SKKN Hướng dẫn giáo viên dạy học kiến thức địa phương trong môn Địa lý 8

Giá:
50.000 đ
Môn: Địa lí
Lớp: 8
Bộ sách:
Lượt xem: 638
Lượt tải: 4
Số trang: 23
Tác giả: Bùi Thị Minh Nguyệt
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạch Lâm
Năm viết: 2019-2020
Số trang: 23
Tác giả: Bùi Thị Minh Nguyệt
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạch Lâm
Năm viết: 2019-2020

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn giáo viên dạy học kiến thức địa phương trong môn Địa lý 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1 Người quản lý phải có kiến thức tổng thể, sâu rộng về bộ môn:
2. Tổ chức chuyến khám phá thực tế địa phương cho CBGV:
3 Chỉ đạo dạy học địa lý Địa phương ứng dụng bằng phương pháp trãi nghiệm thực tế
4 Hướng dẫn tổ chức viết bài thu hoạch
5. Khảo sát về mức độ hứng thú của bộ môn sau khi được học bài địa lí về trãi nghiệm thực tế

 

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

 Trong chương trình giáo dục quốc dân, Địa lý là môn học quan trọng nên được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông từ lớp 6 cho đến lớp 12, nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lý, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, xu thế tất yếu của thời đại. 

Địa lý là môn học có nhiều thuận lợi về giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trong đó các kiến thức địa lý địa phương có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế, một nhà văn Nga đã nói: “Tình yêu quê hương đất nước phải được bắt nguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi xóm, làng của mình và chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về chúng”.

Chính việc giảng dạy địa lý địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế – xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Kiến thức địa lý địa phương (quê hương) có liên quan nhiều đến địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội cấp THCS 

Kiến thức địa lý địa phương là tài liệu sống động để nắm những kiến thức địa lý cơ bản đó. Bởi vì thông qua những hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng hết sức gần gũi, thân quen mà học sinh nhìn thấy hàng ngày ở địa phương sẽ tạo điều kiện để hình thành biểu tượng địa lý cho học sinh. Trong khi đó, biểu tượng địa lý lại là cơ sở để tạo nên khái niệm địa lý, vì nó phản ánh được những thuộc tính của khái niệm địa lý tương ứng . Ngược lại, việc đưa kiến thức địa lý địa ph ương trong dạy học địa lý sẽ góp phần bổ sung kiến thức về địa phương cho học sinh và làm giàu tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em. Đồng thời, bài giảng địa lý có sự liên hệ, chứng minh bằng thực tiễn nơi các em đang sinh sống và học tập sẽ trở nên hấp dẫn và có tính thuyết phục với học sinh hơn. 

Dạy học địa lý địa phương ở các trường phổ thông hiện nay đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên, dung lượng kiến thức này vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong chương trình địa lý phổ thông. Ngoài các tiết dạy địa lý địa phương theo quy định, thầy (cô) giáo chưa thường xuyên đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài giảng. Đặc biệt, giáo viên nắm kiến thức địa lý địa phương chưa sâu, chưa rộng đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Do đó, kiến thức địa lý địa phương của học sinh thường nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho học sinh còn nhiều hạn chế, đây là vấn đề cần khắc phục, hơn nữa việc sắp xếp thời gian học thực tế về kiến thức địa lý địa phương còn nhiều khó khăn như: Những kiến thức địa lý địa phương thể hiện rõ ràng và lôi cuốn cho học sinh tìm hiểu thường ít và xa, khung thời gian lại hạn chế … chính vì thế gây cản trở nhiều đến việc dạy kiến thức địa lý địa phương (phần thực địa) cho học sinh, dẫn đến đa phần giáo viên chỉ bố trí dạy địa lý địa phương theo kiến thức lý thuyết là chủ yếu, điều đó chưa góp phần kích thích tính khám phá, tìm tòi của học sinh, nên bài dạy thường nhàm chán, dẫn đến hiệu quả không cao, kiến thức không sâu, việc giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước sẽ bị hạn chế

