SKKN Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi – Vật lí 8
- Mã tài liệu: BM8243 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3097 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoằng Quang |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 39 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hoằng Quang |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Khai thác sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi – Vật lí 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp 1: Bám sát mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi” Vật lý 8
2. Giải pháp 2: Xây dựng kho tư liệu kênh hình chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi” Vật lý 8
2.1. Các yêu cầu khi khai thác, sử dụng kênh hình
2.2. Khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
3. Giải pháp 3: Dựa vào mục tiêu để lựa chọn kênh hình phù hợp với bài học
3.1. Đối với bài “Lực đẩy Ác-si-mét”
3.2. Đối với bài “Sự nổi”
Mô tả sản phẩm
Phần 1
MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Để đào tạo con người phát triển toàn diện, đáp ứng những yêu cầu và thách thức trong quá trình đổi mới khoa học và kĩ thuật, cần phải cải tiến và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy ở mọi cấp học, ngành học.
Trong bộ môn khoa học và giáo dục, dạy học là một quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh và học sinh với tài liệu học tập nhằm tiếp thu và lĩnh hội những tri thức khoa học.
Nhưng những phương pháp dạy học truyền thống hiện nay hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu lĩnh hội kiến thức cho học sinh, đồng thời mang tính chất một chiều, khô khan tạo ra cảm giác chán nản cho người học. Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người giáo viên, trong đó phương pháp trực quan và phương pháp thực hành là các phương pháp dạy học tích cực đang được nhiều giáo viên quan tâm áp dụng. Đặc biệt là phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học.
Vật lý là một bộ môn khoa học gắn liền với đời sống, là tập hợp tất cả các mối quan hệ,liên hệ và biểu hiện của sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Chính vì thế, môn học này có nhiều đặc điểm phù hợp với phương pháp dạy học bằng hình ảnh.
Trong chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi – Vật lý 8”, có đề cập đến nhiều các hiện tượng về sự nổi của các vật và các thí nghiệm mô tả các hiện tượng về sự nổi. Nhưng hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa và các sách tham khảo hiện nay chỉ chứa một số hình ảnh mô tả khái quát về các hiện tượng vật lý đó. Một số trường hợp ta chỉ ghi nhận được kết quả hiện tượng mà không quan sát được hiện tượng xảy ra như thế nào. Đặc biệt trong sách giáo khoa không thể có những video clip, những hình ảnh động để mô tả cụ thể thí nghiệm và các hiện tượng quay của vật rắn. Việc giáo viên chỉ dùng lời nói thì học sinh rất khó hình dung, việc tiếp thu bài của các em trở nên hạn chế.
Ngoài những học sinh có niềm đam mê, có khả năng tưởng tượng thì vẫn có nhiều học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc hình dung về các hiện tượng, quá trình diễn ra của thí nghiệm..
Chính vì vậy, việc đưa hình ảnh, đặc biệt là các hình ảnh động và các video clip cụ thể, chi tiết vào bài giảng là việc hết sức quan trọng, nó không những truyền tải kiến thức đến học sinh một cách nhanh chóng, chính xác mà còn giúp các em nhớ được, hiểu được bài học lâu hơn, vận dụng một cách sáng tạo, khoa học vào giải quyết các bài tập. Các em có thể nắm rõ được bản chất và quá trình diễn ra của các hiện tượng vật lý, tạo ra sự hứng thú, niềm đam mê về môn học và không khí sôi động trong tiết học.
Tôi hy vọng rằng, việc giảng dạy có kết hợp với hệ thống các kênh hình có thể mang lại hiệu quả cao cho quá trình học tập của các em.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài: Khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi – Vật lý 8”.
Đối tượng nghiên cứu: Kênh hình trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi – Vật lý 8”.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn khối 8, trường THCS Lê Quý Đôn từ tháng 12 năm học ………..đến tháng 12 năm học ………..
II. Mục đích nghiên cứu
Khai thác, sử dụng kênh hình dùng cho dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi- Vật lý 8”, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, xây dựng tư liệu kênh hình phù hợp trong dạy học chủ đề “Lực đẩy Ác Si Mét – Sự nổi – Vật lý 8”
Phần 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận của vấn đề
1. Khái niệm về kênh hình
Kiến thức sách giáo khoa (SGK) Vật lý nói chung và trong SGK Vật lý lớp 8 nói riêng được trình bày bằng nhiều loại ngôn ngữ: ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ đồ hoạ, ngôn ngữ toán học… Ngôn ngữ văn học được trình bày thông qua kênh chữ, ngôn ngữ toán học được trình bày thông qua công thức, bảng biểu, số liệu… còn các ngôn ngữ khác được trình bày thông qua kênh hình.
