SKKN Hình thành giá trị sống cho học sinh thpt thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc
- Mã tài liệu: MP1247 Copy
Môn: | Kỹ năng sống |
Lớp: | 10.11,12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 479 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Lê Thị Mỹ Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Hình thành giá trị sống cho học sinh thpt thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hình thành giá trị sống cho học sinh qua hoạt động phát triển văn hóa đọc trên Câu lạc bộ Văn học
2. Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động tổ chức cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc cấp trường”
3. Hình thành giá trị sống cho học sinh qua hoạt động phát triển văn hóa đọc lồng ghép trong các hoạt động trải nghiệm
4. Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động phát triển văn hóa đọc trong buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp
5. Hình thành giá trị sống cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động phát triển văn hóa đọc trong tiết Sinh hoạt lớp
6. Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động thiện nguyện, tặng sách
Mô tả sản phẩm
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Ở lứa tuổi HS THPT, nhân cách của các em đang tiếp tục hình thành, phát triển và dần hướng tới sự ổn định. Đây cũng được coi là thời điểm vàng để định hướng giá trị sống đích thực cho các em. Gia đình, nhà trường, xã hội có cùng trách nhiệm giáo dục HS những giá trị sống để các em có đủ hành trang, vững vàng, tự tin và có kĩ năng ứng phó với những khó khăn, cạm bẫy bất thường trong cuộc sống.
Tuy nhiên, HS nói chung và HS trường THPT Diễn Châu 3 nói riêng hiện nay vẫn đang mơ hồ về giá trị sống. Một bộ phận không nhỏ các em chạy theo, đeo đuổi nhiều thứ mang giá trị nhất thời để thỏa mãn những nhu cầu trước mắt như chơi game, thích lướt facebook, tiktok, livestream, bán hàng quần áo, giày dép, gương lược, phấn son, …thích làm đẹp về hình thức, thích gây chú ý, thích sống ảo, sa vào yêu đương …Nhiều học sinh mơ hồ về lý tưởng sống, thờ ơ với việc xây dựng các mối quan hệ đúng đắn bền vững về tình bạn, tình yêu, tình thầy trò, gắn kết anh em gia đình ruột thịt, xác định trách nhiệm của bản thân…Các em khó kiềm chế cảm xúc, dễ nổi nóng, cáu giận, ít quan tâm đến thế giới xung quanh, ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển cả về mặt sinh lí, tâm lí, nhân cách…Thực trạng bạo lực học đường, tự tử, sa vào các tệ nạn xã hội của HS là hệ quả của việc mơ hồ về giá trị sống…Về phía gia đình, nhà trường, xã hội, đều nhìn ra được thực trạng, lo lắng trước thực trạng, tìm kiếm phương pháp cách thức để hình thành các giá trị sống cho HS nhưng chưa hiệu quả.
Nguyên nhân của thực trạng đáng lo ngại mà chúng tôi nêu ra ở trên, theo chúng tôi là do chúng ta chưa đưa được chiếc chìa khóa vàng làm kim chỉ nam định hướng cho các em học sinh về giá trị sống. Một trong những chiếc chìa khóa vàng đó là đọc sách. Đọc sách làm cho tâm hồn con người lắng sâu hơn, bình tâm hơn, dịu dàng, ngọt ngào hơn; đọc sách làm cho trí tuệ được tỉnh thức, tinh anh, biết suy ngẫm, chín chắn, mở ra nhiều cánh cửa, nhiều lựa chọn. Đọc sách hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ, nghĩa là con người không chỉ sống tốt hơn mà còn sống đẹp hơn.
