SKKN Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua tiết học Lịch sử địa phương lớp 11
- Mã tài liệu: MP0878 Copy
Môn: | Lịch sử |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 850 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đinh Chương Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đinh Chương Dương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua tiết học Lịch sử địa phương lớp 11“ triển khai các biện pháp như sau:
A.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
2. Thái độ
3. Kĩ năng
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
C. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Giới thiệu nội dung và cách thức tiến hành bài học
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………….. …1
1.1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………………………………………..1
1.2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………………………..1
1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………… 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………..2
- NỘI DUNG …………………………………………………………………………………………….3
2.1. Cơ sở lý luận ………………………………………………………………………………………..3
2.2. Thực trạng vấn đề…………………………………………………………………………………..3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề…………………………………………..4
2.3.1. Một số yêu cầu……………………………………………………………………………………4
2.3.2. Lựa chọn nội dung cần giảng dạy………………………………………………………….4
2.3.1. Các biện pháp tổ chức thực hiện……………………………………………………………5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………………………….13
- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………..15
3.1. Kết luận……………………………………………………………………………………………… 15
3.2. Kiến nghị ……………………………………………………………………………………………15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………….16
- PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lòng yêu quê hương là một biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu nước chân chính. Từ thủa bé thơ, mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những những câu chuyện cổ tích của bà, mẹ, chị mà một phần không nhỏ nói về quê hương, đã sớm in sâu vào tâm trí trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết, và là tri thức ban đầu về quê hương. Các môn học về địa phương ở trường phổ thông, trong đó có những tiết học Lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung cấp, bổ sung những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội của quê hương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt thông qua đó giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh của mình.
Lịch sử địa phương là bức tranh thu nhỏ của Lịch sử dân tộc và minh họa, cụ thể hóa, làm phong phú lịch sử toàn quốc. Lịch sử địa phương mặc dù chiếm thời lượng rất ít (chỉ 1 tiết đối với khối 10,11 và 2 tiết ở khối 12) trong toàn bộ khóa trình Lịch sử ở trường THPT, song lại có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết dạy đó. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua những tiết học về Lịch sử địa phương chưa thực sự được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua (có nhiều nguyên nhân).
Mặt khác, thực trạng xã hội hiện nay, ảnh hưởng tư tưởng, lối sống cho riêng mình, lấy lợi ích cá nhân làm lẽ sống hoặc khi cuộc sống vật chất có chút dư giả thì những cám dỗ đời thường đã khiến cho học sinh sao nhãng việc học, bỏ quên quá khứ, đánh mất tương lai. Gần đây, chuyện về một số không nhỏ thanh niên Việt Nam khi đi qua những con đường, ngách phố hoặc những ngôi trường mang tên các nhân vật lịch sử có công đối với quê hương, đất nước nhưng không hề biết các nhân vật ấy là ai, đã có công lao gì. Đó là một thực tế.
Vì thế, để khắc phục tình trạng trên và để góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh trong trường, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Lịch sử tại trường THPH Đinh Chương Dương – một ngôi trường mang tên danh nhân của quê hương Hậu Lộc, tôi luôn nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục nhân cách đặc biệt là giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh của mình, giúp các em hiểu được phần nào đó về Lịch sử quê hương, những đóng góp của quê hương mình đối với sự nghiệp chung của đất nước, qua đó các em cảm thấy thêm yêu quê hương của mình hơn, các em thấy được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương của mình.
Từ thực tế đó, trong những năm học gần đây, tôi đã “dày công” cho các tiết dạy Lịch sử địa phương ở các khối lớp, và năm học này tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua tiết học Lịch sử địa phương lớp 11 – Trường THPT Đinh Chương Dương”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học lịch sử ở trường THPT Đinh Chương Dương, chúng tôi khẳng định vai trò, ý nghĩa của giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua tiết học Lịch sử địa phương. Từ đó xác định những nhân vật lịch sử quan trọng, những di tích lịch sử, sử dụng những tài liệu tham khảo phù hợp trong dạy học lịch sử ở trường để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh.
