SKKN Hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 10 – GDPT 2018
- Mã tài liệu: MP1076 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 578 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT số 2 tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Phương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT số 2 tỉnh Nghệ An |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 10 – GDPT 2018″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh thông qua tình huống phản biện.
2.2. Tổ chức cho học sinh tranh luận, phản biện.
2.3. Xây dựng hệ thống bài tập, đề kiểm tra phát triển năng lực phản biện.
2.4. Sử dụng phối hợp các kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau để hình thành và phát triển tư duy phản biện.
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Albert Einstein, thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại đã nói “Giáo dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư duy”. Và triết lí giáo dục của UNESCO là “học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống”.
Xu thế tất yếu của giáo dục là đào tạo những con người có khả năng nhạy bén, linh hoạt ứng biến và thuyết phục người khác bằng khả năng tư duy và lập luận của mình. Điều đó có nghĩa phản biện là năng lực quan trọng của mỗi con người trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay. Thực tiễn ngày nay nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Anh, Mĩ, Nhật Bản đã chú trọng đề cao và tạo điều kiện cho học sinh phát huy tư duy phản biện. Trong đó, Anh quốc coi tư duy phản biện như một môn học bắt buộc chính quy. Đối với giáo dục Việt Nam những năm gần đây chúng ta cũng đã chú trọng tới vấn đề này. Trong quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học do Bộ trưởng GD-ĐT ban hành kèm theo thông tư số 13/2012/TT- BGDĐT, ngày 06/4/2012, chương II, điều 7, mục 2c có viết: “Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện ”. Mặt khác, học sinh ngày nay luôn có nhu cầu tự bộc lộ mình, nhất là trong những tình huống được động viên, khích lệ, có hứng thú. Các em không thích lối tư duy thụ động, phụ thuộc vào người khác và cũng không muốn bị áp đặt bởi cách hiểu của người khác. Các em thích tìm lí lẽ của riêng mình, có cách nghĩ của bản thân, thậm chí có khi đó là cách nghĩ táo bạo, vượt khỏi khuôn khổ. Nhưng do quan niệm truyền thống, lạc hậu nên nhiều khi vô tình chúng ta đã cản bước tiến của các em và áp đặt suy nghĩ của người lớn. Và quan trọng hơn là chúng ta không kích thích được sự phát triển của năng lực tư duy phản biện cần có của học sinh hiện nay.
Và hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 với đối tượng học sinh lớp 10 đòi hỏi rất cao trong việc hình thành tư duy phản biện các vấn đề liên quan. Sự thay đổi trong cấu trúc và thiết kế nội dung dạy học Địa lí 10 cũng đòi hỏi cả giáo viên lẫn học sinh cần có nhiều năng lực trong đó yêu cầu rất cao về năng lực tư duy phản biện, nhất là các nội dung liên quan đến thực tế, trong điều kiện các em vừa chập chững bước vào 1 cấp học hoàn toàn mới.
Đặc biệt, hiện nay tôi đang công tác tại trường PT DTNT THPT số 2 Nghệ An với đối tượng học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc hình thành kĩ năng sống nói chung và tư duy phản biện nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Vì những lí do trên nên tôi lựa chọn đề tài “Hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 10” với mong muốn góp phần trang bị kĩ năng cần thiết cho các em trong thời kì hội nhập quốc tế.
2. Tính mới của đề tài
Tư duy phản biện là kĩ năng đặc biệt quan trọng cần được hình thành cho học sinh và cũng có rất nhiều tài liệu liên quan. Tuy nhiên, việc hình thành tư duy phản biện thông qua môn học còn rất ít và nó hoàn toàn mới đối với Địa lí
10 chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mặt khác, những phương pháp hình thành tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 10 này cũng có thể áp dụng đối với các môn học khác để nâng cao hiệu quả môn học cũng như hình thành năng lực cho học sinh trong thời đại công nghệ 4.0.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài nhằm mục đích hướng dẫn và sử dụng các biện pháp cũng như kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tối đa năng lực phản biện của học sinh thông qua các giờ dạy học môn Địa lí 10. Đồng thời bản thân tôi mong muốn tạo ra được một không khí dạy học dân chủ, thoải mái, góp phần làm nên sức hấp dẫn cho việc chiếm lĩnh tri thức Địa lí trong trường phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài đề cập đến việc rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh ở cấp THPT. Đây là một vấn đề thiết thực và cần tiến hành đồng bộ ở nhiều môn học. Hơn nữa cần được rèn luyện một cách thường xuyên thì mới có hiệu quả, bởi nó thuộc về năng lực chứ không phải do thiên bẩm. Nhưng trong khả năng của người viết, tôi chỉ xin đề xuất một số cách rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh qua dạy học Địa lí 10.
3.3. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình thành và phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học môn Địa lí lớp 10.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phương pháp phân loại, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,…
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm,…
5. Phạm vi nghiên cứu
Tôi chỉ tập trung nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp hình thành và phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học Địa lí lớp 10 ở 3 bộ sách (Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo).
6. Kế hoạch nghiên cứu đề tài
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Từ 01 tháng
07 năm 2022 đến 15 tháng 10 năm 2022 |
Chọn đề tài và phác thảo đề cương |
thông qua dạy học Địa lí 10
|
2 | Từ 16 tháng
10 năm 2022 đến 15 tháng 11 năm 2022 |
|
– Tài liệu về tư duy phản biện |
3 | Từ 16 tháng 11 đến 31 tháng 12 năm
2022 |
|
|
4 | Từ 01 tháng
01 năm 2023 đến 01 tháng 02 năm 2023 |
– Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm
(Trừ phần thực nghiệm) |
Hình thành và phát triển tư duy phản biện cho học sinh qua dạy học Địa lí 10(quy trình) |
5 | Từ 02 tháng 02 đến 28 tháng 02 năm 2023 | Lập kế hoạch chuẩn bị thực nghiệm và khảo sát. | Kế hoạch, nội dung và phương pháp thực nghiệm và khảo sát. |
6 | Từ 01 tháng
03 năm 2023 đến 10 tháng 03 năm 2023 |
Tiến hành thực nghiệm và xử lý kết quả ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Lập phiếu khảo sát và thu thập thông tin về tính cấp thiết và khả thi của các biện |
Kết quả thực nghiệm và khảo sát điều tra |
pháp.
Hoàn thiện sáng kiến |
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương :
Chương I: Cơ sở của việc hình thành và phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT
Chương II: Quy trình và cách thức hình thành và phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 10
Chương III: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]