SKKN Kinh nghiệm soạn và dạy bài 51: Cơ quan phân tích thính giác theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở GD&ĐT Thanh Hóa tại lớp 8
- Mã tài liệu: BM8133 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 690 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thạch Định |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường TH&THCS Thạch Định |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm soạn và dạy bài 51: Cơ quan phân tích thính giác theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở GD&ĐT Thanh Hóa tại lớp 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Đổi mới trong soạn giáo án.
2.3.2. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học.
2.3.3. Đổi mới phương pháp dạy học.
2.3.4. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
2.3.5. Tổng kết bài học hợp lí.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
- Lí do khách quan.
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu cấp thiết nhằm tạo ra sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước.
Mục tiêu giáo dục THCS nhằm giúp học sinh phát triển trí tuệ, thể chất, bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp; Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Đây là cơ sở cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học lên Trung học phổ thông và các bậc học cao hơn.
Đổi mới phương pháp dạy học ở THCS tập trung theo những định hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; Hình thành và phát triển khả năng tự học cho học sinh; Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; Đảm bảo tính trực quan nhằm khơi dậy hứng thú học tập của học sinh.
Đáp ứng mục tiêu và định hướng cơ bản của đổi mới giáo dục cần đổi mới trong từng bài cụ thể, trong chương trình Sinh học ở từng khối học trong đó có Sinh học 8. Sinh học 8 tiếp nối Sinh học 6,7 là cơ sở học Sinh học 9 có nội dung nói về cơ thể và vệ sinh người, kiến thức rất thực tế nhưng đa số các bài có nội dung dài đặc biệt chương hệ thần kinh không chỉ có nội dung dài mà còn rất khó và trừu tượng. Vì vậy vấn đề đổi mới trong cả 3 nội dung: Kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh và hoạt động học của học sinh (theo công văn 572) là cần thiết nhằm tạo hứng thú giúp học sinh hiểu và say mê học tập. Đây là vấn đề khó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong soạn và sử dụng kĩ thuật giảng dạy trên lớp.
- Lí do chủ quan.
Trong nhiều năm được phân công giảng dạy Sinh học 8 bản thân tôi đã áp dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các bài trong Sinh học 8 nói chung và bài “Cơ quan phân tích thính giác” nói riêng. Nhìn lại quá trình giảng dạy, đồng thời áp dụng thành công cách soạn giáo án và thực hành dạy trên lớp theo hướng đánh giá 12 tiêu chí của công văn 572 của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tôi ý thức được cần vận dụng sáng tạo cách soạn và dạy theo mẫu giáo án mới vào thực tiễn để đảm bảo học sinh tích cực nắm bắt được nội dung kiến thức, đảm bảo phương pháp truyền đạt mang tính tích cực, phù hợp với kiểu bài, phù hợp với đối tượng học sinh đồng thời giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng sáng tạo, chủ động trong học tập, rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Với những lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Kinh nghiệm soạn và dạy bài 51: Cơ quan phân tích thính giác theo định hướng đánh giá 12 tiêu chí của sở GD&ĐT Thanh Hóa tại lớp 8 trường THCS Xuân Phúc”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
– Mục đích của đề tài là giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức về cấu tạo và chức năng các bộ phận của tai, quá trình thu nhận sóng âm, các biện pháp vệ sinh tai trong bài 51 “Cơ quan phân tích thính giác” – Sinh học 8.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
– Bài 51 “Cơ quan phân tích thính giác” SGK Sinh học 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Đọc tài liệu.
Để thực hiện tốt và có cơ sở cho việc nghiên cứu bản thân tôi đã đọc rất nhiều tài liệu: sách giáo khoa Sinh học 8, sách giáo viên, đề thi học sinh giỏi môn Sinh 8, sách tham khảo, sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, công văn 572 của sở GD&ĐT Thanh Hoá…Đặc biệt là những tài liệu liên quan đến bài “Cơ quan phân tích thính giác” Sinh học 8.
1.4.2. Điều tra.
- Dự giờ.
Bản thân tôi đã dự rất nhiều tiết ở tất cả các khối lớp, đặc biệt là giáo viên dạy cùng bộ môn.
Ngoài ra bản thân tôi cũng thường xuyên được tổ chuyên môn, đồng nghiệp dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm. Do vậy đã giúp tôi không ngừng phấn đấu khắc phục những hạn chế, tự hoàn thiện mình để tổ chức tốt các hoạt động học tập tích cực cho học sinh.
- Thực nghiệm.
Tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm bằng cách sử dụng cùng một bài “Cơ quan phân tích thính giác” nhưng với cách soạn và dạy khác nhau ở 2 tổ trong cùng một lớp: Tổ 1 tôi không áp dụng soạn và dạy theo mẫu giáo án đánh giá 12 tiêu chí mà soạn và dạy theo mẫu giáo án đánh giá 10 tiêu chí còn tổ 2 tôi áp dụng soạn và dạy theo mẫu giáo án đánh giá 12 tiêu chí. Từ đó tôi đối chiếu kết quả học tập của học sinh 2 tổ để biết việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả hay không.
- Kiểm tra.
Sử dụng hình thức kiểm tra về kiến thức trong bài “Cơ quan phân tích thính giác” để kiểm tra khả năng tìm tòi phát hiện kiến thức và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn của học sinh.
- Thống kê.
Bằng việc thống kê số lượng bài kiểm tra đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém của học sinh tôi đã có căn cứ để so sánh đối chiếu xem vấn đề mình nghiên cứu là hiệu quả hay không và hiệu quả đạt đến mức độ nào.
- So sánh kết quả.
Thông qua kết quả giảng dạy, kết quả các bài kiểm tra tôi đã so sánh kết quả học tập của học sinh đối với nội dung kiến thức bài “Cơ quan phân tích thính giác”. Từ việc so sánh kết quả giúp cho giáo viên biết được những ưu điểm, những chuyển biến tích cực hay hạn chế trong tiết dạy của mình. Từ đó giáo viên đề ra hướng giải quyết khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]