Với việc nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước thông qua tiết học Lịch sử địa phương lớp 11 – Trường THPT Đinh Chương Dương” tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học Lịch sử địa phương hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với tiết học hơn và đặc biệt các em biết gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông, trân trọng sự hi sinh của những thế hệ đi trước, qua đó, giúp các em biết phát huy lòng yêu quê hương, đất nước của mình thông qua những hành động cụ thể, phù hợp trong hoàn cảnh đất nước hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh trên địa bàn huyện Hậu Lộc qua việc tạo biểu tượng về nhân vật Lịch sử địa phương Hậu Lộc, một số di tích trên địa bàn huyện Hậu Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi lựa chọn phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê tài liệu.
Trước khi thực hiện tiết dạy khoảng hai tuần, tôi nhóm học sinh ở một số xã gần nhau thành 2 hoặc 3 nhóm (khoảng 12 đến 15 học sinh, trong đó có một nhóm trưởng và 1 nhóm phó), nơi có di tích hoặc nhân vật Lịch sử của địa phương về đơn vị thôn, xã để khảo sát thực tế rồi trên cơ sở đó, các em sưu tầm, thu thập những thông tin cần thiết, thống kê các tài liệu (theo các nội dung do giáo viên định hướng) để hoàn chỉnh phần kiến thức thuyết trình của nhóm mình chuẩn bị cho tiết học.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay chính là truyền thống yêu quê hương, đất nước: “Cá quen sông, chim luyến tổ, con người sao không yêu quê hương”. Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên của con người ở bất cứ dân tộc nào chứ không riêng gì ở Việt Nam. Đối với người dân nước ta, tình cảm đối với quê hương là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, trở thành máu thịt, lẽ sống của con người. “Quê hương mỗi người chỉ một …. quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người”. Lịch sử của mỗi địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Ở đó, nó vừa thể hiện cái chung mang tính quy luật lại vừa thể hiện cái riêng, đặc thù làm phong phú lịch sử dân tộc. Vì thế, trong dạy học lịch sử, nếu chỉ nhấn mạnh lịch sử dân tộc mà quên đi, thờ ơ lịch sử địa phương thì sẽ không thấy được tác động, dấu ấn của Lịch sử địa phương đối với Lịch sử dân tộc trong quá trình giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương đều có đối tượng nghiên cứu là tiến trình phát triển lịch sử dân tộc do con người của dân tộc ấy sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Nếu lịch sử dân tộc tập trung nghiên cứu lịch sử phát triển của dân tộc, những quy định chung thì lịch sử địa phương lại là cái cụ thể để chứng minh cho quy luật phát triển của lịch sử dân tộc, nó vừa là nét đặc thù cho lịch sử của từng địa phương trong sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. Vì vậy, trách nhiệm của mỗi giáo viên lịch sử là phải truyền đạt cho học sinh của mình những kiến thức lịch sử dân tộc, đồng thời cần phải định hướng cho các em nắm bắt những kiến thức về lịch sử địa phương để qua đó giáo dục cho các em tình cảm yêu quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình và có cơ sở lí luận khoa học để giải quyết những vấn đề phức tạp, thời sự đã và đang diễn ra trong địa phương và trong nước
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về phía giáo viên.
Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay, tôi nhận thấy phần lớn các giáo viên rất có trách nhiệm với nghề nghiệp, với mục đích giáo dục của mình. Họ thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kĩ năng dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Song với lịch sử địa phương, trên thực tế theo tôi được biết (qua việc trao đổi với nhiều đồng nghiệp ở các trường trong địa bàn huyện và tỉnh) tiết lịch sử địa phương ở nhiều trường THPT chưa thực sự được quan tâm. Có nhiều nguyên nhân:
– Còn nhiều giáo viên chưa thực sự bỏ thời gian, công sức để xây dựng tiết dạy có chất lượng.
– Thiếu tài liệu giảng dạy, thiếu đồ dùng trực quan.
– Tiết Lịch sử địa phương thường ở gần cuối khóa trình Lịch sử (Khối 10, 11) nên không được coi trọng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]