SKKN Kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3066 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 886 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kĩ năng sống
Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi
Biện pháp 3: Đánh giá kĩ năng sống của trẻ thường xuyên
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
– Kỹ năng giao tiếp : Giao tiếp với bạn bè, với cô, với người lớn, (biết chào hỏi cô, chào hỏi bạn khi tới lớp, chào khách khi có khách tới chơi, biết xin lỗi, biết cảm ơn đúng lúc)…
– Kỹ năng tuân thủ các quy định của trường lớp: Không la hét, không nói leo trong giờ học, không làm ồn, biết chờ đến lượt….
– Kỹ năng hợp tác: Trẻ biết chơi cùng bạn, chia sẻ đồ chơi với bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành việc đơn giản, tìm sự giúp đỡ của bạn khi cần…
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TÊN ĐỀ MỤC | Trang |
1: MỞ ĐẦU. | |
1.1: Lí do chọn đề tài | |
1.2: Mục đích nghiên cứu | |
1.3: Đối tượng nghiên cứu | |
1.4: Phương pháp nghiên cứu | |
2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1: Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2: Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN | |
a: Thuận lợi | |
b: Khó khăn | |
c: Kết quả khảo sát ban đầu | |
2.3: Những biện pháp thực hiện | |
Biện pháp 1: Tổ chức cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kĩ năng sống | |
Biện pháp 2: Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi | |
Biện pháp 3: Đánh giá kĩ năng sống của trẻ thường xuyên | |
Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ | |
2.4: Hiệu quả | |
3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
1: Kết luận | |
2: Kiến nghị |
1: Mở đàu
1.1: Lí do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” có thể nói câu hát này cứ vang vọng mãi trong tâm hồn của tôi – một cô giáo mầm non như luôn nhắc nhở cho tôi về lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của mình chính là người góp một phần nhỏ bé của mình vào việc ươm những mầm xanh tương lai của đất nước, góp phần đào tạo một thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước phát triển toàn diện về mọi mặt.
Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo là “Điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước đầu tiên vào đời, đang từng bước “ Học cách làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó phù hợp trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn khi gặp khó khăn…
Trong thực tế hiện nay của chúng ta mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, xuất phát tự lòng thương con của các bậc cha mẹ nên nhiều gia đình quan tâm chăm sóc trẻ quá mức, gia đình luôn làm “hộ” trẻ từ những công việc nhỏ nhẹ nhất như là tự đi dép quai hay mặc quần áo hay tự xúc cơm ăn… Chính từ việc cưng chiều quá mức không để trẻ thực hiện những công việc đơn giản nên hiện nay có rất nhiều trẻ đã học lớp 5 tuổi thậm chí là học sinh tiểu học vẫn còn chờ bố mẹ đút cơm cho ăn… Từ lòng thương yêu con vô tình cha mẹ đã làm cho con thiếu đi những kỹ năng cần thiết và thực tế đối với trẻ, từ đây sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này là sống thụ động, ỷ lại vào người khác.
Bên cạnh sự quan tâm quá mức của một số bậc cha mẹ ấy vẫn tồn tại những gia đình vì quá mải mê với công việc mà sao nhãng tới việc quan tâm chăm sóc con cái dẫn đến hậu quả trẻ thiếu tình thương và cách giáo dục đúng đắn dẫn đến tình trạng trẻ có lối sống không lành mạnh như trẻ chơi bời, bạo lực học đường, sống vô cảm không biết quan tâm tới người khác…
Một vấn đề đáng quan tâm hiện nay là tình trạng bắt cóc trẻ em, các tai nạn thương tích ngày càng gia tăng tập trung ở lứa tuổi thiếu nhi, tôi thiết nghĩ tỉ lệ trẻ bị bắt cóc, tai nạn thương tích ngày càng tăng một phần là do trẻ chưa có kỹ năng ứng phó với những hoàn cảnh nguy cấp, chưa biết cách tự bảo vệ bản thân trước những sự nguy hiểm có thể xảy ra.
Từ thực tế trên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chính là đặt nền móng giúp trẻ trở thành con người mới, chủ động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Tạo tiền đề cơ bản để trẻ trở thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Do nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đã trăn trở tìm biện pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài: “Kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”. Tôi muốn rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết với trẻ, giúp trẻ có được những kinh nghiệm sống để trẻ biết được mình nên và không nên làm gì, giúp trẻ tự tin, chủ động trong cuộc sống, tạo cho trẻ những nhân cách tốt cho sau này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực môn phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non. Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi thực hiện tại lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài thì tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp trực quan
– Phương pháp sưu tầm
– Phương pháp trực quan sư phạm
– Phương pháp dùng lời
– Phương pháp thực hành
– Phương pháp tuyên truyền.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết, giáo dục kỹ năng sống đang là nhu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ và đối với trẻ mầm non.
Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển về kinh tế xã hội, nếu một đứa trẻ không có các kỹ năng cơ bản thì làm sao trưởng thành trong cuộc sống. Bên cạnh đó nếu trẻ có các kỹ năng sống tốt trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn.
Sự phát triển không ngừng của các ngành khoa học công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có những con người năng động, sáng tạo, có khả năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh và có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lúc còn bé là rất cần thiết. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần được quan tâm và thực hành một cách mạnh mẽ, toàn diện. Với thực tế hiện nay do việc cha mẹ nuông chiều con cái không rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống đúng đắn dẫn đến tình trạng trẻ sống lệch lạc về nhân cách dẫn tới hậu quả lớn cho tương lai sau này như trẻ sống thụ động quá hoặc sống bạo lực do không được quan tâm giáo dục đúng đắn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]