SKKN Kết nối cộng đồng – giáo dục học sinh về sự lan toả giá trị cuộc sống
- Mã tài liệu: MT0152 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 976 |
Lượt tải: | 16 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kết nối cộng đồng – giáo dục học sinh về sự lan toả giá trị cuộc sống“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Chương trình “Vòng tay yêu thương”
2. Chương trình “Trồng hoa gây quỹ giúp bạn nghèo”
3. Chương trình “Bát cháo tình thương”
4. Chương trình “Giọt hồng thiện nguyện”
5. Chương trình kết nối “Xây dựng bếp ăn Công đoàn”
6. Chương trình “Khi thầy cô là những đầu bếp”
7. Chương trình “Vườn rau yêu thương”
8. Hưởng ứng phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”
9. Hưởng ứng phong trào “Chủ nhật xanh”
10. Chương trình vận động “Xây dựng nhà tình thương cho học trò nghèo”
11. Chương trình vận động “Xuân gắn kết, Tết yêu thương”
12. Hoạt động ngoại khoá “Tìm hiểu truyền thống Nhà trường”
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế, kéo theo nó là sự thay đổi các giá trị đạo đức trong xã hội. Các giá trị truyền thống không còn được tôn trọng nữa, trong khi đó, các giá trị chuẩn mực trong thời đại mới chưa kịp hình thành và khẳng định khiến con người mất định hướng, chạy theo lối sống vật chất thực dụng, thiếu tình cảm và sự gắn kết cộng đồng. Con người bị suy thoái đạo đức trầm trọng, thiếu tôn trọng lẫn nhau và khinh thường, bất chấp luật pháp.
Nhiều học sinh đua đòi lối sống thời thượng, tôn sùng vật chất, chỉ chú trọng vào môn học chính, học để thi, để lấy bằng cấp mà không xem trọng việc rèn luyện đạo đức, tác phong, hoàn thiện nhân cách khiến học sinh xem thường trường lớp, thiếu tôn trọng bạn bè, thầy cô. Gia đình buông lỏng giáo dục, phó mặc cho nhà trường. Nội quy trường học không còn đủ sức răn đe, giáo dục.
Do suy thoái về đạo đức, một số học sinh khiến cho môi trường học tập có nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học sinh đánh nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo diễn ra phổ biến. Vai trò của người thầy trong xã hội bị phai nhạt. Truyền thống tôn sư trọng đạo cũng mất dần ý nghĩa và sự tôn nghiêm.
Sự xâm nhập mãnh liệt của các nền văn hóa ngoại lai mang tính nổi loạn, lai căng phá hỏng nét đẹp thẩm mỹ truyền thống, một biểu hiện của mặt trái cơ chế thị trường. Tệ nạn xã hội xâm nhập sâu vào nhà trường và diễn biến ngày càng phức tạp. Mặt tích cực ít được phổ biến, chia sẻ trong khi đó cái xấu được a dua, được câu like, câu view chóng mặt trên mạng Facebook. Một bộ phận không nhỏ học sinh sống ảo suốt ngày dán mắt vào chiếc màn hình của chiếc smartphone mà quên đi những gì đang hiện hữu xung quanh.
Chính vì vậy, trách nhiệm của nhà trường là phải tạo ra các sân chơi lành mạnh, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của các em đối với cộng đồng, tăng cường sự kết nối sẻ chia, phát huy tinh thần tương thân tương ái…
Trường THPT Thanh Chương 3 nơi mà tôi đang công tác đã có nhiều chương trình, hoạt động tích cực trong việc tạo ra sự kết nối cộng đồng mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống, trong đó phải kể đến như: Kết nối cộng đồng xây dựng bếp ăn tập thể cho học sinh; Kết nối cộng đồng xây dựng ngôi nhà tình thương cho học trò nghèo; Kết nối cộng đồng để lắp đặt ti vi và bảng thông minh cho các lớp học; Tổ chức chương trình “Xuân gắn kết, Tết yêu thương”; thực hiện tốt phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, tổ chức nhiều hoạt động thiện nguyện “Hiến máu nhân đạo”; “Vòng tay yêu thương”; bán hoa tươi gây quỹ từ thiện của Đoàn trường hay giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ, chung tay đẩy lùi dịch Covid…Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “Kết nối cộng đồng- Giáo dục học sinh về sự lan tỏa giá trị cuộc sống” để được chia sẻ những cách làm hay mà trường THPT Thanh Chương 3 đã và đang thực hiện, trong đó có những cách làm thể hiện sự mới mẻ, tiên phong đem lại hiệu quả thiết thực trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động kết nối giữa Nhà trường với các tổ chức, cá nhân.
