SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam – Lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)
- Mã tài liệu: BM8021 Copy
Môn: | Địa lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 628 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS FPT |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS FPT |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam – Lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Thường xuyên sử dụng bản đồ trong từng tiết học
– Giáo viên phải nghiên cứu chuẩn bị kĩ các loại bản đồ trước khi lên lớp.
– Đưa việc sử dụng bản đồ vào đánh giá chất lượng dạy- học của giáo viên và học sinh.
– Gây hứng thú học tập của học sinh thông qua sử dụng bản đồ
-Kết hợp giữa cách sử dụng bản đồ theo phương pháp truyền thống với hiện đại.
Mô tả sản phẩm
A- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Việc dạy học nhằm đạt được những giá trị: “ Dạy cho người khác muốn học, biết học, kiên trì học và học có kết quả.
Như vậy, việc dạy học không chỉ là cung cấp kiến thức mà phải hướng dẫn học sinh hoạt động, làm việc với các bản đồ, thu thập xử lí thông tin SGK, tham quan khảo sát địa phương…tạo hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thực hành, liên hệ kiến thức trong sách vở với thực tế. Sử dụng các bản đồ trong dạy – học là đặc trưng của môn địa lí và nó rất quan trọng với 2 chức năng: Vừa là nguồn khai thác kiến thức, vừa là phương tiện để minh họa cho kiến thức. Vì thế, sử dụng bản đồ là việc làm cần thiết và thường xuyên ở mỗi cấp học, lớp học và trong mỗi tiết dạy – học môn địa lí.
Tuy nhiên, trong thực tế học sinh lại gần như không coi trọng việc khai thác kiến thức từ bản đồ mà thay vào đó là học thuộc lòng lý thuyết địa lí nên kiến thức mà học sinh có chỉ mang tính chất tạm thời (chỉ một thời gian ngắn) rồi quên, học sinh không có khả năng vận dụng vào thực tế và thường chỉ trình bày kiến thức ở dạng thông hiểu, hiếm khi trả lời được câu hỏi vận dụng (như dạng câu hỏi giải thích vì sao?) hoặc chỉ vận dụng được ở mức độ thấp không vận dụng được ở mức độ cao.
Khác với môn học khác, môn địa lí được đặc trưng gắn liền với bản đồ…khi học bất kì một địa phương, một châu lục hay một đối tượng địa lí thì giáo viên và học sinh không thể trực tiếp đến tận nơi đó để quan sát được chính vì vậy học địa lí không thể thiếu bản đồ. Ngay cả trong thi cử hầu hết các môn không được sử dụng bất kì tài liệu nào trừ môn địa lí được sử dụng átlat địa lí (tức bản đồ). nhưng thực tế rất ít học sinh có kỹ năng biết cách sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức hoặc chỉ dừng lại ở việc biết đọc bản đồ nhưng không biết cách phân tích sâu tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí…
Từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ một số loại bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam – lớp 8 nhằm khắc phục tình trạng ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt)
- Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài nhằm giúp học sinh lớp 8 biết cách sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để học địa lí phần địa lí tự nhiên Việt Nam dễ dàng hơn, từ đó hạn chế tới mức thấp nhất việc ghi nhớ kiến thức một cách máy móc (học vẹt) và làm cơ sở vững chắc cho những năm học tiếp theo.
III. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Là các em học sinh khối 8 Bậc THCS năm học ………..; ……….. và ……….., tại trường THCS Thị Trấn – Lang Chánh.
- Giới hạn đề tài: Nghiên cứu phần địa lí tự nhiên Việt Nam (thuộc học kì 2- địa lí 8) để hướng dẫn học sinh cách khai thác bản đồ địa lí Việt Nam trong quá trình học địa lí tự nhiên Việt Nam
- Phương pháp nghiên cứu.
1.Nghiên cứu lý thuyết.
– Đọc, tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu viết về kỹ năng khai thác bản đồ, atlát địa lí .
