nếm trải nhiều trầm luân dâu bể nên thấm đẫm các giá trị văn hóa và vang vọng khí phách anh dũng, bất khuất của tiền nhân. Cho đến hôm nay, thật tự hào khi Diễn Châu vẫn như một con trai ngậm trong mình một hòn ngọc về di sản văn hóa – nguồn tài sản được kết tinh cả hàng ngàn năm mà không có gì có thể sánh đổi.
Tổ chức các HĐGD về di sản VHĐP giúp HS hiểu hơn về quê hương – nơi các em được sinh ra và lớn lên, củng cố, bổ sung và làm phong phú vốn hiểu biết của các em về các giá trị văn hóa địa phương để từ đó, các em biết vận dụng hiểu biết này vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời rèn luyện cho HS những kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu những vấn đề văn hóa địa phương, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần mà cha ông để lại. Qua đó cũng góp phần hình thành cho HS những phẩm chất đạo đức, lòng yêu nước, tôn kính các bậc tiền nhân có công với đất nước, tôn trọng sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, ý thức giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc, phát huy lòng yêu lao động, trách nhiệm của công dân đối với làng xóm, quê hương và đất nước.
Với những điều kiện thuận lợi khi nhà trường nằm trên mảnh đất Nho Lâm có lịch sử hàng nghìn năm, giàu truyền thồng hiếu học, chúng tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và tổ chức việc giáo dục việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương. Kết quả đạt được là rất đáng khích lệ. Những kinh nghiệm đó được chúng tôi đúc rút lại trong nhiều năm và được thực hiện một cách đồng bộ cho các hoạt động giáo dục tại trường. Và đó chính là lí do chúng tôi lựa chọn và áp dụng đề tài: “Góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương qua các hoạt động giáo dục tại trường THPT Diễn Châu 5”.
- TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Từ quá trình phân tích, nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và nghiêm túc, đề tài đưa ra một sự đánh giá tổng thể về tình hình di sản văn hóa trên địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng và Nghệ An nói chung, thực trạng của việc dạy học di sản ở các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, để rồi đưa ra những hình thức giáo dục phù hợp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.
Tính mới của đề tài nằm ở việc giáo dục về ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương không phải là nhiệm vụ khó khăn, hàn lâm như nghiên cứu hoặc tốn kém như tham quan tìm hiểu mà có thể thông qua rất nhiều hoạt động giáo dục ở trường học, cả ngoại khóa và nội khóa, cả các môn khoa học xã hội, thậm chí trong cả các môn khoa học tự nhiên. Việc giáo dục này có thể tổ chức thành những chủ đề lớn ở quy mô toàn trường, toàn khối, cũng có thể thực hiện ở một số hoạt động trong một tiết học.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về việc giáo dục di sản VHĐP tại nhà trường THPT, từ đó đề xuất giải pháp giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHĐP cho HS THPT.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung tìm hiểu, nghiên cứu để rồi đưa ra các giải pháp thiết kế và tổ chức các HĐGD liên quan chủ yếu đến các di sản văn hóa trong phạm vi địa bàn huyện Diễn Châu, đặc biệt là vùng nam Diễn Châu.
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận;
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp Test;
- Phương pháp khảo sát thực tiễn; – Phương pháp so sánh đối chiếu.
- CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Phần một: Đặt vấn đề.
Phần hai: Nội dung.
Phần ba: Kết luận.
Phần bốn: Phụ lục.
NỘI DUNG
- Cơ sở của đề tài
- Cơ sở lí luận
- Tổng quan về di sản văn hóa
- Khái niệm di sản văn hóa
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. Những giá trị đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nền văn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]