SKKN Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9142 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1759 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Quang Trung |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trần Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS Quang Trung |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
2.3.2 Hướng dẫn học sinh cách làm bài cụ thể
2.3.2.1. Hướng dẫn học sinh khâu tìm hiểu đề
2.3.2.2. Hướng dẫn học sinh tìm ý
2.3.2.3. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo từng dạng đề
2.3.2.4. Kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
2.3.2.5. Tích hợp với giờ dạy văn bản
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết dạy môn Ngữ văn ở trường THCS là giúp các em biết tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật. “Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất : là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó” [7]. Giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn . Học văn các em sẽ hoàn thiện hơn về phẩm chất đạo đức; bên cạnh đấy là dạy, luyện cho các em cảm thụ thơ văn và biết cách viết văn. Vì vậy, giáo viên không chỉ hướng dẫn các em biết chủ động lĩnh hội kiến thức, biết vận dụng kiến thức đã học cùng với hiểu biết của bản thân về cuộc sống để chuyển tải thành sản phẩm – bài văn (kĩ năng làm bài).Từ đó giúp các em có sự phát triển toàn diện về tâm hồn, về trí tuệ, về tri thức thẩm mĩ.
Trong chương trình Ngữ văn 9 thì văn nghị luận gồm: nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ); nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) và nghị luận xã hội . Lâu nay nghị luận vẫn được coi là kiểu văn bản khó viết đối với nhiều học sinh. Vì nó không chỉ đòi hỏi người viết phải có kiến thức chính xác, sâu rộng về đời sống xã hội, về tác phẩm văn học mà còn phải có sự tư duy lô gíc chặt chẽ với những lập luận sâu sắc thấu tình đạt lí bài văn mới có thể hấp dẫn người đọc, người nghe. Tác phẩm bao giờ cũng là một tổng thể giữa nội dung và phương thức (nghệ thuật – hình thức) biểu đạt. “Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát”[1]. Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc giảng dạy của giáo viên ở kiểu bài này chưa phong phú và mang lại hiệu quả cao, dẫn đến việc nắm bắt kiến thức và làm bài của học sinh chưa được tốt. Nhiều em chưa biết xác định đề đúng hướng, làm bài thường sa vào kể nhiều, chưa kết hợp hài hòa giữa các tình tiết, sự việc…với những nhận xét đánh giá khi viết khiến bài viết chưa sâu.
Trong khi đó, số tiết dạy và luyện tập trong chương trình quá ít (3 tiết) nên nhiều em còn tràng màng. Tài liệu tham khảo nhiều nhưng hướng dẫn cụ thể về các dạng đề lại chưa có. Thực tế kiểu bài này thường có trong các kỳ thi từ khảo sát học kỳ cho đến kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, thi vào THPT.
Chính vì vậy, khi dạy môn Ngữ văn 9, tôi luôn ý thức được vai trò, vị trí của kiểu bài này nên đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng làm bài. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm văn nghị luận về tác phẩm truyện của học sinh lớp 9A,9B do tôi phụ trách, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) cho học sinh lớp 9”. Nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm, qua đó giúp học sinh nắm vững hơn phương pháp làm kiểu bài này. Nâng cao chất lượng bài thi, bài kiểm tra, kết quả học tập của các em và chất lượng của nhà trường .
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các tiết học của môn Ngữ văn mà giáo dục nhân cách, lối sống, khơi gợi trong các em lòng thương yêu con người, yêu quê hương, đất nước, ngoài ra còn rèn luyện cho mỗi học sinh cách giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Muốn vậy, giáo viên cần giúp các em cảm nhận, phân tích tốt mỗi tác phẩm. Qua những tiết dạy lý thuyết yêu cầu các em nắm vững kỹ năng kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích): bố cục, tìm ý, lập dàn ý, cách viết. Học sinh biết phân biệt các dạng đề để khi làm bài với dung lượng kiến thức phù hợp, vừa đủ (không bị sa đề). Đồng thời hướng dẫn các em cách thực hành, xác định các luận điểm cần có trong bài và luôn phải cân nhắc sắp xếp cái nào trước, cái nào sau, chọn từ nào cho chuẩn xác, hấp dẫn mới diễn đạt. Sau quá trình giảng dạy, giáo viên đưa ra cách thức kiểm tra học sinh như : làm bài tập trên lớp, làm bài tập ở nhà, qua các giờ kiểm tra định kỳ để khảo sát được thực chất cách viết, chất lượng bài viết văn của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Đề tài nghiên cứu: nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
– Đối tượng ứng dụng: học sinh lớp 9 trường THCS Định Tường, Yên Định, Thanh Hóa.
– Nghiên cứu đề tài giúp học sinh nắm được một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm (đoạn trích)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
+ Phương pháp điều tra, khảo sát
+ Phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Phương pháp thực nghiệm
+ Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh số liệu, đối chiếu…
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Nghị luận là văn bản trình bày ý kiến bàn luận, đánh giá theo một quan điểm nhất định những sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, tư tưởng …nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) theo quan điểm nào đó.
Nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.[1]
Để học sinh nắm được cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích): trước hết cần giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết của kiểu bài này. Từ việc nắm chắc khái niệm đến cách trình bày dàn ý của bài văn. Đây là kiến thức cơ bản nhưng lại rất cần thiết cho quá trình học và làm bài. Tiếp đến hướng dẫn học sinh cách làm bài cụ thể như: đọc kỹ đề, xác định xem mệnh đề yêu cầu gì.
Ví dụ, các em phân biệt các từ trong đề có từ “suy nghĩ” khác yêu cầu phân tích như thế nào?. Hướng dẫn học sinh tìm ý bằng cách đặt câu hỏi. Khâu quan trọng để giúp các em làm bài được tốt cần biết cách lập dàn ý theo từng dạng đề như: nghị luận về nhân vật hoặc khía cạnh về nhân vật trong tác phẩm; nghị luận về một tác phẩm (đoạn trích); nghị luận nêu nhận xét để làm sáng tỏ một vấn đề (một nhận định); nghị luận tổng hợp về truyện.
Trong quá trình dạy cần tích hợp kiểu bài với các giờ dạy văn bản trên lớp. Giáo viên khi dạy văn bản không thể nghèo nàn cảm xúc. Bởi những trang truyện hay, những số phận của các nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tình cảm, tư tưởng, nội tâm…phong phú và đa dạng, cần hướng cho học sinh biết cách trình bày, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề …. Đồng thời biết kết hợp nhiều
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]