SKKN Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo Đức cho học sinh lớp 5 (W+PPT)

Giá:
200.000
Môn: Đạo đức
Lớp: Lớp 5
Bộ sách:
Lượt xem: 380
Lượt tải: 3
Số trang: 14
Tác giả: Trần Thị Hồng Hạnh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên
Năm viết: 2023-2024
Số trang: 14
Tác giả: Trần Thị Hồng Hạnh
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên
Năm viết: 2023-2024

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo Đức cho học sinh lớp 5 (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Bước 1. Nghiên cứu tài liệu
Bước 2. Thiết kế bài học tích hợp kĩ năng sống vào môn Đạo đức phù hợp với đối tượng học sinh
Bước 3. Xây dựng kế hoạch bài dạy lồng ghép kĩ năng sống theo phương pháp tích cực

Mô tả sản phẩm

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP

  1. Tên biện pháp: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo Đức cho học sinh lớp 5
  2. Lĩnh vực áp dụng biện pháp: Môn Đạo Đức
  3. Phạm vi áp dụng biện pháp: Lớp 5… Trường Tiểu học…
  4. Thời gian áp dụng biện pháp: 2022 – 2023
  5. Tác giả:…

II. MÔ TẢ BIỆN PHÁP

1. Tình trạng giải pháp đã biết

Để xây dựng thành công một đất nước đi theo con đường xã  hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta phải trang bị cho nước nhà một nguồn nhân lực dồi dào cả về số lượng và chất lượng. Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo thực hiện “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” cho sự phát triển của đất nước. Trong đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp nói chung, trong đó có giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là một vấn đề đang được mọi người quan  tâm nhiều.  

Đối với trẻ em lớp 5 bắt đầu có sự thay đổi về tâm sinh lí của tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi này các em có những biểu hiện như thích làm người lớn, hay e thẹn và dễ cảm xúc,… Con đường học hành vi của trẻ chủ yếu qua con đường bắt chước. Trẻ thích bắt chước hành vi của người xung quanh hay trên phim ảnh hoặc trong những câu chuyện đọc…cho nên việc định hướng giáo dục kĩ năng sống thông qua các bài học, đặc biệt là các bài học ở môn Đạo Đức. 

Kĩ năng sống được giáo dục trong môn Đạo Đức lớp 5 bao gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sáng tạo, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự học. Việc giáo dục kĩ năng sống trong môn đạo đức nhằm mục đích trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa  tuổi tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ, giúp các em trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội. 

Khi nhận giảng dạy môn Đạo Đức lớp 5 cho các em học sinh tôi nhận thấy kỹ năng sống của các em còn bị hạn chế rất nhiều. Có những học sinh học rất tốt, viết văn rất hay nhưng không dám mạnh dạn phát biểu, không dám thể  hiện trước đông người, không thích giao tiếp với các bạn. Có những học sinh hay đánh bạn, học sinh học đến lớp 5 mà vẫn nhờ cha mẹ chuẩn bị quần  áo, sách vở trước khi đi học, vẫn nằm chơi điện thoại chờ bố mẹ gọi ra ăn cơm. Trước khi nghiên cứu biện pháp, tôi đã làm một cuộc khảo sát với 46 em học sinh trong lớp như sau : 

Bảng khảo sát học sinh hoàn thành tốt kỹ năng sống của lớp 5…  

Kỹ năng SL TL
Kĩ năng giao tiếp 4 9%
Kĩ năng sáng tạo 5 11%
Kĩ năng hợp tác 2 4%
Kỹ năng giải quyết vấn đề 3 7%
Kỹ năng tự học 8 17%

 

Từ kết quả điều tra đó tôi nhận thấy: các em còn rất rụt rè trong giao tiếp với mọi người xung quanh, thậm chí trả lời còn hay nói trống không thiếu chủ ngữ. 

