SKKN Hướng dẫn học sinh thực hành cắm hoa trong môn Công nghệ 6 (tiết 31 – 34)

Giá:
50.000 đ
Môn: Công nghệ
Lớp: 6
Bộ sách:
Lượt xem: 1428
Lượt tải: 8
Số trang: 29
Tác giả: Trần Thị Hồng Phúc
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Đông Vinh
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 29
Tác giả: Trần Thị Hồng Phúc
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ giáo dục
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Đông Vinh
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh thực hành cắm hoa trong môn Công nghệ 6 (tiết 31 – 34)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1.Tìm hiểu nghệ thuật cắm hoa trên thế giới.
3.2.Hướng dẫn cách cắm hoa dạng nghiêng.
3.3. Hướng dẫn cách làm bình cắm hoa.
3.4. Thực hành làm bình cắm hoa.
3.5. Thực hành cắm hoa.

Mô tả sản phẩm

  1. MỞ ĐẦU

   1.Lí do chọn đề tài.

 Có thể trong cuộc sống thường ngày, bạn không phải là ngưởi yêu hoa. Nhưng thử hình dung thế giới này sẽ ra sao nếu một ngày không có sự hiện diện của những bông hoa?

 Bởi từ ngàn xưa, hoa đã được coi là biểu tượng của cái đẹp, là thông điệp của sự quyến rũ. Hoa là tặng vật của thiên nhiên ban tặng cho con người. Mỗi nhành hoa với đủ sắc màu như: trắng, đỏ, vàng, tím, hồng…luôn là thứ ngôn ngữ nói với chúng ta bao điều thầm kín. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng, tiếng nói riêng.

 Người xưa từng ví hoa như là người bạn tinh thần muôn thuở của con người. Chẳng thế mà Đỗ Phủ – nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng đời Đường đã từng thốt lên rằng: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (Một cánh hoa rơi cũng làm giảm đi vẻ đẹp của mùa xuân). 

 Khi bạn cắm một lọ hoa trong phòng làm việc hay phòng khách, nhà bếp, trong các buổi lễ hội…bạn có thể ngửi thấy hương hoa dịu nhẹ thoảng trong không khí và điều đó khiến bạn cảm thấy rất dễ chịu. Đó là do mùi hương hoa đã khiến não bạn sản sinh ra chất endophins, được coi là “morphin” nội sinh giống như tác dụng của nụ cười trong cuộc sống và bạn cảm thấy thật hạnh phúc.

 Theo nghiên cứu của Đại Học Virginia và Texas (Mĩ) cho thấy hoa giúp con người cởi mở, thân thiện hơn trong giao tiếp, giảm mệt mỏi tinh thần, nâng cao lòng tự trọng, tăng khả năng sáng tạo trong quá trình làm việc, giảm đau đớn cho người bệnh, có tác dụng tương tác thân thiện giữa con người với con người. 

 Chính vì vậy mà nhiều người đam mê hoa, có thú chơi hoa rất độc đáo, nhất là người phương Đông. Họ thưởng thức hoa trong sự tao nhã, tinh khiết mà trầm lắng . Trương Mãn Thúc đời Tống (Trung Quốc) đã từng say đắm hoa đến độ quanh năm, suốt tháng cứ ở nơi vườn hoa của mình, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với từng gốc mai, khóm hồng, chậu trúc, đóa trà my… để rồi trong cái thế giới huyền diệu ấy mới cảm nhận hết sự tinh túy của hoa. Bởi mỗi loại hoa đều mang bản sắc văn hóa của một thời đại, một dân tộc, một vùng miền, có khi là của một con người.

 Ở Việt Nam trong những năm gần đây thú chơi hoa, thưởng thức vẻ đẹp của hoa được xem là điều thi vị, trang nhã và thanh tao, trở thành một nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. Một khi được ngắm nhìn những bông hoa, những cành hoa, những bình hoa, những vườn hoa đẹp bạn cảm thấy vô cùng thoải mái, dễ chịu giống như từng trút bỏ đi những ghánh nặng tâm hồn vậy. Cũng bởi lí do trên, cắm hoa trở thành một nghệ thuật, nhiều bạn muốn trở thành “nghệ sĩ” để cắm hoa cho cả gia đình vào dịp lễ, tết, cắm hoa trang trí nhà ở trong ngày thường. Có nhiều người lại muốn nâng cao trình độ cắm hoa để sau này có cơ hội tìm việc làm ở cửa hàng hoa. Có những người lại có ý tưởng sau này sẽ khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh hoa…

 Tuy vậy đối với học sinh, nhất là học sinh lớp 6 ở vùng nông thôn các em chịu rất nhiều thiệt thòi. Do điều kiện kinh tế, do môi trường học tập chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất, do chưa ý thức được ý nghĩa thiết thực, hữu ích của việc cắm hoa, giáo viên cũng chưa thực sự tâm huyết để hướng dẫn các em thực hành cắm hoa, phụ huynh học sinh còn xem nhẹ việc giáo dục kĩ năng sống cho con em, xem môn công nghệ chỉ là môn phụ…Rất nhiều nguyên nhân nên các em không có điều kiện để học cắm hoa. Hoặc chỉ được học lí thuyết còn thực hành thì xem nhẹ. 

Với những lí do như vậy nên tôi quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh thực hành cắm hoa trong môn công nghệ 6 (tiết 31-34) ở trường THCS Ba Đình”.

