SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT
- Mã tài liệu: BM9118 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 608 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Global |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Global |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 9 một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Hướng dẫn học sinh xác định đề bài
2. Hướng dẫn học sinh xác định luận điểm chính (tìm ý)
3. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
4. Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
STT | Tên mục | Trang |
1 | A. Mở đầu | |
2 | I. Lí do chọn đề tài | |
3 | II. Mục đích nghiên cứu | |
4 | III. Đối tượng nghiên cứu | |
5 | IV. Phương pháp nghiên cứu | |
6 | B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm | |
7 | I. Cơ sở lí luận | |
8 | II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm | |
9 | III.Các giải pháp thực hiện đề tài | |
10 | 1. Hướng dẫn học sinh xác định đề bài | |
11 | 1.1. Nhận diện đề nghị luận xã hội | |
12 | 1.2.Phân biệt các dạng đề nghị luận xã hội | |
13 | 1.2.1. Dạng đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống | |
14 | 1.2.2. Dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí | |
15 | 1.3. Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu đề bài | |
16 | 2. Hướng dẫn học sinh xác định luận điểm chính ( tìm ý) | |
17 | 3. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý | |
18 | 3.1. Mục đích của việc lập dàn ý | |
19 | 3.2. Cấu trúc của một dàn ý | |
20 | 3.2.1. Đối với dạng bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống | |
21 | 3.2.2. Đối với dạng bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí | |
22 | 4. Hướng dẫn học sinh tìm dẫn chứng | |
23 | IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. | |
24 | C. Kết luận và kiến nghị | |
25 | I. Kết luận | |
26 | II. Kiến nghị |
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Sinh thời Mác-xim Go-rơ-ki, đại văn hào Nga cho rằng “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, văn học là bộ môn khoa học về con người, góp phần xây dựng tâm hồn, tình cảm, nhân cách của con người. Chính vì vậy mà môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng… cho học sinh. Đồng thời đây cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức sinh động của cuộc sống.
Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS hiện nay gồm ba phân môn là tiếng Việt, văn học và tập làm văn. Trong đó tập làm văn là phân môn mang tính chất thực hành tổng hợp. Mỗi bài làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh, phản ánh khá rõ nhận thức, kĩ năng, tình cảm của học sinh, là cơ hội để các em bộc lộ rõ nét nhất, tập trung nhất vốn hiểu biết nhiều mặt cũng như các phẩm chất và năng lực của mình.
Ở chương trình Tập làm văn lớp 9, học sinh chủ yếu được thực hành kiểu bài văn nghị luận, gồm nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Nếu như trước đây, làm văn trong nhà trường chỉ tập trung vào nghị luận văn học khiến cho học sinh luôn cảm thấy văn chương xa rời cuộc sống thì vài năm trở lại đây kiểu bài nghị luận xã hội được đưa vào là một nỗ lực đổi mới chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng với nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận xã hội góp phần hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh trong việc tạo lập văn bản, đồng thời cung cấp cho các em nhiều tri thức về đời sống chính trị, xã hội giúp các em có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề thiết thực trong đời sống thực tế đang diễn ra xung quanh mình, rèn luyện nâng cao phẩm chất tư tưởng, đạo đức của bản thân. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên rất chú trọng rèn kĩ năng làm kiểu bài này cho học sinh. Với trách nhiệm của một người thầy, chúng tôi luôn mong muốn giúp các em học sinh tiếp cận được vấn đề, hiểu và giải quyết được vấn đề đặt ra. Từ đó, bồi dưỡng cho các em sự yêu thích đối với môn học và cũng là để góp phần làm phong phú thêm đời sống tâm hồn, tình cảm, hình thành kỹ năng sống cho các em từ những vấn đề xã hội được tiếp cận. Đồng thời, những vấn đề được đặt ra từ các đề bài làm văn nghị luận xã hội cũng góp phần thiết thực vào việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trở thành hành trang tri thức, góp phần chuẩn bị cho các em tự tin bước vào đời.
Tuy nhiên, đây là kiểu bài nghị luận khó nên kết quả mà chúng tôi nhận được thường không như mong muốn. Các em còn lúng túng, hành văn chưa mạch lạc, chặt chẽ, nhất là còn chưa biết thể hiện, bày tỏ quan điểm của mình trước các vấn đề xã hội. Bài làm của các em thường sơ sài, chung chung, lan man, có khi xa đề, lạc đề…. Có bài chỉ viết được 7 đến 8 dòng là hết, có nhiều em không biết xây dựng luận điểm, còn có một số em bỏ qua không làm dạng câu này…Kết quả thi vào lớp 10 môn Ngữ văn của trường THCS Thành Long nhiều năm qua thường đứng tốp cuối trong Huyện. Thực trạng ấy làm tôi- giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn của nhà trường phải trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, tôi đã tiến hành đồng thời nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn nói chung, đặc biệt là kĩ năng làm bài nghị luận xã hội cho học sinh. Và vì thế tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài: Hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Thành Long một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT.
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh trường THCS Thành Long nắm được một số những phương pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài nghị luận xã hội trong kì thi vào lớp 10 THPT. Đồng thời thông qua quá trình rèn luyện viết bài nghị luận xã hội giúp học sinh biết cách và mạnh dạn hơn khi trình bày quan điểm của mình trước một vấn đề xã hội nào đó. Từ đó, các em tự nâng cao nhận thức và kĩ năng sống, biết sống tốt hơn và từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung hướng dẫn học sinh lớp 9 trường THCS Thành Long một số kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội đạt hiệu quả trong kì thi vào lớp 10 THPT.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp thống kê – phân loại
– Phương pháp phân tích – tổng hợp
– Phương pháp so sánh – đối chiếu
– Phương pháp thực nghiệm…
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trước hết, chúng ta cần làm rõ khái niệm nghị luận xã hội. “Nghị luận là dùng lập luận để phân tích ý nghĩa, phải, trái, đúng, sai, bàn bạc, mở rộng vấn đề. Còn xã hội là một tập thể người cùng sống, gắn bó với nhau trong quan hệ sản xuất và các quan hệ khác. Cũng có thể hiểu xã hội là những gì thuộc về quan hệ giữa người và người về các mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống, chính trị, kinh tế, triết học, lịch sử, văn học, ngôn ngữ….” [1]. Từ đó có thể hiểu nghị luận xã hội
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]