Phạm vi nghiên cứu.
Các hoạt động kết nối cộng đồng của Trường THPT Thanh Chương 3 trong 3 năm học 2019-2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022.
Kết quả nghiên cứu, hiệu quả
Việc nghiên cứu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong trường THPT đặc biệt là kỹ năng sống và đạo lý làm người cho học sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Tổ chức các chương trình, các hoạt động kết nối giữa các em học sinh với cộng động qua đó giúp các em trải nghiệm rút ra được ý nghĩa giáo dục theo quan điểm “mình vì mọi người và mọi người vì mình”.
Thời gian nghiên cứu
Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2021 – 2022
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Cơ sở lý luận
Một cộng đồng là một nhóm xã hội của các cá thể sống chung trong cùng một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các thành viên trong cộng đồng. Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau: (1) tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các mối quan hệ cá nhân; (2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; (3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ; (4) có ý thức đoàn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu; ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một hằng số văn hóa.
Cơ sở thực tiễn
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Con người sinh ra không thể tự lớn lên và trưởng thành, lúc còn nhỏ thì có sự chăm sóc của bố mẹ, lớn lên có sự dạy dỗ của thầy cô, sống trong gia đình, sinh hoạt và học tập trong nhà trường. Luôn luôn có mối quan hệ gắn kết với những con người khác. Các quốc gia muốn phát triển phải có quan hệ bang giao, các công ty muốn phát triển phải có quan hệ hợp tác. Chính vì vậy vai trò của sự kết nối là vô cùng quan trọng, nó đem lại sự phát triển và nhiều giá trị tích cực trong cuộc sống.
Thực trạng giáo dục học sinh về sự lan toả giá trị cuộc sống thông qua các hoạt động kết nối cộng đồng của Trường THPT Thanh Chương 3 trong giai đoạn hiện nay
Thuận lợi Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế – xã hội đã mang lại không ít những thuận lợi cho các hoạt động kết nối cộng đồng. Sự quan tâm đầu tư của Đảng, nhà nước cùng với sự hỗ trợ tích cực từ phía xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho mọi người xích lại gần nhau hơn trong việc liên lạc, trao đổi, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động ngoài giờ lên lớp khiến học sinh thấy tích cực hơn, hứng thú hơn.
Trường THPT Thanh Chương 3 là ngôi trường có bề dày truyền thống gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, ở đây nhiều thế hệ học sinh mặc dù đã tốt nghiệp ra trường nhiều năm nhưng luôn dành tình cảm, sự quan tâm đồng hành với nhà trường trong sự nghiệp trồng người.
Các hoạt động kết nối cộng đồng luôn nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phụ huynh, học sinh và sự quan tâm của lãnh đạo các cấp.
Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ có hiệu quả.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, các hoạt động kết nối cộng đồng còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xa rời thế giới thực chìm dần vào thế giới ảo, thành lập các hội các nhóm kín hoạt động không lành mạnh có khi vi phạm pháp luật, con người sống bàng quan vô cảm, ngồi cạnh nhau nhưng không giao tiếp, không nói chuyện mà chỉ chăm chú vào chiếc màn hình điện thoại…. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, hình thành nhân cách và gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Trường THPT Thanh Chương 3 đóng trên địa bàn miền núi rộng lớn, tập trung đông dân cư, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp thu hút nhiều học sinh ở nhiều địa phương tham gia, khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng.
Đối với phụ huynh: Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nghiệp điều kiện kinh tế còn khó khăn, có những bố mẹ đi làm ăn xa nên phó mặc cho nhà trường trong công tác giáo dục.
Về phía học sinh: Kỹ năng giao tiếp, hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế, các em thường hay ngại ngùng, e dè, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn trước tập thể.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]