Qua một số tiết thực hành cắm hoa ở bộ môn công nghệ lớp 6, tôi mong muốn sẽ giúp các em thấy được ý nghĩa của hoa với cuộc sống, hiểu biết các trường phái cắm hoa trên thế giới, nắm được các dạng cắm hoa cơ bản, sau đó các em sẽ tận dụng các loại vật liệu tái chế như vỏ chai nhựa (chai pép si, vỏ chai coca cola, chai đựng dầu ăn, dầu gội đầu…) để tạo ra các dạng bình cắm hoa và thực hành cắm hoa dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

 Việc thực hiện đề tài này bản thân tôi còn có một mong muốn là giúp các em học sinh thấy được ý nghiã  thiết thực, hữu ích của bộ môn công nghệ 6 nhất là trong cuộc sống hiện đại, nó giúp học sinh rèn kĩ năng sống và tăng khả năng thực hành cũng như thực hiện quan điểm giáo dục mới “Học để làm chứ không phải học để biết”.

Sau khi thực hiện một số tiết thực hành cắm hoa cũng như là thực hành nấu ăn, trang trí  nhà ở, biết cách tính toán thu chi đơn giản trong gia đình, biết tự lựa chọn trang phục…học sinh thấy thích học môn công nghệ. Đồng thời thay đổi thái độ và quan niệm dạy học xem công nghệ là môn phụ, dạy qua loa, đại khái của một số giáo viên mà cần phải có sự đầu tư thỏa đáng về bài giảng cũng như là phương tiện, vật liệu, dụng cụ thực hành để tiết dạy công nghệ thực sự hiệu quả.

Ngoài việc học sinh biết cắm những bình hoa đẹp, mong muốn của tôi còn giúp học sinh có ý thức giảm thiểu rác thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm bằng việc tạo ra những bình cắm hoa đơn giản bằng vật liệu nhựa từ chính những phế liệu.

Trên đây là một số lí do để tôi quyết định làm đề tài “Hướng dẫn học sinh thực hành cắm hoa trong môn công nghệ 6 (tiết 31-34) ở trường THCS Ba Đình”.

  1. Mục đích nghiên cứu.

Giúp học sinh vận dụng kiến thức môn công nghệ vào thực tế đời sống, tự phục vụ cho bản thân và gia đình, cộng đồng. Rèn luyện kĩ năng sống cho các em, giúp các em thích học môn công nghệ.

Nhằm tăng khả năng áp dụng phương pháp mới trong dạy học gắn kiến thức học tập với thực tế “học đi đôi với hành”.

Bước đầu hình thành cho học sinh khả năng tự lập, tự sáng tạo.

  1. Đối tượng nghiên cứu.

Giáo viên nghiên cứu việc thực hành cắm hoa trong các tiết học thực hành cắm hoa trước đây, hiệu quả của các tiết thực hành đó.

– Từ thực trạng của các tiết thực hành cắm hoa trước đây, giáo viên nghiên cứu về hướng dạy các tiết thực hành cắm hoa một cách sáng tạo để đạt hiệu quả cao hơn.Vì vậy tôi chọn đối tượng nghiên cứu của đề tài SKKN chủ yếu là nghiên cứu việc học sinh thực hành cắm hoa ở môn công nghệ 6 trường THCS Ba Đình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hành một cách sáng tạo sẽ đạt hiệu quả như thế nào.

  1. Phương pháp nghiên cứu.

–  Điều tra, thống kê về tỉ lệ học sinh thích học hoặc không thích học môn công nghệ nói chung và nghệ thuật cắm hoa nói riêng.

–  Nghiên cứu các loại tài liệu nói về ý nghĩa các loài hoa, nghiên cứu tìm hiểu các trường phái cắm hoa trên thế giới, các dạng cắm hoa cơ bản, nghiên cứu cách làm bình cắm hoa.

– Phân tích vận dụng thực tiễn giảng dạy của bản thân qua một số năm được phân công dạy môn công nghệ

– Học hỏi đồng nghiệp trực tiếp dạy môn công nghệ trong nhiều năm.

– Tìm hiểu tâm lí học tập môn công nghệ ở học sinh nói chung và học sinh khối 6 nói riêng.

– Hỏi ý kiến phụ huynh trong vấn đề nhận thức về việc học môn công nghệ của con em.

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  2. Cơ sở lí luận của SKKN

 – Giáo dục đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Đối với giáo dục có thể nói: Tương lai chính là bây giờ, do đó phải chuẩn bị như thế nào cho lớp trẻ hôm nay, để họ có thể đáp ứng yêu cầu phát triển cuả xã hội . Điều đó có nghĩa là: Quan tâm chăm sóc cho những hạt giống những mầm non tương lai của đất nước như thế nào? Làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học?

– Theo quan điểm dạy học hiện nay phương pháp dạy học mới không chỉ truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của học sinh như thế nào để đạt được mục tiêu cuả chương trình và làm sao cho các em thích học. Học sinh “học để làm chứ không phải học để biết”. Các em chủ động tiếp thu kiến thức, được thực hành nhiều đó là điều kiện tốt để các em phát huy sự sáng tạo.

  1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.

2.1.Thuận lợi.

– Học nghệ thuật cắm hoa, thực hành cắm hoa giúp các em có sự sáng tạo trong tư duy hình tượng, có đôi bàn tay khéo léo hơn, giúp các em vui vẻ và yêu cuộc sống nhiều hơn, rèn kĩ năng sống “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Tùy theo sức của mình” đúng như lời Bác Hồ đã dạy thiếu nhi. Vì vậy qua điều tra tâm lí học tập thì có nhiều em thích cắm hoa, có em rất thích và mong muốn học nghệ thuật cắm hoa. Đó là thuận lợi cũng là động lực giúp tôi thực hiện đề tài này. 

– Mặt khác, trong kế hoạch đổi mới chương trình giáo dục bậc THCS tất cả các môn học đều hướng tới hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

SKKN Vận dụng một số trò chơi học tập nâng cao hứng thú trong quá trình dạy học Công nghệ 6 (Sách Chân trời sáng tạo)
Lớp 6
Công nghệ
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)