SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418 – 1423)
- Mã tài liệu: BM9096 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 9 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1078 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Tân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Hà Tân |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418 – 1423)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
a. Xác định được ý nghĩa của việc khai thác tư liệu dân gian trong dạy học lịch sử địa phương Thanh Hóa
b. Xác định vị trí, mục tiêu, lựa chọn nội dung cơ bản của phần kiến thức cần giảng dạy
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chon đề tài.
Khoa học lịch sử khác các ngành khoa học khác ở chỗ nền tảng các sự kiện khoa học của nó được xây dựng, kiến lập qua các tư liệu lịch sử. Vì vậy, tư liệu lịch sử có tầm quan trọng đặc biệt đối với khoa học lịch sử nói chung và đối với các công trình nghiên cứu lịch sử nói riêng. Nếu ví các công trình nghiên cứu lịch sử như một “cơ thể sống” thì sự kiện lịch sử là các “tế bào” tạo nên nó, mà những tế bào đó là tư liệu lịch sử. Trong khi đó, tư liệu lịch sử rất phong phú đa dạng, bên cạnh nguồn tư liệu thành văn, hiện vật, ngôn ngữ…thì tư liệu truyện miệng dân gian cũng là một yếu tố quan trọng góp phần khôi phục hiện thực lịch sử.
Con người chúng ta khi mới xuất hiện đã có ý thức về nguồn gốc, tổ tiên của mình. Đúng như F.Angghen đã viết: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy bắt đầu từ đó”[3:304]. Ngay từ thuở bé thơ thông qua những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ đã hình thành nên những tri thức ban đầu về quê hương.
Văn học dân gian là một nguồn tư liệu lịch sử quý báu, là sản phẩm của tư duy, phản ánh những quan điểm của một tập đoàn người về bản thân mình, về những sự kiện lịch sử, về mối quan hệ con người với thiên nhiên, xã hội đã mô tả lịch sử xã hội qua các thời đại và trong những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích bao giờ cũng chứa đựng những hạt nhân hợp lí. Vì vậy, nếu ta biết khai thác “gạn đục, khơi trong” thì có thể tìm thấy trong đó nhiều sự kiện lịch sử có giá trị.
Lịch sử Thanh Hóa thế kỉ XV có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc, phản ánh về một thời kì hào hùng của cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi vẻ vang. Quá trình vận động ấy gắn liền với nhiều nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi…và nhiều câu chuyện huyền thoại gắn liền với cuộc đời của họ.
Với những lí do trên, tôi thấy cần thiết phải chọn đề tài: Khai thác và sử dụng tư liệu dân gian trong dạy học bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy lịch sử địa phương của tỉnh nhà.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đi sâu tìm hiểu các câu chuyện dân gian có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương. Bên cạnh đó còn đề xuất một số phương pháp khai thác và sử dụng nguồn tư liệu dân gian trong dạy học để năng cao chất lượng của môn học.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài khai thác và sử dụng nguồn tư liệu dân gian trong dạy học bài “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)” Lịch sử địa phương-Lớp 7 THCS để làm rõ những hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ở miền Tây Thanh Hóa và những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa trong cuộc khởi nghĩa vĩ đại này.
1.4Cơ sở và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận.
Cơ sở phương pháp luận mà tác giả đề tài dựa vào để tiến hành nghiên cứu là những quan điểm của Đảng, nhà nước về giáo dục nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu.
– Nghiên cứu tài liệu
– Nghiên cứu thực tế (giảng dạy, quan sát điều tra thực tế, thực nghiệm sư phạm)
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người, vốn là một hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của người nhận thức nó.
Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là những biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Trong khi đó, lịch sử luôn ở trạng thái vận động, trong cùng một sự kiện có vô vàn cách đánh giá khác nhau. Vì vậy, tác giả đề tài thiết nghĩ, việc bổ sung nguồn tư liệu dân gian để góp phần tìm hiểu thêm về một sự kiện lịch sử là điều hết sức cần thiết. Khai thác nguồn tư liệu dân gian nhằm làm sáng tỏ hơn các sự kiện, nhân vật lịch sử có liên quan, bởi sự hoạt động của các nhân vật lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một thời đại nhất định. Như Lê Lợi luôn gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh thế kỉ XV.
Chính nhờ có nguồn tư liệu dân gian phong phú, giàu hình ảnh sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn gần gũi hơn, sinh động hơn về những người con xứ Thanh anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Khai thác và sử dụng nguồn tư liệu dân gian trong dạy học bài: “Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Thanh Hóa (1418-1423)”, giúp các em hình thành biểu tượng về người anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập cho đất nước mà tên tuổi và sự nghiệp cứu nước của ông sẽ sống mãi trong lịch sử và trong lòng nhân dân.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1.Tình hình chung.
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về địa phương cũng rất được chú trọng. Liên Bang Nga là một trong những nước tiến hành nghiên cứu về lịch sử địa phương từ rất sớm. Ở nước ta từ trước cách mạng tháng Tám đã có những tài liệu nghiên cứu về lịch sử địa phương như các gia phả, thần phả, đinh bạ, địa bạ…
Từ sau hòa bình lập lại, công tác nghiên cứu về lịch sử địa phương ở miền Bắc được chú ý, dưới thời Mỹ-Ngụy cũng xuất hiện một số chuyên khảo về lịch sử địa phương. Tuy nhiên, những công trình đó được phản ánh dưới nhãn quan và mục tiêu chính trị của giai cấp tư sản.
Ở Thanh Hóa đã tổ chức các hội nghị lịch sử địa phương, thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà nghiên cứu trung ương và địa phương. Tuy vậy, việc nghiên cứu chưa được tiến hành khắp trong phạm vi cả nước cũng như các thông tin chưa đến được hết các trường phổ thông. Hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng của tài liệu lịch sử địa phương trong nhà trường được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác giáo dục hiện nay. Học sinh học nhưng chưa hiểu sâu sắc vấn đề, không có nguồn tư liệu minh họa, công tác thực hành ngọai khóa nhiều nơi không thực hiện được, và có nhiều trường THCS, phổ thông chưa chú trọng giảng dạy lịch sử địa phương.
2.2.2Tình hình học tập môn lịch sử địa phương ở trường THCS Thọ Ngọc.
Qua thực tiễn công tác hơn 10 năm tại trường THCS Thọ Ngọc, tôi nhận thấy tình trạng học sinh không hiểu về lịch sử địa phương còn khá phổ biến, nhiều học sinh còn “mơ hồ” về các danh nhân, địa danh Thanh Hóa.
Không ít học sinh cho rằng khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở Hà Nội, hay Dương Đình Nghệ quê ở Sơn Tây…Từ thực tế đó, tác giả đề tài không khỏi băn khoăn, trăn trở, phải làm thế nào để giúp các em hiểu hơn về lịch sử của quê hương mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như sách báo về các
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 163
- 1
- [product_views]
- 4
- 188
- 2
- [product_views]
- 7
- 103
- 3
- [product_views]
- 0
- 135
- 4
- [product_views]
- 2
- 127
- 5
- [product_views]
- 3
- 139
- 6
- [product_views]
- 3
- 191
- 7
- [product_views]
- 8
- 189
- 8
- [product_views]
- 4
- 129
- 9
- [product_views]
- 8
- 187
- 10
- [product_views]