SKKN Khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến
- Mã tài liệu: MT0148 Copy
Môn: | Công Đoàn |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2835 |
Lượt tải: | 65 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 79 |
Tác giả: | Bùi Thị Hòa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến bằng những hoạt động cụ thể từ phía nhà trường
2. Giải pháp khắc phục khó khăn tâm lý học sinh THPT khi học trực tuyến trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn
3. Giải pháp khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh THPT trong công tác chủ nhiệm lớp
4. Tạo sân chơi online lành mạnh
Mô tả sản phẩm
Phần I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài
Đại dịch covid – 19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi.Hiện nay, dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập. Kinh tế và các hoạt động xã hội sẽ dần phục hồi, nhưng ngành giáo dục lại bắt đầu một chặng đường mới với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên, và thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước. Hậu quả do dịch bệnh gây ra để lại lâu dài và sự khắc phục nó không phải một sớm một chiều.Ngành giáo dục đã triển khai đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, bước đầu có những con số và chỉ số về tác động tiêu cực, có điều đã nhìn thấy ngay và đã thấy, nhưng cũng có những điều còn ảnh hưởng lâu dài chưa đo đếm được. Đặc biệt là những lỗ hổng về kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, tình cảm của học sinh. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà giáo và các cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp và với học sinh để cùng nhau đoàn kết, ứng phó với dịch bệnh. Tất cả vì học sinh thân yêu!
Năm học 2021 – 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19. Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ đối với ngành Giáo dục là: ngừng tới lớp – không ngừng học tập, toàn ngành Giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Để ứng phó với đại dịch, hình thức học trực tuyếnlà một lựa chọn phù hợp và được quan tâm, thực hiện của ngành giáo dục hiện nay, đặc biệt là đối với cấp học THPT. Trường THPT Diễn Châu 3 đã thực hiện dạy học trực tuyến kéo dài từ tháng 03 năm 2020 đến tháng đầu tháng 04 năm 2022. Phụ thuộc vào tình hình dịch và chủ trương của địa phương, của ngành giáo dục mà nhà trường có hình thức dạy học ứng phó linh hoạt phù hợp. Khi địa phương thực hiện chỉ thị 16, trường tổ chức trường học trực tuyến thay thế hoàn toàn dạy học trực tiếp. Khi địa phương thực hiện chỉ thị 19 hay có một phần nhỏ địa phương bị phong tỏa, trường tổ chức hình thức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Ngay cả khi trở lại dạy học bình thường nhưng vẫn còn nhiều HS, GV là f0, nhà trường vẫn tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến, đảm bảo không để HS nào ngừng việc học, không để GV nào ngừng việc dạy, nếu sức khỏe đảm bảo.
Đối với học sinh THPT, các em phải đương đầu với nhiều vấn đề và những mối quan hệ có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. Học sinh phải đối mặt với học tập, vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, với những kỳ thi cam go, những thử thách của xã hội dẫn đến những lo lắng, bất an về tâm lý. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh đã chỉ ra những khó khăn trong giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè cũng tác động không nhỏ tới tâm lý của học sinh. Vấn đề giới tính, mâu thuẫn trong chính bản thân học sinh cũng chiếmphần không nhỏ trong các vấn đề khó khăn của học sinh THPT… Khi học trực tuyến kéo dài, bên cạnh lo lắng về sự an toàn trong bối cảnh dịch bệnh, việc học tập trực tuyến kéo dài, thiếu sự tương tác với môi trường bên ngoài, những điều đó rấtdễ dẫn tới tình trạng lo sợ, stress, rối loạn cảm xúc, bạo lực trên không gian mạng…và sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.
Bối cảnh mới, hình thức học mới kéo dài, nhiều khó khăn tâm lý mới dồn dập nảy sinh, học sinh THPT chưa đủ trưởng thành, chưa đủ kinh nghiệm trải nghiệm nên chưa làm chủ được bản thân. Nhiều em gặp khó khăn tâm lý nhưng không tìm ra được giải pháp cho mình. Giáo viên cũng phải thích ứng với hình thức dạy học trực tuyến, chủ nhiệm trực tuyến, loay hoay tìm giải pháp trong nhiều áp lực của ngành, của xã hội, chưa thể có thời gian để quan tâm nhiều đến khó khăn tâm lý của học sinh.
Xuất phát từ thực tiễn và nhận thức về tầm quan trọng của việc ổn định tâm lý cho học sinh THPT mà trước hết là học sinh trường THPT Diễn Châu 3, tôi quyết định nghiên cứu, thực hiện đề tài: Khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài – Mục tiêu:
Đề tài nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức quản lí giáo dục, hoạt động dạy học để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng, giáo dục toàn diện học sinh: hình thành và phát triển một số phẩm chất nói chung cho học sinh như phẩm chất làm chủ bản thân,nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; kích thích hứng thú nhận thức cũng như phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách cho các em. Giúp các em chủ động thích nghi với hoàn cảnh mới, làm chủ và tìm được giá trị của bản thân trong những hoàn cảnh mới, trước những khó khăn mới. Các em có niềm tin và yêu cuộc sống hơn.
