SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Mã tài liệu: BM9131 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2971 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS DL Huỳnh Thúc Kháng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THCS DL Huỳnh Thúc Kháng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Các thao tác thường áp dụng khi viết bài: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
Mô tả sản phẩm
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lí luận
Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Ngữ văn bởi vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm hồn. Trong chương trình Tập làm văn cấp Trung học cơ sở, học sinh đã được làm quen với văn nghị luận. Các em được bộc lộ thái độ, suy nghĩ của mình về nhiều vấn đề trong xã hội. Đồng thời với xu thế xã hội ngày nay thì nghị luận xã hội – nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngày càng có vài trò thiết thực, giúp các em không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội.
Khi viết văn nghị luận, các em không cần phải thuộc lòng những tri thức đọc hiểu trong sách lí thuyết nhiều mà vẫn có thể làm được bài. Các em có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình một cách khách quan mà không bị giới hạn, quy định nào ràng buộc. Đồng thời có thể thể hiện sự hiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh động hơn. Bởi dạng bài này thuộc dạng đề mở nên rất phù hợp với mọi đối tượng học sinh…
Tuy nhiên, viết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống không phải là thích gì, thấy gì viết lấy, hay áp đặt ý kiến chủ quan của người viết. Bài viết cần đảm bảo tính khách quan hoa học và hướng về vấn đề bàn luận. Người viết, cần có vốn sống phong phú, tầm hiểu biết rộng và có óc tư duy sắc sảo mới làm bài tốt.
Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết tốt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác. Là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn, vì những lí do, hoàn cảnh đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, với sự phát triển của đời sống xã hội, nghị luận xã hội nói chung, nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngày càng có vai trò thiết thực. Văn nghị luận xã hội giúp các em không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội.
Trong đề thi môn Ngữ văn cuối học kì, tuyển sinh THPT (chiếm 30% số điểm của bài thi) thường có bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của đời sống để viết bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống.
Năm học vừa qua, tôi trực tiếp giảng dạy Ngữ văn lớp 9, tôi nhận thấy văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là dạng văn nghị luận rất thiết thực, các em cần có vốn sống, có tư duy và có chính kiến của mình đối với các vấn đề xã hội. Và cũng qua bài văn, để góp phần hình thành nhân cách cho học sinh, hướng các em tới những điều cao đẹp hơn trong cuộc sống.
Thế nhưng không ít học sinh chưa hiểu rõ thể văn này cũng như chưa nắm được phương pháp làm bài hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của làm văn nghị luận xã hội đối với học sinh đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
1.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến
1.1.1. Với giáo viên
– Phải nắm chắc dạng bài, phương pháp làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
– Thực hiện, tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy trên lớp trong các tiết học nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1.1.2. Với học sinh
– Nắm chắc dạng bài, cách làm bài.
– Tự giác, ý thức thu thập tư liệu, đọc sách tham khảo, tích cực tham gia các hoạt động để học tập tốt.
1.2 Thời gian áp dụng sáng kiến
– Sáng kiến được thực hiện ở các dạy chính khoá theo phân phối chương trình, bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng đại trà của học sinh lớp 9.
1.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến
– Sáng kiến có thể áp dụng đối với học sinh khối 9.
- Nội dung sáng kiến
Sáng kiến Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, tôi tập trung tìm hiểu thực trạng của việc học, viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Từ đó, tôi hướng dẫn, đưa ra các giải pháp để làm bài văn. Trước hết, tôi định hướng cho học sinh hiểu được khái niệm của dạng bài, nhận diện đề bài. Tiếp theo là hướng dẫn các bước để làm bài văn được tốt nhất. Sau đó, tôi đưa các lưu ý khi làm bài văn ở dạng bài này. Sau cùng là phần thực tế đã áp dụng và kết quả minh chứng.
- Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Qua sáng kiến này, học sinh nắm chắc về dạng bài, xác định dễ dàng dạng bài, sử dụng thành thạo những kĩ năng làm văn nghị luận, sáng tạo trong việc lựa chọn hình thức thể hiện, vận dụng nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, biểu cảm… trong bài viết. Học sinh thuần thục và linh hoạt khi triển khai luận điểm, luận cứ, cách tiếp cận, xử lí thông tin – dẫn chứng, cách lập luận… để vận dụng trong bài viết. Các em đã vận dụng thành thạo những hiểu biết về đời sống xã hội cũng như kiến thức trong sách vở để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ làm văn của học sinh cũng trong sáng, nhuần nhuyễn hơn. Đặc biệt, học sinh hứng thú học tập và ưu thích môn Ngữ văn nói chung và viết văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Thực trạng của vấn đề
4.1. Chương trình
– Từ năm học 2002, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS bắt đầu thực hiện ở lớp 6 trong toàn quốc cho đến năm học 2005 đã triển khai hết lớp 9. Chương trình và sách Ngữ văn mới có nhiều thay đổi so với chương trình và sách giáo khoa trước đó. Đặc biệt kiểu bài: Nghị luận xã hội được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS, cụ thể dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
– Ở lớp 7, các em được tìm hiểu về các văn bản nghị luận xã hội, đặc biệt các em được học về kiểu bài nghị luận với hai phương thức nghị luận cơ bản: lập luận chứng minh, lập luận giải thích.
– Tiếp đó lớp 9, các em được tìm hiểu các văn bản nghị luận xã hội, được học về dạng bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
– Ngoài ra trong đề thi môn Ngữ văn cuối cấp, tuyển sinh THPT thường có bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức của đời sống để viết bài nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống.
4.2. Học sinh
– Phù hợp với kinh nghiệm lứa tuổi và trình độ suy luận của học sinh. Vốn sống của các em bắt đầu nhận thức về từng sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
– Tuy nhiên các em hiểu biết về vấn đề trong đời sống còn hạn chế, chưa quen chủ động giải quyết nhiều tình huống bất ngờ, đa dạng trong cuộc sống, kinh
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 105
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 145
- 3
- [product_views]
- 0
- 166
- 4
- [product_views]
- 0
- 152
- 5
- [product_views]
- 6
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 185
- 7
- [product_views]
- 6
- 174
- 8
- [product_views]
- 2
- 116
- 9
- [product_views]
- 0
- 154
- 10
- [product_views]