SKKN Làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1
- Mã tài liệu: BM0002 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1068 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Trần Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lý Tự Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 34 |
Tác giả: | Trần Thị Bích |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lý Tự Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Khảo sát tình hình học sinh và phân hóa đối tượng học sinh
2.Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp
3. Xây dựng tổ chức lớp học
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra
5. Xây dựng nề nếp lớp
6. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò
7. Xây dựng mối quan hệ bạn bè
8. Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn
9. Phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh
10. Đầu tư các phong trào mũi nhọn do nhà trường tổ chức
11. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt chủ nhiệm
12. Người giáo viên chủ nhiệm cần
Mô tả sản phẩm
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Qua nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tôi nhận thấy rằng đa số họcsinh quen vui chơi, chưa có nề nếp và ý thức trong học tập vì các em mới ở lứa tuổi vừa chuyển từ Mẫu giáo lên lớp 1 nên việc xây dựng nề nếp học tập, kĩ năng sống, thói quen tốt là điều hết sức cần thiết và thiết thực. Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình nhà trường và xã hội.
Lớp 1 là lớp học nền tảng làm nền móng để học sinh học tiếp lên các lớp trên. Học sinh lớp 1 là lứa tuổi mà chúng ta tưởng dễ dạy hóa ra lại khó vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn ở hoạt động vui chơi sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học, đồng thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em luôn muốn tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thoát ra, muốn được tự do. Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn khổ, giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc. Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện.
Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải lúc nào chúng ta cũng thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu quả. Mỗi giáo viên cần có những biện pháp tích cực, không ngừng sáng tạo để tạo sự mới mẻ, ham thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường và vì tạo dựng nề nếp, thói quen ý thức học tập, kĩ năng sống đối với học sinh lớp 1 ngày từ đầu năm học là hết sức cần thiết. Với mong muốn đạt kết quả cao trong công tác giáo dục học sinh hoàn thành tốt kiến thức kĩ năng từ đó các em dần tự hoàn thiện năng lực, phẩm chất để trở thành con người có ích cho xã hội. Nên tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài: “ Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng:
Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm lớp và qua quá trình làm công tác chủ nhiêm này chúng tôi tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và có những đòi hỏi cao hơn. Qua nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm.
Gia đình học sinh đa số làm công nhân nên ít thời gian quan tâm đến con em và giao phó hết trách nhiệm cho nhà trường. Bên cạnh đó các em ở lớp 1 còn nhỏ, ý thức học tập chưa cao, đầu năm học thường đến lớp chưa đúng giờ, quên đồ dùng học tập, chưa tập trung chú ý trong giờ học …Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã áp dụng rất nhiều biện pháp, trong đó nổi bật là một số biện pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong giờ học, đề cao vai trò của ban các sự lớp.
II. Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề
1. Khảo sát tình hình học sinh và phân hóa đối tượng học sinh
Ngay sau khi nhận lớp, tôi nhanh chóng khảo sát thực tế và nắm bắt tình hình cụ thể qua phiếu điều tra thông tin trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học phiếu sau:
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và Tên:……………………………………………………………..
2. Là con thứ……trong gia đình.
3. Hoàn cảnh gia đình:……………………………………..
4. Kết quả học tập ở mầm non: (hoàn thành tốt, hoàn thành)……………………
5. Môn học yêu thích:……………………………………………………………………….
6. Môn học cảm thấy khó:…………………………………………………………………
7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)……………………………………………………..
8. Những người bạn thân nhất trong lớp:…………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
9. Sở thích:……………………………………………………………………………………..
10. Địa chỉ gia đình: Số nhà……..tổ…………………………………………………
Số điện thoại của gia đình:…………………………………………………………….
Tình hình lớp sau khi điều tra cụ thể như sau:
TSHS Nữ Xếp loại đầu năm (MN) Hoàn cảnh gia đình
Hoàn thành
tốt Hoàn thành Khá giả + quan tâm việc học của con em Đủ sống, ít quan tâm đến việc học của con em Khó khăn không quan tâm đến việc học tập của con
35 16 13 22 13 18 4
2. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp
– Khảo sát học sinh qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên Mầm non, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
– Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ chủ nhiệm cụ thể như:
+ HS có hoàn cảnh khó khăn
+ HS năng khiếu (Toán, tiếng Việt, Vẽ, Hát, … )
+ Học sinh nghịch ngợm trong lớp.
+ Học sinh tiếp thu còn chậm, khó khăn về học
+ HS có những năng khiếu đặc biệt
* Đối với HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn:
+ GV cần đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ để các em không bị mặc cảm với các bạn. Tìm cơ hội xã hội hóa và sự tài trợ của các tổ chức trao học bổng cho các em.
* Đối với học sinh năng khiếu:
Đối với những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn nhất là Toán và Tiếng Việt làm cho các em không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giáo viên phát hiện những nhân tài về chương trình nâng cao, tư vấn với phụ huynh mua thêm sách tham khảo giải các bào tập khó cho các em, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để tham gia thi học sinh giỏi các cấp.
* HS khuyết tật: Không có
* Đối với học sinh nghịch ngợm trong lớp.
– Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Giai đình có sự mâu thuẫn giữa bố mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè lôi kéo…hoặc là do các em có bản tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được…
– Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng tuyệt đối không trách phạt, gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em một số chức vụ trong lớp nhằm gắn các em với trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
* Đối với HS khó khăn về học tập
– Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học chậm, chưa hoàn thành, chưa hoàn thành môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc do rỗng kiến thức nên cảm thấy chán nản.
– GV lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng HS bằng những việc cụ thể sau:
+ Giảng giải lại bài mà em HS đó chưa hiểu hoặc còn chưa rõ ràng vào thời gian ngoài giờ lên lớp.
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em.
+ Thường xuyên kiểm tra các em học sinh đó trong các giờ học
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]