Đề tài còn hướng đến phát triển năng lực và kĩ năng sống cho học sinh như: năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, công nghệ, tin học, ngôn ngữ và cả đảm bảo phát triển về thể chất, sức khỏe tâm lý sinh lý khi học trực tuyến. Kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kĩ năng tư duy, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đạt mục tiêu, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng cân bằng tâm lý…Trong đó năng lực số của học sinh sẽ rất phát triển. Ví dụ như khả năng tìm kiếm thông tin, học liệu số, phân biệt được thông tin xấu hay tốt, kĩ năng sử dụng các thiết bị và phần mền công nghệ, kĩ năng tương tác trên nền tảng công nghệ…
Đưa ra những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn thuyết phục, đề xuất được các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí của học sinh THPT khi học trực tuyến phù hợp với yêu cầu của đổi mới phát triển giáo dục và thực tiễn xã hội hiện nay.
Đồng thời, giúp học sinh có những nhận thức, những hiểu biết về cuộc sống, về xã hội với những những quy luật tồn tại và phát triển, trong đó có nhiều biến động, bất thường. Từ đó học sinh biết được mình nên ứng phó như thế nào, có tâm thế, tâm lý như thế nào trước những thay đổi đó cho phù hợp và vượt qua được khó khăn, nghịch cảnh mà không bị nghịch cảnh làm cho tha hóa, không bị gục ngã trước nghịch cảnh.
Đề tài hướng đến việc ổn định tâm lý, giúp học sinh cân bằng cuộc sống. HS tập trung hơn vào nhiệm vụ học tập và đạt được kết quả học tập cao hơn, chất lượng cuộc sống của các em không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, mang đến những trải nghiệm có ý nghĩa trong cuộc đời của các em.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của cấp trên về dạy học trong đại dịch covid 19
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí của học sinh THPT hiện nay
+ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về khó khăn tâm lí của học sinh và những hạn chế của thực tiễn dạy học trực tuyến hiện nay
+ Đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lí của học sinh khi học trực tuyến hiệu quả
1.3. Tính mới của đề tài
- Đề tài có kết quả khảo sát và phân tích kết quả khảo sát về thực trạng khó khăn tâm lý HS THPT khi học trực tuyến một cách đầy đủ, hệ thống, khoa học.
- Đề tài còn đưa ra những giải pháp cụ thể góp phần khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT nói chung và học sinh trường Diễn Châu 3 nói riêng khi học trực tuyến lồng ghép trong công tác chủ nhiệm, công tác giảng dạy, tạo sân chơi lành mạnh online, kết nối với nhà trường, gia đình và xã hội
- Đề tài đã góp phần phát triển kĩ năng sống cho học sinh trong việc sống chung với đại dịch. Từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.
- Đề tài chú trọng vấn đề ổn định tâm lý cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục trong khủng hoảng vì dịch bệnh.
- Việc khắc phục khó khăn tâm lý cho học sinh khi học trực tuyến cũng giúp học sinh chủ động trong học tập, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đồng thời, nó cũng sẽ là tiền đề cho việc ứng phó với những biến đổi, bất trắc trong cuộc sống sau này của mỗi học sinh.
- Kế hoạch nghiên cứu
STT |
Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | Từ tháng 10/ 2020 đến tháng 12/2020 |
|
-Tổng hợp các tài liệu.
-Các số liệu đã được xử lý. |
2 | Tháng 12/2020 |
|
tuyến |
3 | Từ tháng 01/2021 đến tháng 01/2022
|
– Tiến hành thực nghiệm
|
tài |
4 | Từ tháng 01/2022 đến tháng 03/2022 | – Tiếp tục thực nghiệm |
tài |
5 | Tháng 04/2022 | – Thống kê số liệu, khảo sát thực tiễn và phân tích kết quả thực nghiệm |
|
- Phương pháp nghiên cứu – Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu về tâm lý, tâm lý lứa tuổi, khó khăn tâm lý của học sinh THPT, học trực tuyến, mục tiêu của giáo dục phổ thông mới, trường học hạnh phúc và những tài liệu có liên quan – Nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra sư phạm:
Tiến hành khảo sát, kiểm tra, thống kê và so sánh kết quả đánh giá qua từng giai đoạn để kiểm chứng các giải pháp khắc phục khó khăn tâm lý của học sinh THPT khi học trực tuyến.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiêm ở các nội dung: đổi mới các phương pháp dạy học, kĩ thuật tổ chức dạy học, công tác chủ nhiệm, tạo sân chơi trí tuệ online…Từ đó rút ra biện pháp phù hợp, hiệu quả đồng thời nhận ra những biện pháp chưa phù hợp để loại trừ trong quá trình thực hiện đề tài. Đối chiếu kết quả thực nghiệm với lý luận để rút ra những kết luận đúng đắn, khoa học.
+ Phương pháp thống kê toán học:
Thống kê, phân tích, xếp loại các số liệu kết quả học tập của HS
1.6. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng học sinh mà tôi thực hiện khảo nghiệm là học sinh lớp 12 trường THPT Diễn Châu 3, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]