– Tìm hiểu nội dung đối tượng địa lí cần khai thác ở địa lí tự nhiên Việt nam trong SGK địa lí 8
- Nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
–Thực nghiệm sử dụng bản đồ địa lí trong dạy học một số tiết thực hành đi sâu vào việc khai thác kỹ năng bản đồ.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Bản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và nghiên cứu một loạt các bộ môn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí và lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa là các thầy giáo và học sinh ở nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết sử dụng tốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể dạy học địa lí mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần. Ngày nay, chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài liệu độc lập, nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí. Bản đồ được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.
Những kiến thức cơ bản về sự thành lập và nhất là sử dụng bản đồ là cơ sở của hệ thống kiến thức bản đồ ban đầu được nhà trường cung cấp cho học sinh không thông qua một môn bản đồ học riêng mà thông qua việc học địa lí từ lớp 6 trở lên. Thế giới hiện đại đòi hỏi mỗi công dân phải hiểu và biết bản đồ – những kiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thi công… trong dân sự cũng như trong quân đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đều không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.
II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
1.Thực trạng của việc sử dụng các bản đồ
Thực tế đã chứng minh rằng, ngày nay óc sáng tạo, tư duy của học sinh phát triển rất tốt, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Số lượng học sinh khá giỏi, bằng khá giỏi, tỉ lệ tốt nghiệp các cấp cũng không ngừng tăng…Tuy nhiên, năng lực thực hành của đa số học sinh còn rất yếu. Phần lí thuyết các em có thể học thuộc lòng nhưng khi yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn thì rất lúng túng, mơ hồ…Vậy, vì sao? vì học chưa đi đôi với hành, thuộc nhưng chưa hiểu…
Trước đây, do điều kiện đất nước còn nghèo, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học chưa có hoặc có nhưng rất ít…. Giáo viên lên lớp chủ yếu thuyết trình, mô tả, đọc cho HS ghi còn HS ngồi nghe giảng rồi về nhà học thuộc lòng và như vậy cả giaó viên và HS đều không được tiếp xúc với bản đồ.
Trong thời kì CNH – HĐH đất nước, nhất là thời kì hội nhập thế giới đòi hỏi chúng ta phải đào tạo một thế hệ trẻ phát triển toàn diện – có đủ tri thức và năng lực thực hành. Từ đó, Đảng và nhà nước ta đã thấy được tầm quan trọng của giáo dục con người trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Xác định và ưu tiên cho phát triển giáo dục là “ Quốc sách hàng đầu” . Đặc biệt từ năm học 2002 – 2003, với chương trình thay SGK, các bản đồ cũng được cung cấp ngày càng đầy đủ và hiện đại. Song do thói quen không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên mà tình trạng bản đồ có nhưng còn nằm trong kho, giáo viên và học sinh vẫn dạy – học theo lối cũ, năng lực thực hành của học sinh vẫn còn yếu.
- Nguyên nhân.
+ Về phía giáo viên:
Trước đây, với lối dạy học cũ giáo viên lên lớp chỉ cần 1 quyển SKG và giáo án là đủ, trong giờ học chỉ cần thuyết trình, mô tả là xong. Nay, giáo viên lên lớp ngoài SGK, giáo án, các tài liệu tham khảo còn phải chuẩn bị, sử dụng các loại bản đồ và phải mất nhiều thời gian chuẩn bị…Hơn nữa một số giáo viên, do năng lực sử dụng các loại bản đồ còn hạn chế, không sử dụng thường
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 8
- 179
- 2
- [product_views]
- 6
- 197
- 3
- [product_views]
- 5
- 125
- 4
- [product_views]
- 8
- 189
- 5
- [product_views]
- 4
- 182
- 6
- [product_views]
- 8
- 129
- 7
- [product_views]
- 5
- 170
- 8
- [product_views]
- 6
- 126
- 9
- [product_views]
- 4
- 123
- 10
- [product_views]