Từ năm học ……….. tôi được điều động về công tác ở trường THCS Nga Điền, qua tìm hiểu về tình hình địa phương, bản thân lại là cán bộ quản lý có chuyên môn về môn Địa lý, vì thế thấy đây là vùng đất có nhiều cơ hội để phát huy về bộ môn Địa lý

Qua tìm tòi, khảo sát và nghiên cứu, nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết cho nên tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm  “ Hướng dẫn giáo viên dạy học kiến thức địa phương trong môn Địa lý 8 ở trường THCS Nga Điền ”

 

1.2 Mục đích nghiên cứu

– Đổi mới phương pháp, hình thức, nội dung dạy học về địa lý địa phương

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc hình thành kiến thức địa lý 

– Xây dựng niềm tin yêu khoa học, kích thích lòng ham mê trong việc tìm tòi, khám phá, ứng dụng trong bộ môn Địa lí 

– Nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh với quê hương đất nước

Giúp học sinh nhận thức kiến thức địa lí một cách tổng thể và toàn diện hơn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

        Dạy học địa lý địa phương lớp 8 bằng trãi nghiệm thực tế

1.4  Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp quan sát kiến thức đia lí thực tế

  – Phương pháp thu thập thông tin

 .- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

– Phương pháp viết báo cáo

 

  1. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 

Huyện Nga Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 40 km về phía đông Bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 14 km về phía đông và cách Hà Nội khoảng 120 km về phía nam. phía bắc và đông giáp tỉnh Ninh Bình, phía tây giáp huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hậu Lộc, phía đông giáp Biển đông. Hơn 80% diện tích của huyện là đồng bằng, địa hình thoải từ tây sang đông. phía bắc của huyện có dãy núi Tam Điệp, phía nam có con sông Lèn chảy qua. Diện tích tự nhiên huyện là 144,95 km². [1]

Xưa kia Nga Sơn thuộc vùng đất biển cạn, đây là vùng có núi non, sông biển, hang động, các di tích huyền diệu và hoang sơ, hiện nay biển đã rút xa hàng chục cây số, Nga Sơn trở thành vùng đồng ruộng thấp, xen lẫn các núi sót (trước đây là các đảo)

Nga Điền là xã nằm phía đông bắc của huyện Nga Sơn, và cũng là phía đông bắc của tình Thanh Hóa, có diện tích: 11,17 km², là một xã hẹp về bề ngang nhưng lại có chiều dài tới hơn 11 km;  Phía đông giáp các xã Định Hóa và Văn Hải thuộc huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, phía nam giáp xã Nga Phú, Nga An và Nga Giáp của huyện Nga Sơn, phía tây giáp xã Nga Thiện thuộc huyện Nga Sơn, phía bắc giáp xã Yên Thái, Yên Lâm thuộc huyện Yên Mô của tỉnh Ninh Bình.  [2]

Về tự nhiên Nga Điền có gần như đầy đủ các yếu tố về tự nhiên, như: Có địa hình núi đá vôi (là phần cuối của dãy núi đá vôi Tam Điệp), có địa hình đồng bằng, có sông Hoạt, sông Càn, bãi bồi ven biển…

Trong các yếu tố tự nhiên ở đây, điển hình phải kể đến là: Núi, biển (xa xưa), sông, hang động, cửa Thần Phù, đồng bằng … 

2.1.1 Cửa Thần Phù:   vốn là một cửa biển hiểm yếu xa xưa nằm trên tuyến đường thủy hành quân Nam tiến của người Việt nên được gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ trong dân gian và sử sách. Cửa Thần Phù ngày nay đã bị phù sa bồi đắp và trở thành vùng đất nằm cách bờ biển hơn 10 km. Trước đây khu vực này thuộc tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn, một phần được tách về tỉnh Thanh Hóa. Cửa biển Thần Phù hiện nằm trên tuyến sông Nhà Lê, thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên LâmYên MôNinh Bình và Nga ĐiềnNga SơnThanh Hóa. Khu vực Thần Phù nay ở thượng nguồn lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung – Bắc Việt Nam.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Áp dụng hiệu quả phương pháp dạy học qua trò chơi môn Địa lý 6 (Sách Chân trời sáng tạo)
Lớp 6
Địa lí
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)