SKKN Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9
- Mã tài liệu: BM9113 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1276 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Nhị |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 24 |
Tác giả: | Trần Thị Bảo Yến |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Trưng Nhị |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Xác định môn học cần tích hợp
2.3.2. Xác định nội dung cần tích hợp
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học
2.3.4. Thiết kế giáo án bài dạy nghiên cứu kiến thức mới
2.3.5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
2.3.6. Thực nghiệm theo tiến trình bài soạn
2.3.7. Đánh giá rút kinh ngiệm
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | TRANG |
1. MỞ ĐẦU | |
1.1. Lý do chọn đề tài. | |
1.2. Mục đích nghiên cứu. | |
1.3. Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4. Phương pháp nghiên cứu. | |
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
2.3.1. Xác định môn học cần tích hợp | |
2.3.2. Xác định nội dung cần tích hợp | |
2.3.3. Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học | |
2.3.4. Thiết kế giáo án bài dạy nghiên cứu kiến thức mới | |
2.3.5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. | |
2.3.6. Thực nghiệm theo tiến trình bài soạn | |
2.3.7. Đánh giá rút kinh ngiệm | |
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm | |
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | |
3.2. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này, trong mỗi giờ học giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê và tự giác học tập. Trong những năm gần đây việc dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn được đề cập và vận dụng nhiều đã đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy đối với tất cả các môn học nói chung, môn Ngữ văn nói riêng.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. [11]
Với môn Ngữ văn (phần văn bản) việc giảng dạy bám sát đặc trưng bộ môn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không nắm vững đặc trưng thể loại sẽ vô cùng khó khi tiếp cận giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. Tuy nhiên với các tác phẩm khác thời đại, bên cạnh đặc trưng thể loại còn phải bám sát bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng thẩm mỹ của thời đại nữa. Trong bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử, một vùng đất…và tất nhiên đối với tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để phản ánh. Bởi thế trong văn, trong thơ có cả lịch sử, địa lí, âm nhạc, hội họa, điêu khắc…Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy, mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, trong quá trình thực hiện chương trình Ngữ văn lớp 9, tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Nắm bắt được vấn đề đó, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Hiệu quả dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa, vai trò của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Hoằng Anh. Tìm hiểu và thực nghiệm một số văn bản có thể tích hợp được kiến thức của nhiều môn học. Nhằm tạo không khí hứng thú, say mê cho học sinh khối 9 ở trường THCS Hoằng Anh – lứa tuổi hiếu động thích khám phá, tìm tòi và thể hiện, giúp cho các tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán mà còn có thể củng cố được nhiều kiến thức ở các bộ môn khác. Qua đó rèn luyện tư duy suy luận, kĩ năng liên hệ, tổng hợp, đánh giá, nhận xét, so sánh, đối chiếu… và nhiều kĩ năng khác cho học sinh.
1.3. Đối tượng ngiên cứu:
Cách thức dạy học tích hợp kiến thức liên môn văn bản “Viếng lăng Bác” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ở trường THCS Hoằng Anh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
– Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp phân tích.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng hợp.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào dạy học. Chúng ta đều thấy rằng, việc dạy học tích hợp chỉ mới được thực hiện ở những mức độ thấp như liên hệ, phối hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học hay phân môn khác nhau để giải quyết một vấn đề. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình dạy học.
Dạy học tích hợp không phải là mới đối với môn Ngữ Văn, lâu nay ta vẫn tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn, như trong bài giảng tác phẩm văn học có Tiếng Việt, có Tập làm văn. Tích hợp các phân môn tạo nên sự liên kết với nhau trên nhiều mặt, nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Vậy tích hợp liên môn để làm gì? Tích hợp liên môn nhằm mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, cùng với các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. Tích hợp liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy, nếu nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào các buổi ngoại khóa.[11]
Cùng với sự đổi mới, trong các giờ dạy học Ngữ văn giáo viên cũng đã áp dụng tích hợp liên môn, để tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học.
Trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường THCS ta thấy giữa môn Ngữ văn và các môn học khác có liên quan rất mật thiết. Kiến thức của các môn học khác có thể bổ sung, hỗ trợ cho kiến thức của bài Ngữ văn được mở rộng, phong phú và sinh động hơn. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng nguyên tắc tích hợp liên môn vào dạy học Ngữ văn nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách có hiệu quả hơn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]