SKKN Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Vật lý 8
- Mã tài liệu: BM8248 Copy
Môn: | Vật lí |
Lớp: | 8 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1078 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Quảng Cát |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học Vật lý 8” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1 Phân loại kiến thức kỹ năng sống:
2.3.2. Vận dụng kỹ năng sống thông qua bộ môn:
I. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
II. Kỹ năng hợp tác và chia sẻ:
III. Nhóm kỹ năng sống tự phục vụ, chăm sóc bản thân
2.3.3. Giáo án minh họa
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục hiện nay đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng về lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết cho người học. Nhưng thực tế trong những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ gây gổ, đánh nhau cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Hiện tượng học sinh hút thuốc lá, chơi điện tử, nói tục, chửi bậy… cũng gia tăng. Gần đây các tai nạn đuối nước xảy ra khá nhiều, hay tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, một số học sinh trung học cơ sở đi xe máy cũng khá phổ biến…
Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và khả năng giao tiếp lại rất kém, nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa tự chăm sóc được bản thân, còn lệ thuộc vào bố mẹ, người lớn, đứng trước đám đông thì thiếu tự tin, trả lời giáo viên, trả lời người lớn thì cộc lốc, thiếu chủ ngữ; các em học kiến thức môn học nhưng chưa biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề liên quan trong cuộc sống.
Là một giáo viên giảng dạy lâu năm, bản thân luôn trăn trở và lo ngại khi nhận thức của các em có chiều hướng lệch lạc, các em còn thiếu nhiều kỹ năng sống và tôi nhận thấy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ cấp thiết và không thể thiếu được đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, trường học và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Với mục đích trang bị cho học sinh kiến thức, những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế để trải nghiệm trong đời sống, thiết nghĩ trong mỗi tiết học giáo viên có thể lồng ghép các bài tập, các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài học, qua đó giáo dục các em một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống để các em có thể tự tin, tự chủ, để các em trở thành những con người có ích cho xã hội và cũng là góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi đã đưa vấn đề giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các tiết dạy. Vì vậy tôi lấy tiêu đề của sáng kiến là:
“LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC VẬT LÝ 8 Ở TRƯỜNG THCS NGA HẢI”
- . Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức bộ môn qua đó hình thành ở các em các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng hợp tác và chia sẻ, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng phòng tránh các tai nạn, kỹ năng vận dụng kiến thức bộ môn để giải thích các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống… từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực học tập, tư duy sáng tạo, sự ham mê, yêu thích môn học, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn cũng góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy – học, nhằm nâng cao năng lực người học, hướng tới việc đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– SKKN nghiên cứu về một số kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh thông qua dạy học môn vật lý 8.
– Đối tượng khảo sát thử nghiệm là học sinh lớp 8A trường THCS Nga Hải.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết(phân tích, tổng hợp tài liệu).
– Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm, hợp tác trong chuyên môn.
– Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.
– Phương pháp điều tra thực tiễn, kiểm tra, đối chiếu, so sánh.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
– Căn cứ vào mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Căn cứ vào nhiệm vụ năm học ………..: Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường …
– Căn cứ vào đặc điểm bộ môn: Môn vật lý là bộ môn gắn liền với thực tế, nắm vững kiến thức bộ môn sẽ giúp các em giải quyết được nhiều khó khăn, nhiều vấn đề trong cuộc sống.
– Căn cứ vào quan niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống.
+ Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, nhưng nhìn chung kỹ năng sống bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kỹ năng sống là kỹ năng tự quản bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
+ Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình với những hoạt động cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức, thái độ đã được biết thành hành động thực tế một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là đưa ra những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản, mà giáo dục kỹ năng sống là việc hướng đến làm thay đổi các hành vi. Có nghĩa là, giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội, là xây dựng và thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, thái độ và kỹ năng phù hợp.
– Căn cứ vào các kỹ năng cần thiết cho học sinh THCS :
1- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
2- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
3- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
5- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
6- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
7- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
8- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
9- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
10- Kỹ năng đánh giá người khác.
Từ những căn cứ trên, tôi nhận thấy việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy vật lý là hết sức cần thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Thực trạng chung
Xã hội phát triển, con người phải tiếp xúc với nền khoa học kĩ thuật hiện đại. Đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, tư duy nhanh, thích ứng tốt mọi hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Đây là một điều đáng phấn khởi. Nhưng thực tế đáng lo ngại tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống thực dụng đã lan tràn khắp nơi len lỏi vào trong tư tưởng học sinh. Hiện nay, các em chỉ biết sống cho riêng mình, thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh. Hiện tượng đó là do các em thiếu kiến thức về kỹ năng sống. Tình trạng đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú học tập xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chung quy là nhận thức, ý thức và vấn đề cơ bản là do các em thiếu hiểu biết về kỹ năng sống. Đây là vấn đề nóng bỏng được ngành giáo dục và xã hội vô cùng quan tâm.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 114
- 1
- [product_views]
- 2
- 163
- 2
- [product_views]
- 3
- 183
- 3
- [product_views]
- 0
- 124
- 4
- [product_views]
- 0
- 134
- 5
- [product_views]
- 0
- 109
- 6
- [product_views]
- 5
- 101
- 7
- [product_views]
- 7
- 117
- 8
- [product_views]
- 1
- 174
- 9
- [product_views]
- 8
- 179
- 10
- [product_views]