SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể
- Mã tài liệu: BC2068 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 991 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Mai Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hải Đăng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Mai Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Hải Đăng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 3 – 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể” triển khai các biện pháp như sau:
3.1. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung làm quen tác phẩm văn học cho trẻ
3.2. Nghiên cứu tác phẩm
3.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
3.5. . Hệ thống câu hỏi
3.6. Tạo môi trường trong lớp
3.7. Sử dụng nghệ thuật múa rối
3.8. Làm quen mọi nơi mọi lúc
3.9. Thông qua các lớp chuyên đề, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
3.10. Phối hợp với ban giám hiệu tham mưu về cơ sở vật chất của lớp
3.11. Thông qua tuyên truyền với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
sTT | Nội dung | Trang |
1 | Phần 1. MỞ ĐẦU | |
1. Lý do chọn đề tài | ||
2. Mục đích nghiên cứu | ||
3. Đối tượng nghiên cứu | ||
4. Phương pháp nghiên cứu | ||
2
|
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN | |
1. Cơ sở lí luận | ||
2. Thực trạng | ||
2.1. Thuận lợi | ||
2.2. Khó khăn | ||
2.3. Khảo sát | ||
3. Giải pháp thực hiện. | ||
3.1. Xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung làm quen tác phẩm văn học cho trẻ. | ||
3.2. Nghiên cứu tác phẩm | ||
3.3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học | ||
3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin | ||
3.5. . Hệ thống câu hỏi | ||
3.6. Tạo môi trường trong lớp | ||
3.7. Sử dụng nghệ thuật múa rối | ||
3.8. Làm quen mọi nơi mọi lúc | ||
3.9. Thông qua các lớp chuyên đề, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn. | ||
3.10. Phối hợp với ban giám hiệu tham mưu về cơ sở vật chất của lớp. | ||
3.11. Thông qua tuyên truyền với phụ huynh | ||
4. Kết quả | ||
3 |
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
3.1. Kết luận | ||
3.2. Kiến nghị |
Phần 1. MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Bác hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, ở lứa tuổi mầm non tâm hồn trẻ như một trang giấy trắng vì vậy cần được chăm sóc và giáo dục nhằm phát huy những khả năng của trẻ thông qua các hoạt động dạy học giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, hình thành nhân cách trẻ.
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh trẻ. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết.
Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: nhận thức – ngôn ngữ – tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ, để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
Do nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó tôi nhận thấy việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh, con rối là không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học. Từ đó tôi đã mạnh dạn nghiên cứu cách làm một số loại rối, làm phim để phục vụ cho giảng dạy đạt kết quả cao. Vì trên thực tế ở các trường mầm non trước đây khi dạy trẻ “Làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể” chủ yếu chỉ sử dụng tranh ảnh, thậm chí còn dạy chay dẫn đến chất lượng giờ dạy đạt chưa cao. Trên thực tế đó tôi rất trăn trở suy nghĩ để tìm ra cách làm một số loại rối , làm phim có lồng tiếng để cho tiết học thêm sinh động, phong phú. Từ đó chất lượng tiết học được nâng cao đáp ứng được với yêu cầu của ngành và thực tế phát triển của xã hội.
Việc dạy trẻ làm quen văn học rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ ban đầu. Thông qua các tác phẩm văn học trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Qua đó trẻ thích vươn tới học tập và làm theo cái đẹp, cái thiện trong tác phẩm. Ngoài ra thông qua tác phẩm văn học trẻ còn được phát triển ngôn ngữ, trẻ biết diễn đạt những câu hoàn chỉnh, đủ ý, làm quen với ngôn từ giàu đẹp, rèn luyện cách nói năng mạch lạc, chính là dấu hiệu để trẻ phát triển ngôn ngữ giúp trẻ tập kể chuyện, đọc thơ, có trí nhớ tốt, có tư duy sáng tạo.
Nhận thức được văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục trẻ nên tôi mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp“Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫm giáo 3- 4 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể”.
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề cho trẻ làm quen với tác phẩm vân học để đề suất áp dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi làm quen với văn học thể loại truyện kể.
- Đối tượng nghiên cứu:
Các giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi làm quen với văn học thể loại truyện kể.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiêm cứu lý luận, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thực hành.
Phần 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Cơ sở lý luận:
Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ từ rất sớm. Ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với giai điệu nhẹ nhàng thiết tha của lời ru, lớn hơn một chút các câu chuyện cổ tích, truyện hiện đại, các tác phẩm thơ, ca dao, đồng dao đã gieo vào tâm hồn ngây thơ trong trắng của trẻ sự yêu mến thế giới xung quanh, biết tỏ lòng yêu cái thiện, biết căm thù cái ác, từ đó giáo dục trẻ biết ơn ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ.
Qua tác phẩm văn học thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội con người được diễn tả một cách đa dạng và độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây hoa lá, hiện tượng tự nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được đồng thời nói về những gì gần gũi xung quanh trẻ như làng quê, cánh đồng, lớp học… từ đó trẻ bắt đầu nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong tình làng nghĩa xóm, trẻ nhận ra tình cảm yêu thương của ông bà cha mẹ của người thân đối với trẻ.
Từ các câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao… giúp trẻ em hiểu về truyền thống lao động chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc ta, mở rộng kiến thức cho trẻ về các mối quan hệ xã hội, về phong tục tập quán, về những cảnh đẹp quê hương đất nước để trẻ cảm nhận được mối quan hệ giữa người với người, cảm nhận vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân vật, tạo cho trẻ rung cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
Hình tượng văn học có tác động mạnh mẽ lên tình cảm của trẻ, hướng dẫn trẻ những giá trị nội dung, nhệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự dung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]