SKKN Hướng dẫn học sinh rèn kiến thức, luyện kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ văn 9
- Mã tài liệu: BM9178 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 728 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Ngọc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Cẩm Ngọc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh rèn kiến thức, luyện kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ văn 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu
2.3.2 Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu
2.3.3. Bài tập rèn kĩ năng Đọc hiểu
2.3.4.Ôn luyện kiến thức lý thuyết Đọc hiểu
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Ngữ Văn trong nhà trường đã có truyền thống lâu đời, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có nhiều thành tựu. Tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ và có sự đột phá thật sự. Một trong những vấn đề đó là nội dung dạy văn và phương pháp dạy đọc văn. Đọc là tìm ra ý nghĩa trong một thông điệp được tổ chức bằng một hệ thống ký hiệu. Nhưng ý nghĩa là cả một vấn đề rất khó của khoa học nhân văn hiện đại. Người ta phân biệt nghĩa và ý nghĩa. Nghĩa là quan hệ văn bản với cái mà nó biểu đạt, còn ý nghĩa là quan hệ văn bản với người tiếp nhận. Người đọc trước hết phải hiểu nghĩa ròi mới phát hiện ra ý nghĩa của văn bản. Nghĩa của văn bản văn học khác với văn bản phi văn học. Viện sĩ G. V. Stêpanov trong bài đặc trưng của văn bản nghệ thuật đã viết: “Nghĩa trong văn bản văn học là một thực tại đã được cải tạo một cách đặc thù gắn liền với chính văn bản ấy, chứ không gắn với cái gì khác. Văn bản nghệ thuật truyền đạt được bằng các lời phát ngôn tương đồng. Nghĩa của nghệ thuật không thể được miêu tả bằng “quan niệm ngữ nghĩa” độc lập với cách diễn đạt bằng ngôn từ này. Đổi thay cách diễn đạt có nghĩa là kéo theo sự phá vỡ nghĩa của nó hoặc là tạo ra nghĩa mới” (Ngôn ngữ – Văn học – Thi pháp học, NXB Khoa học, M., 1988, trang 149, tiếng Nga). Ý nghĩa gắn liền với ngữ cảnh.Muốn đọc hiểu văn bản văn học – khâu quan trọng nhất trong hoạt động đọc thì phải hiểu rằng mọi yếu tố của văn bản đều có nghĩa, các yếu tố đó lại kết thành hệ thống, và cái nghĩa có sức thuyết phục nhất là phù hợp, không mâu thuẫn với bất cứ yếu tố biểu hiện nào. Chỉ nắm lấy một vài yếu tố, bỏ qua, không đếm xỉa tới các yếu tố khác được người xưa coi là suy diễn hay cắt xén (“đoạn chương thủ nghĩa” , “xuyên tạc phụ hội”) một căn bệnh thường gặp nhan nhản trong các bài phê bình, giảng văn xưa nay. Phải tôn trọng các quy tắc đọc thì mới tạo thành thói quen đọc có có văn hóa, đáng tin cậy.
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học… Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.
Năm học …………, do có sự đổi mới về phương án tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT và THPT chuyên Lam Sơn, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra thông báo về cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT và THPT chuyên Lam Sơn. Môn Ngữ văn chung ( dành cho thi tuyển sinh lớp 10 THPT và THPT chuyên Lam Sơn) yêu cầu như sau :
- Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.
- Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
– Ngữ liệu mở ngoài chương trình và sách giáo khoa.
– Thực hiện trả lời yêu cầu 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng hiện hành, mức độ từ dễ đến khó. Phần trả lời ngắn yêu cầu viết từ 7-10 câu.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội
Căn cứ ngữ liệu mở của phần Đọc hiểu, yêu cầu viết 1 đoạn văn 200 chữ (khoảng từ 20-25 dòng tờ giấy thi)
Câu 2 (5,0 điểm): Nghị luận văn học
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học (Văn học Việt Nam, Văn học địa phương). Trọng tâm chương trình lớp 9.
* Đề thi gồm 4 mức độ yêu cầu theo tỉ lệ sau: Nhận biết và Thông hiểu 50%; Vận dụng và Vận dụng cao: 50%.
Như vậy, đề thi tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản. trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu để xem học sinh có nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức nữa là vận dung thấp, vận dụng cao. Đặc biệt, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì. Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THCS nói chung, học sinh trường THCS Nguyễn Du nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 9 chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh THPT. Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau:
– Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu
– Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức.
– Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao.
– Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài
– Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
– Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi tuyển sinh THPT.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trung học cơ sở, học sinh lớp 9 chuẩn bị thi tuyển sinh THPT môn Ngữ văn. Ôn luyện dạng đề này tôi đã chọn lớp 9 A2 năm học …………làm đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp phân tích, tổng hợp
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp điều tra
1.5 Những điểm mới của sáng kiến:
Trong văn học thực tế dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, đa dạng. Lý thuyết đọc – hiểu nằm ở diện rộng, rải rác trong chương trình học ngữ văn THCS (lớp 6,7,8,9). Ngữ liệu có thể nằm trong chương trình sách giáo khoa và cả ngoài sách giáo khoa. Phạm vi kiến thức rất rộng làm cho cả người dạy lẫn người học hoang mang vì từ trước tới nay chưa có một tài liệu chính qui nào hướng dẫn kỹ năng làm phần thi này. Chọn đề tài này để nghiên cứu, có thể tôi sẽ góp phần nhỏ kinh nghiệm của mình giúp tháo gỡ phần nào khó khăn trên.
Thời gian bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này đã diễn ra từ tháng…………qua quá trình dạy chuyên đề, ôn thi đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, ôn thi tuyển sinh lớp 10 THPT .
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]