SKKN Khai thác, phát triển một vài bài tập hình học nhằm góp phần phát huy tư duy tính cực, chủ động và sáng tạo của học sinh lớp 9
- Mã tài liệu: BM9277 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 968 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phú La |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 25 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Tâm |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Phú La |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Khai thác, phát triển một vài bài tập hình học nhằm góp phần phát huy tư duy tính cực, chủ động và sáng tạo của học sinh lớp 9” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Trong các tiết luyện tập, ôn tập buổi chiều tôi nhận thấy nội dung mà tôi nghiên cứu bước đầu đã định hướng cho học sinh về mặt tư duy và hình thành cho học sinh thói quen luôn đặt câu hỏi cho mình và tìm cách giải quyết vấn đề khi giải toán. Từ đó hình thành cho các em nghiên cứu kỹ bài trước khi làm.
Sau đây tôi tự thuật việc đã làm: thông qua giới thiệu một số bài tập trong SGK hình học lớp 9 ở chương II ” Đường tròn “, từ đó tôi khai thác, phát triển các bài đã luyện bằng cách thêm bớt dữ kiện, thay tình huống mới, yêu cầu học sinh phát hiện các kết luận mới . . . Trình bày lời giải trên các nội dung mới, rút ra kết luận mới và củng cố thêm cách chứng minh các dạng toán hình. Từ đó hình thành cho HS thói quen ” suy nghĩ tiếp theo ” và không bao giờ bằng lòng dừng lại ở bất kì bài toán nào.
Mô tả sản phẩm
KHAI THÁC, PHÁT TRIỂN MỘT VÀI BÀI TẬP HÌNH HỌC NHẰM GÓP PHẦN PHÁT HUY TƯ DUY TÍNH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 9
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông. Nói đến đổi mới người ta cứ tưởng rằng là có một cái gì đó cao siêu quá, điều đó không phải hoàn toàn như vậy. Theo tôi, đổi mới là kết quả tất yếu, nó sẽ xảy ra, phải xảy ra và luôn xảy ra theo đúng quy luật phát triển của nó. Ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử có một cách nhìn, một cách đánh giá khác nhau và ở các thời điểm khác nhau đó tất nhiên yêu cầu, mức độ đặt ra cũng rất khác nhau.
Theo bản thân tôi nhận thức: mục tiêu đào tạo là cái đích mà giáo dục phải đạt đến. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo mà định ra chương trình, nội dung giáo dục và điều quan trọng là định ra phương pháp giáo dục. Một phương pháp giáo dục có một sản phẩm giáo dục tương ứng. Nhiệm vụ của mỗi thầy giáo, cô giáo hôm nay là phải làm thế nào để giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản của bộ môn trên cơ sở hoạt động học tập của chính các em dưới sự hướng dẫn của thầy để từ đó hình thành cho các em tính độc lập suy nghĩ, tính sáng tạo, có đủ bản lĩnh để đi vào các lĩnh vực của cuộc sống.
Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là phù hợp với quy luật của tâm lí học, bởi tính tích cực sẽ dẫn đến tự giác. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh cũng phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi học sinh THCS, bởi lứa tuổi đó là lứa tuổi hoạt động thích khám phá. Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh cũng đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kì đổi mới.
Ở lứa tuổi học sinh THCS ta cần hình thành cho các em những tư duy cơ bản sau: khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá và rút ra kết luận nhanh. Vì vậy ở giai đoạn này các em có được sự giúp đỡ của người lớn đặc biệt là thầy, cô giáo thì tư duy của các em sẽ phát triển tốt hơn. Do tính trừu tượng cao của toán học, môn Toán có thể giúp học sinh rèn luyện tư duy trừu tượng. Cũng do tính chính xác cao, suy luận chặt chẽ, nó là môn “thể thao của trí tuệ”. Toán học có khả năng phong phú trong việc luyện cho học sinh tư duy chính xác, lôgíc và tăng độ thông minh. Việc dạy môn Toán ở trường THCS là giáo viên phải có nhiệm vụ hình thành cho học sinh những hoạt động học tập một cách hợp lí. Học sinh phải chủ động nắm kiến thức cơ bản trong chương trình và biết vận dụng được các định nghĩa, định lí, hệ quả một cách thích hợp cho từng bài toán ở các tình huống khác nhau. Việc vận dụng phải khoa học và chính xác. Điều quan trọng là khi dạy Toán người thầy phải giúp người học tự lực tìm hiểu, phân tích, tập xử lí tình huống, giải quyết vấn đề, tự mình khám phá ra cái chưa biết, tự mình tìm ra chân lí. Đặc biệt học sinh phải được xây dựng thói quen đặt ra câu hỏi ” tại sao”, ” làm gì “, ” làm như thế nào ” và “những vấn đề suy nghĩ tiếp theo là gì “.
Chính những điều trên đây là nhận thức sâu sắc làm cho tôi thấy cần phải coi trọng đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là trong các giờ luyện tập Toán, qua đó giúp học sinh phát huy tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm: ” Khai thác, phát triển một vài bài tập hình học nhằm góp phần phát huy tư duy tính cực, chủ động và sáng tạo của học sinh lớp 9B trường TH&THCS Đông Anh” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
– Nhằm nâng cao, mở rộng vốn hiểu biết cho các em học sinh có học lực khá, giỏi. Giúp các em hiểu sâu sắc hơn các bài toán Hình học trong chương trình toán 9 cũng như việc nghiên cứu bài toán theo nhiều hướng khác nhau. Từ đó giúp học sinh phát triển năng lực tư duy tích cực, chủ động và quan trọng là hướng cho các em nhìn nhận nhìn nhận vấn đề mới từ cái đơn giản, từ đó hình thành phẩm chất sáng tạo khi giải toán. Đây cũng là động lực giúp các em tự tin trong quá trình học tập, hình thành cho các em sự yêu thích và đam mê bộ môn toán hơn.
– Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, thông qua đó giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp tham khảo vận dụng vào quá trình giảng dạy bộ môn toán ở trường THCS đạt hiệu quả cao hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu.
Phát huy tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo là cả một đề tài rất rộng và phong phú, bản thân tôi cũng chưa đủ độ chín để viết chung cho môn Toán, vì vậy trong khuôn khổ của SKKN này tôi chỉ nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm góp phần phát huy tư duy tính cực, chủ động và sáng tạo của học sinh thông qua khai thác, phát triển một số bài tập theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp trong SGK Hình học lớp 9 mà theo tôi cách làm như thế là có hiệu quả.
Phạm vi nghiên cứu: Chương II ” Đường tròn ” – Hình học 9.
Đối tượng nghiên cứu: Khai thác, phát triển một vài bài tập hình học ở chương II – Hình học 9 nhằm góp phần phát huy tư duy tính cực, chủ động và sáng tạo của học sinh lớp 9B trường TH&THCS Đông Anh năm học …………..
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Điều tra, khảo sát, theo dõi, thực hành, vận dụng .
– Nghiên cứu tài liệu, sách báo.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (tháng 1 – 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 – 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục ( tháng 6 – 2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (tháng 4 – 1999) và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ( tháng 11 – 2013 ).
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [4].
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Tính tích cực học tập – về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]