Văn hóa đọc là tầm cao của việc đọc sách và đang được toàn xã hội quan tâm. Đó là một trong những vấn để then chốt của giáo dục khai phóng, hướng tới năng lực tự học suốt đời của con người. Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó còn là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, phát triển nhân cách, bồi đắp tâm hồn, thắp sáng những ước mơ, lý tưởng cho người đọc. Một cuốn sách hay sẽ mở ra cánh cửa bước vào thế giới rộng lớn. Các em sẽ được gặp gỡ trực tiếp nhân vật tới từ những khoảng thời gian, những địa điểm và những nền văn hóa khác nhau. Đọc sách cũng là đồng thời học cách diễn đạt ý kiến và cảm xúc, sử dụng trí tưởng tượng và giải thích những gì đã được học. Quan trọng hơn, đọc sách chính là học một kỹ năng sống và hướng các em học sinh tới những giá trị sống đích thực bền vững như sự tự tin, lòng nhân ái, sống trách nhiệm, yêu nước, hợp tác, tôn trọng, hạnh phúc…
Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa đọc để hình thành các giá trị sống, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh mà trước hết là học sinh trường THPT Diễn Châu 3, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: Hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc để chia sẻ cùng đồng nghiệp trong quá trình giáo dục học sinh.
- Mục đích nghiên cứu
– Đề tài hướng đến đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lực cho chọc sinh
– Đề xuất được các giải pháp hình thành các giá trị sống qua hoạt động phát triển văn hóa đọc cho học sinh
– Hình thành ở học sinh những giá trị sống cốt lõi cao đẹp đối với học sinh như:
+ Các giá trị sống về thái độ như: tôn trọng, trách nhiệm, trung thực…
+ Các giá trị sống về hành vi như: hợp tác, sáng tạo…
+ Các giá trị sống về tinh thần như: đoàn kết, nhân ái…
– Nhằm hạn chế được những biểu hiện sống tiêu cực trong đời sống như: tự ti, tự cao, buông xuôi, không có lý tưởng sống, vô cảm, hiềm khích, bạo lực học đường, ích kỷ, trầm cảm, tự tử…
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
– Đối tượng mà tôi thực hiện khảo nghiệm là HS trường THPT Diễn Châu 3, HS THPT huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong năm học 2021 – 2022, 2022 – 2023
3.2. Đối tượng nghiên cứu
– Các giải pháp hình thành giá trị sống cho học sinh thông qua hoạt động phát triển văn hóa đọc
- Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ, thường xuyên các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này thì có thể hình thành được giá trị sống cho học sinh như mục đích nghiên cứu đề ra ở mục 2.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên về phát triển văn hóa đọc và hình thành giá trị sống cho HS
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về giá trị sống và văn hóa đọc
– Khảo sát, đánh giá thực trạng
+ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về việc hình thành giá trị sống cho HS và các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong trường học hiện nay
– Đề xuất các giải pháp hiệu quả thông qua thực nghiệm
5.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hình thành giá trị sống cho HS qua các hoạt động phát triển văn hóa đọc trên cơ sở lí luận và thực tiễn
– Về thời gian, kế hoạch thực hiện
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Từ tháng 10/ 2021 đến tháng 12/2021 | – Đọc tài liệu về giá trị sống, văn hóa đọc, nghiên cứu các văn bản liên quan
– Đọc tài liệu tham khảo về tâm lý lứa tuổi HS THPT – Tìm hiểu những khó khăn tâm lý của HS THPT trong cuộc sống học tập |
-Tổng hợp các tài liệu.
-Các số liệu đã được xử lý. |
2 | Tháng 12/2021 | – Trao đổi với đồng nghiệp về đề tài của mình.
– Tìm hiểu giá trị sống và văn hóa đọc của HS trong thực tế – Khảo sát thực tế |
– Nắm được ý kiến của đồng nghiệp
– Tổng hợp được thực trạng |
3 | Từ tháng 01/2022 đến tháng 01/2023 | – Tiến hành thực nghiệm | – Viết đề cương
– Viết phần mở đầu – Viết cơ sở của đề tài |
4 | Từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023 | – Tiếp tục thực nghiệm | – Hoàn thiện phần mở đầu, cơ sở đề tài
– Viết phần trọng tâm của đề tài: Giải pháp và hiệu quả đề tài |
5 | Tháng 04/2023 | – Thống kê số liệu, khảo sát thực tiễn và phân tích kết quả thực nghiệm | – Viết phần kết luận
– Hoàn thiện đề tài |
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]