SKKN Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI “sinh sản” – môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh

4.5/5

Giá:

50.000 đ
Cấp học: THCS
Môn: Sinh học
Lớp: 8
Bộ sách:
Lượt xem: 1206
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
38
Lượt tải:

4

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI “sinh sản” – môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. Tìm hiểu những hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh có liên quan đến chương “Sinh sản” – môn Sinh học 8
2.3.2. Sưu tầm tài liệu
2.3.3. Lập kế hoạch tích hợp kiến thức pháp luật cho từng bài, từng phần trong chương “Sinh sản”
2.3.4. Tiến hành dạy thực nghiệm

 

Mô tả sản phẩm

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1

1.1. Lý do chọn đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu 2

1.3. Đối tượng nghiên cứu 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.2.1. Về phía giáo viên 3

2.2.2. Về phía học sinh 3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

2.3.1. Tìm hiểu những hiểu biết về kiến thức pháp luật của học sinh có liên quan đến chương “Sinh sản” – môn Sinh học 8 6

2.3.2. Sưu tầm tài liệu 7

2.3.3. Lập kế hoạch tích hợp kiến thức pháp luật cho từng bài, từng phần trong chương “Sinh sản” 7

2.3.4. Tiến hành dạy thực nghiệm. 11

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17

PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19

3.1. Kết luận 19

3.2. Kiến nghị 20

PHỤ LỤC I 21

PHỤ LỤC II 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đã và đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy pháp luật làm căn cứ điều tiết các hành vi cá nhân, các quan hệ xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển bền vững. Để thực hiện mục tiêu này, song song với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi nhóm đối tượng, trong đó có học sinh THCS – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện” để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Học sinh THCS – các em đang ở lứa tuổi vị thành niên – lứa tuổi xảy ra nhiều thay đổi về cả thể chất, sinh lí và tâm lí, đặc biệt tâm lý các em thường khủng hoảng, các em nông nổi, dễ bị kích động, khó kiềm chế,… dễ bị lôi cuốn vào cái xấu. Có thể nhận thấy điều đó qua thực tế, có một bộ phận không nhỏ học sinh do thiếu hiểu biết về pháp luật để rồi vướng vào tù tội mà không hay biết. Ví dụ: Tại huyện Hoài Đức, Hà Nội, Em Vũ Tiến Sơn mới 17 tuổi có tình cảm và quan hệ tình dục với em Đỗ Thị T – 13 tuổi, bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt mức án 7 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”. Trong phiên tòa Sơn đã thành khẩn “Thưa quý tòa, cháu thấy T phổng phao, lại tự nguyện, chính T còn chủ động “mời” cháu, cháu không biết yêu như thế là phạm tội”. Hoặc có em vì thiếu hiểu biết pháp luật mà bị lạm dụng, bị chà đạp cả thời gian dài mà không dám lên tiếng. Ví dụ: Em Lê Thị T ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã bị chính cha đẻ của mình hiếp dâm trong suốt thời gian dài, do chưa nhận thức được hành vi đồi bại của cha, em chỉ âm thầm chịu đựng, chỉ đến khi được nhà trường giáo dục giới tính, T mới kể lại sự việc bị cha xâm hại tình dục với các bạn gái và đến lúc này vụ việc mới được cơ quan chức năng vào cuộc… Ngoài ra, còn rất nhiều những vụ việc khác đã được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng làm dấy lên những lo lắng, băn khoăn trong dư luận xã hội, và khiến chúng ta phải xem xét lại công  tác giáo dục pháp luật trong các nhà trường.

Tại trường THCS, nội dung giáo dục pháp luật mới chỉ được đưa vào giảng dạy trong môn Giáo dục công dân, hoặc lồng ghép vào một số hoạt động ngoại khóa với nội dung rất hạn chế,… Thiết nghĩ để góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật cho học sinh, trong quá trình dạy học chúng ta cần phải tích hợp kiến thức pháp luật cho học sinh nếu có thể ở tất cả các bộ môn, cần phải thực hiện giáo dục mang tính thường xuyên, liên tục hơn để  định hướng cho các em phát triển nhân cách đúng hướng, tránh vi phạm pháp luật hoặc bị lạm dụng,…

Bản thân là một giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học 8, tôi thấy bộ môn giúp ích cho các em học sinh nghiên cứu về chính bản thân mình, được tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo, chức năng và hoạt động sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy tôi quan sát thấy nhiều em học sinh rất tò mò, tuy bài học mới học ở chương I, II mà các em đã giở sách tận chương XI (chương Sinh sản) để quan sát các hình ảnh “Các bộ phận của cơ quan sinh dục…”, có em còn tô vẽ lên đó,… Còn khi tôi dạy đến chương đó (chương Sinh sản), với những kiến thức cấu tạo và hoạt động sinh lí rất chi tiết, cộng với những hình ảnh trực quan rất rõ ràng, sinh động, tôi hiểu tâm lí của các em đã có phần bị ảnh hưởng, bản năng tính dục có phần trổi dậy,… điều này làm bản thân tôi rất trăn trở, làm sao để vừa giúp các em hiểu rõ, nắm chắc được kiến thức, đặc biệt là những kiến thức rất tế nhị trong chương “Sinh sản”? Làm sao giúp các em biết điều chỉnh hành vi của mình đúng theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, những quy định của pháp luật? Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Kinh nghiệm tích hợp giáo dục pháp luật trong dạy học chương XI “Sinh sản” – môn Sinh học 8 nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh” để nghiên cứu.   

1.2. Mục đích nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài này tôi tích hợp một số kiến thức pháp luật nhằm cung cấp thêm cho học sinh một số hiểu biết về pháp luật, trên cơ sở của các kiến thức Sinh học thì học sinh cũng phần nào hiểu được việc tuân thủ theo các quy định của pháp luật cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ nòi giống và tự do của bản thân để từ đó có nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về việc tích hợp một số kiến thức pháp luật có liên quan vào một số bài dạy trong chương “Sinh sản” – môn Sinh học 8; Ở đây, đề tài quan tâm cụ thể tới đối tượng học sinh lớp 8 đang ở độ tuổi 14 – 15 tuổi.

Tôi đã thực nghiệm áp dụng đối với học sinh hai lớp 8A (38 học sinh) và 8B (37 học sinh) – năm học ………….

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Đầu tiên tôi tiến hành thu thập và xử lí những thông tin lí luận về phương pháp tích hợp kiến thức pháp luật vào trong bài dạy trong các môn học nói chung và môn Sinh học nói riêng để có kiến thức lí luận vững chắc.

Nghiên cứu giáo án, dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu về hình thức tổ chức và hiệu quả của việc tích hợp kiến thức pháp luật vào trong bài dạy trong các giờ dạy các môn.

Khảo sát hiểu biết về pháp luật của học sinh qua khi chưa áp dụng phương pháp này.

Sau đó, tôi thử nghiệm áp dụng các giải pháp vào dạy học tiết 63, 64, 65, 66, 67 – bài 60, 61, 62, 63, 64 và 65 – chương XI “Sinh sản”. Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, tôi cùng đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm và nhận thấy rõ hiệu quả tích cực.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)