SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 – 36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao
- Mã tài liệu: BC1061 Copy
Môn: | |
Lớp: | 24-36 tháng |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 903 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hà Thị Duyên |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Ý |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Hà Thị Duyên |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thiên Ý |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 – 36 tháng tuổi đạt hiệu quả cao” triển khai các biện pháp như sau:
1. Xây dựng kế hoạch cá nhân.
2. Sưu tầm lựa chọn các bài tập và trò chơi vận động phù hợp với trẻ.
3. Xây dựng môi trường, bổ sung đồ dùng đồ chơi khuyến khích trẻ vận động tích cực và phù hợp.
4. Biện pháp kích thích, đảm bảo an toàn trong khi chơi cho trẻ.
5. Tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong các hoạt động trong ngày.
6. Công tác tham mưu với nhà trường.
7. Công tác tuyên truyền với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Phát triển vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta nói chung và với trẻ mầm non nói riêng bởi trong Nghị quyết của bộ chính trị số 46 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.” [1] Để có sức khỏe tốt thì phát triển vận động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động.
Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, trẻ em có điều kiện được chăm sóc tốt hơn, trẻ ít vận động dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều.Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ em như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống. Làm thế nào để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất đó là một bài toán khó mà tôi đang trăn trở muốn tìm ra một phương pháp giáo dục tốt cho trẻ đặc biệt là trẻ nhà trẻ. Lồng ghép phát triển vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi để tăng khả năng vận động cho trẻ, giúp trẻ có một sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó việc phát triển vận động cho trẻ mâm non đang có sự quan tâm của các cấp, các ngành, và chuyên đề vận động đang được Bộ giáo dục và Đào tạo triển khai và chỉ thực hiện tại các trường Mầm Non. Đặc biết đối tượng mà tôi nghiên cứu trong năm nay đó là trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng trẻ ở độ tuổi này quá trình phát triển của trẻ vẫn diễn ra mạnh mẽ. Trẻ bắt đầu di chuyển không còn hoàn toàn lệ thuộc vào người lớn. Trẻ đạt được nhiều tiến bộ trong vận động, luôn chân, luôn tay, thực hiện được các vận động như chạy nhanh, bật nhảy tại chỗ, đứng co một chân, bắt được bóng, bò trong đường ngoằn nghèo…Trẻ cũng rất thích chạy nhảy, chui, bò khắp mọi nơi nhưng làm thế nào để trẻ có thể vận động một cách tốt nhất vẫn là bài toán mà bản thân tôi đang phải suy nghĩ bởi sự chuyền đạt của giáo viên đến trẻ chưa linh hoạt, chưa có sự đầu tư về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trẻ vận động. Đối với trẻ nhà trẻ chưa hứng thú thực hiện hoặc thực hiện nhưng chưa có kết quả như ta mong muốn, dẫn đến sức khỏe yếu, ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ.
Chính từ những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 – 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung- Huyện Như Thanh”. Làm đề tài nghiên cứu của tôi.
- Mục đích nghiên cứu
Giúp bản thân nắm vững hơn kiến thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động phát triển vận động. Để đưa ra một số phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi phù hợp, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại đơn vị.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tôi nghiên cứu trong năm học này là: “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi A đạt hiệu quả cao tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung Huyện Như Thanh”.
- Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Gồm các phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu hoạt động…
- Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu. (Bảng biểu)
- Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm thực hiện năm ………..
- Đối tượng áp dụng: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 Tháng “Kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ lớp 24 – 36 Tháng tuổi A đạt hiệu quả tại trường Mầm non Thị trấn Bến Sung -Huyện Như Thanh”.
- Sáng tạo trong các phương pháp và biện pháp. Hình ảnh gần gửi với trẻ
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Cơ sở lí luận.
Theo Quyết định 55 của bộ giáo dục quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Nhà trẻ – Mẫu giáo, 1990 (trang 6) ghi rõ mục tiêu giáo dục Mầm non là: “…Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Khỏe mạnh – nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối – Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi (Bố mẹ, bạn bè, cô giáo), thật thà, lễ phép, hồn nhiên – Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh – Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng ( Quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận …) Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. [2]. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ nhà trẻ. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “ Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phức hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Thông qua hoạt động tập các bài tập và các trò chơi vận động, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ tập các bài tập, các trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa vùng miền của trẻ. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các bài tập và các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém đặc biệt là với trẻ nhà trẻ. Trẻ dễ dàng tham gia vào bài tập và các trò chơi vận động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ nhà trẻ và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tích hợp các vận động cho trẻ nhà trẻ là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 24 – 36 Tháng tuổi tôi luôn trăn trở và tìm tòi các bài tập và các trò chơi vận động phù hợp tới đặc điểm tâm sinh lí trẻ để mang đến cho trẻ nhà trẻ một cách có hiệu quả. Đưa đến cho trẻ một tinh thần thoải mái, thích tham gia, thích chơi, thích truyền đạt các trò chơi đến cho các bạn xung quanh mình một cách có hiệu quả.
- Thực trạng nghiên cứu
- Thuận lợi:
– Nhờ có sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho bản thân tôi và đồng nghiệp được tham gia nhiều lớp tập huấn chuyên đề học hỏi một số giờ dạy mẫu hàng năm.
– Cơ sở vật chất trang thiết bị của lớp học, được xây dựng khang trang, rộng rãi, đúng quy cách. Có đủ đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi của trẻ. Có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ. Trường còn tổ chức những giờ dạy mẫu, thăm lớp, dự giờ. Tổ chức các cuộc thi giao lưu phát triển vận động và các tiết mục Aerobich cho trẻ mẫu giáo. Từ đó đóng góp ý kiến, nhằm bồi dưỡng năng lực và sự hiểu biết về đưa vận động vào các lĩnh vực giáo dục cho giáo viên và cho trẻ nhà trẻ.
– Trẻ trong lớp được học đúng độ tuổi, đa số trẻ được sinh sống ở môi trường dân trí có trình độ cao nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc giáo dục
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]