Kênh hình là những kênh thông tin về những đối tượng cần chuyển tải bằng hình ảnh bao gồm toàn bộ hệ thống hình vẽ, ảnh chụp, video clip, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị… với chức năng chủ yếu là nguồn tri thức, phương tiện minh họa cho bài học, có giá trị tương đương với kênh chữ.
Trong các môn khoa học xã hội có thể nói vật lý là môn học rất cần sự trợ giúp của kênh hình với hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ SGK đến tranh ảnh, hình vẽ, màn hình PowerPoint… không chỉ giúp HS nhận thức được sự vật hiện tượng vật lý một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác, phát hiện ra những kiến thức vật lý mới mẻ còn ẩn giấu trong kênh hình. Điều đó đòi hỏi khi học vật lý, HS phải có nhiệm vụ khai thác kiến thức từ kênh hình. GV khi dạy phải tổ chức, hướng dẫn cho HS làm việc với kênh hình để thu nhận những kiến thức từ đó. Nếu biết cách làm việc với kênh hình sẽ rất thuận lợi để HS nắm bắt kiến thức, tự học tập vật lý từ tài liệu, giúp tổ chức tốt hoạt động dạy học vật lý của GV. Do đó vấn đề sử dụng kênh hình cần được các nhà giáo và nhà nghiên cứu trình bày những sáng kiến kinh nghiệm của mình để mọi người học tập áp dụng.
2. Các loại kênh hình
Chúng ta đều biết rằng, mỗi loại kênh hình có các vai trò khác nhau trong việc tạo ra những hình ảnh trực quan về đối tượng nhận thức, vì vậy hiệu quả sử dụng của mỗi loại kênh hình có sự khác nhau trong quá trình nhận thức về các đặc điểm của mỗi sự vật và hiện tượng vật lý.
Sau đây là các loại kênh hình và kỹ năng làm việc, cách rèn luyện các kỹ năng đó cho HS:
– Kỹ năng khai thác thông tin từ tranh ảnh, hình vẽ:
Tranh ảnh trong SGK vật lý chứa đựng một lượng thông tin cô đọng và cần thiết của việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, hoặc mang tính thông tin, tính tư duy hình ảnh trực giác cao. Việc khai thác thông tin từ tranh ảnh nên bắt đầu từ việc quan sát toàn cảnh của tranh, tiếp đến là các điểm nhấn của tranh, từ đó dùng phản xạ, kinh nghiệm và tư duy trực giác của mình kết hợp với lĩnh vực kiến thức đang đề cập tới để phát hiện thông tin liên quan tới tranh ảnh đó.
Hình ảnh với tư cách là đặc tả hoặc sự phản ánh khái quát hiện thực khác quan là một nguồn tri thức là công cụ dạy học quan trọng của vật lý.
Hình ảnh tạo nên những biểu tượng chân thực tạo điều kiện để hình thành một cách vững chắc khái niệm, kiến thức cơ bản.
Hình ảnh đẹp nhiều màu sác giáo dục thẩm mỹ có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Hình ảnh trực quan về đối tượng mà học sinh có thể quan sát trực tiếp sẽ tạo ra biểu tượng ban đầu về sự vật, hiện tượng từ đó việc hình thành kiến thức của các em diễn ra dễ dàng hơn. Thực tế kinh nghiệm dạy học cho thấy, học sinh rất thích thú với tranh vẽ và hình ảnh.
Học sinh có thể không đọc kênh chữ, tuy nhiên các em tỏ ra thích thú với kênh hình. Những bức ảnh các em quan sát kỹ hơn, dừng lại lâu hơn, và ở những bức ảnh còn có khả năng lưu lại trong trí nhớ của học sinh một cách dễ dàng hơn hệ thống kênh chữ. Hình ảnh hiện nay rất đa dạng và phong phú từ ảnh vẽ, ảnh đen trắng, ảnh màu của các sự vật hiện tượng được đưa vào sách giáo khao tài liệu tham khảo.
Ảnh giáo khoa là một nghệ thuật mô tả đối tượng khách quan bằng thông tin nhằm tác động vào thị giác của con người. Đối tượng ghi bằng máy
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]