SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4
- Mã tài liệu: BM4109 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1073 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Sinh Sắc |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.1. Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức, tìm hiểu và tổ chức trò chơi “Tích truyện dân gian” nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp 4
3.2. Rèn kĩ năng hiểu nghĩa từ vựng cho học sinh bằng xây dựng trò chơi Tích truyện dân gian “Khắc nhập”, “Khắc xuất”; “Dâng núi chống lụt” trong các tiết chính khóa và thiết kế các dạng bài tập ở buổi 2.
3.3. Nâng cao khả năng phân tách từ ngữ theo cấu tạo bằng xây dựng và tổ chức linh hoạt trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4
3.4. Vận dụng tổ chức linh hoạt các trò chơi “Tích truyện dân gian” nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng vốn từ, kiểu câu để viết câu, đoạn văn và khả năng thông hiểu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam cho học sinh lớp 4.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, học sinh được rèn luyện các thao tác tư duy, có những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 nói riêng và ở Tiểu học nói chung còn gặp không ít khó khăn, nhất là chưa thực sự chú trọng đến việc rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho các em, chưa giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ trong lời nói, giao tiếp và nhất là trong văn phong Tiếng Việt. Đồng thời, việc dạy học bộ môn này chưa tạo được niềm đam mê học tập thực sự cho trẻ. Dẫn đến các em còn thụ động trong học tập, chưa tích cực và tự giác học tập tiến bộ. Điều đó đồng nghĩa với việc không ít giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học bộ môn này.
Ngoài ra, việc sử dụng “trò chơi học tập”, đặc biệt là trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt của phần đa giáo viên chưa nhiều, vẫn còn đơn điệu về hình thức và cách tổ chức, chưa tạo được hưng phấn cho học sinh trong mỗi tiết học. Điều này dẫn đến việc hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, câu và việc sử dụng vốn từ trong đặt câu, viết đoạn, bài văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Việc đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, tôi luôn chủ động, tìm tòi và học hỏi đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học để mỗi tiết học của các em thực sự cuốn hút và hiệu quả bằng việc mạnh dạn áp dụng: “Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4”. Từ đó có thể giải quyết phần nào những vấn đề còn vướng mắc và tồn đọng trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
- Mục đích nghiên cứu
Khi lựa chọn việc áp dụng “Rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4” thì mục đích chính là tháo gỡ những khó khăn về hiểu nghĩa từ, cấu tạo từ, các kiểu câu và sử dụng vốn từ và câu trong đặt câu, viết đoạn, bài văn. Qua đó, tạo sự tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú học tập cho các em để mỗi tiết học thực sự lí thú và hiệu quả. Từ đó, giúp học sinh lớp tôi phụ trách nói riêng và học sinh lớp 4 trường tiểu học Nga Vịnh nói chung phát triển toàn diện các kĩ năng, năng lực, phẩm chất và tư duy trong học tập.
- Đối tượng nghiên cứu
Việc lựa chọn kiến thức, nội dung của phân môn Luyện từ và câu trong
chương trình Tiếng Việt lớp 4 để xây dựng những trò chơi “Tích truyện dân gian” mới mẻ, lí thú nhưng không xa lạ mà gần gũi với tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 4B trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài mà tôi áp dụng.
- Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4”, tôi đã sử dụng một số phương pháp chính như: phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lí số liệu, cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vốn từ, các kiểu câu, cách cung cấp vốn từ, câu và các trò chơi, cách tổ chức trò chơi “Tích truyện dân gian” gần gũi, phù hợp với nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế việc tổ chức dạy và học về sử dụng vốn từ, câu bằng trò chơi học tập và trò chơi “Tích truyện dân gian” trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Nga Vịnh nói riêng (dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam – VNEN) và một số trường tiểu học nói chung trên địa bàn huyện Nga Sơn, Thanh Hóa.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Sau khi áp dụng giải pháp này vào thực tiễn dạy học tại lớp 4B, trường tiểu học Nga Vịnh kết hợp thu thập các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho đề tài, tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu minh chứng cụ thể qua các thời điểm kiểm tra của giáo viên, tổ chuyên môn và Nhà trường từng thời điểm cụ thể. Từ đó rút ra kết luận và hiệu quả về việc áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và câu cho học sinh bằng xây dựng trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt lớp 4”.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (ngày 26/1/2016) định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã nêu rõ: “Phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành….Giáo dục cần phải tập trung phát triển mạnh năng lực và phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa đức, trí, thể, mỹ, thực hiện tốt phương châm mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề).” Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học tập trung rèn kĩ năng, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất người học là nhiệm vụ cần được chú trọng trong giáo dục đào tạo. Các Nhà trường đã triển khai và chỉ đạo tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà trường, đặc biệt là các trường đang thực hiện dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN)- trong đó có trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa.
Việc giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng vốn từ, viết câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ vì nó chính là đang giúp cho các em nắm vững ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể trong các tình huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Giúp các em hiểu về thế giới xung quanh việc học tập ở trường, ở nhà cũng như tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động.
Dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 nói riêng thì cần phải chú ý đến trình độ, đến tâm sinh lí lứa tuổi của từng đối tượng học sinh tiểu học là thích khám phá, sáng tạo, thích chinh phục, làm chủ bản thân và hứng thú với những điều mới mẻ. Đồng thời, người giáo viên phải nắm được năng lực sử dụng tiếng Việt của các em. Từ đó để điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp làm sao cho trong mỗi tiết học, học sinh ở các trình độ khác nhau đều được quan tâm, được làm việc và được phát triển. Như vậy, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để trong mỗi giờ học giúp các em chủ động hoạt động và tự học một cách sáng tạo như đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai: “Phải biến quá trình dạy học thành quá trình hoạt động và tự học của học sinh… Giáo viên phải tiếp xúc với trẻ, giúp trẻ hoạt động và đạt kết quả học tập tốt hơn.”
Những điều nói trên đồng nghĩa với việc người giáo viên cần mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các trò chơi “Tích truyện dân gian” trong dạy học Tiếng Việt nhằm rèn kĩ năng sử dụng vốn từ và các kiểu câu cho học sinh lớp 4. Qua đó giúp các em phát triển những kĩ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết. Muốn tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt “Tích truyện dân gian” hiệu quả trước hết phải hiểu về trò chơi học tập Tiếng Việt “Tích truyện dân gian” là những trò chơi được sử dụng trong giờ Tiếng Việt, giúp học sinh nắm bắt tri thức ngôn ngữ và rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt thêm hứng thú, hiệu quả. Thông qua các câu chuyện cổ dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) như: Tấm Cám; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thạch Sanh; Cây tre trăm đốt; Cây khế; Sự tích quả dưa hấu,… giáo viên tổ chức các trò chơi “Tích truyện dân gian” để giúp học sinh củng cố, rèn kĩ năng về cấu tạo âm tiết, phân biệt về cấu tạo của từ (danh từ, động từ, tính từ; từ đơn, từ ghép, từ láy), phân biệt, đặt đúng các kiểu câu (câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?; câu hỏi, câu khiến, câu cảm) hay kĩ năng ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ, giải câu đố chính tả,…Với trò chơi học tập tiếng Việt dựa theo tích truyện dân gian sẽ làm tăng tính giả định của trò chơi học tập (mỗi học sinh tham gia trò chơi sẽ nhập vai vào một nhân vật trong câu truyện cổ dân gian như anh nông dân nghèo, chàng Sơn Tinh, Thạch Sanh,…hay cả những chú chim sẻ đáng yêu,… ), nâng cao hứng thú học tập, sự sáng tạo cho học sinh. Nó không những giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt mà còn giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hiệu quả.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]