 – Mặt khác, thông qua điều tra ngắn, trò chuyện hàng ngày với các em, tôi  còn thấy kĩ năng sống để bảo vệ bản thân hay bạn bè của các em cũng còn rất  hạn chế như: kĩ năng đi xe đạp an toàn, kĩ năng tránh sấm sét khi trời mưa bão,  kĩ năng phòng tránh bị xâm hại, kĩ năng tham gia giao thông đường bộ, kĩ  năng từ chối lời rủ rê làm việc xấu của bạn bè,… 

– Ngoài ra trong quá trình giao tiếp, ứng xử với bạn bè xung quanh và với  các em nhỏ lớp dưới, nhiều em xưng hô còn thô lỗ, cục cằn, hành động, phát  ngôn không được tế nhị với các bạn khác giới, chẳng hạn như khi trò chuyện  với bạn cùng lớp, nhiều em xưng hô là tui, bà, ông, tao, hắn,… thay vì xưng  cậu, tớ, mình, bạn,…; hay bắt nạt các em nhỏ, không có sự nhường nhịn; còn với bạn khác giới thì thường không chơi cùng, không muốn ngồi gần, hay chỉ chỏ và thậm chí giễu cợt,… 

– Trong giờ học, khi chia nhóm hoạt động quan sát thấy khoảng gần 2/3 số học  sinh trong lớp không làm việc, các em chỉ dựa vào nhóm trưởng và thư kí.

– Khi thảo luận lớp thì có khoảng 1/3 lớp mạnh dạn phát biểu còn lại không  dám giơ tay phát biểu vì nhút nhát … 

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu và đề xuất biện pháp: “Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo Đức cho học sinh lớp 5”

2. Nội dung biện pháp

Bước 1. Nghiên cứu tài liệu

Trước khi dạy học bài mới, tôi đọc, tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu liên quan đến bài dạy. Vạch ra các ý kiến của mình rồi trao đổi với đồng nghiệp để có nhận thức đầy đủ, chính xác về việc dạy tích hợp kĩ năng sống  cho học sinh lớp 5 vào môn Đạo đức. Sau khi họp và trao đổi, khối tôi nhận  thấy đây là một chuyên đề hay, có ý nghĩa bởi kĩ năng sống xuyên suốt ở tất cả các môn học, bài học và các hoạt động học tập, vui chơi của học sinh. 

VD: Bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có thể lồng ghép giáo dục các kĩ  năng sau cho học sinh: 

– Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về thực trạng tài nguyên thiên nhiên hiện nay. 

– Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi  phá hoại tài nguyên thiên nhiên). 

– Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong  các tình huống). 

Bước 2. Thiết kế bài học tích hợp kĩ năng sống vào môn Đạo đức phù hợp với đối tượng học sinh 

 Để bài học lồng ghép kĩ năng sống có hiệu quả, cần thiết kế bài học theo  hướng tích cực hóa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Quy trình thiết kế bài học cần tuân thủ một số bước sau: 

– Xây dựng ma trận mục tiêu, kĩ năng sống cơ bản và các phương pháp dạy  học tích cực cho các bài học Đạo Đức có lồng ghép nội dung kĩ năng sống. 

Do yêu cầu lồng ghép nhiều nội dung trong môn Đạo Đức nên mỗi giáo  viên cần phải có kế hoạch giảng dạy cho mỗi bài học thật chu đáo, có thế mới  đảm bảo được nội dung cơ bản của bài học đồng thời đảm bảo được cả các nội  dung lồng ghép khác mà không bị gò ép, gượng gạo khi dạy. Để làm được như  vậy cần tiến hành các bước như sau: 

+ Rà soát chương trình dạy để lựa chọn bài dạy lồng ghép thích hợp: Trong chương trình Đạo đức lớp 5 gồm có 14 bài, nhìn chung bài nào cũng có thể tích hợp dạy kĩ năng sống cho học sinh. Song để phù hợp với đối tượng  học sinh lớp 5, phù hợp với đặc thù của địa phương tôi chọn lọc 11 bài sau để  dạy tích hợp kĩ năng sống, đó là: 

Bài 1: Em là học sinh lớp 5 

Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình 

Bài 3: Có chí thì nên 

Bài 5: Tình bạn 

Bài 6: Kính già yêu trẻ 

Bài 7: Tôn trọng phụ nữ 

Bài 8: Hợp tác với những người xung quanh 

Bài 9: Em yêu quê hương 

Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam 

Bài 12: Em yêu hòa bình 

Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 

+ Xác định mục tiêu từng bài 

 Mục tiêu bài học được coi như là kết quả học tập cần đạt của học sinh về  kiến thức, kĩ năng và thái độ, hành vi sau khi hoàn thành bài học. Việc xác định các mục tiêu bài học chính xác như có thể nhìn thấy và đo đạc được sẽ có ý nghĩa lớn cho quá trình dạy – học, giúp giáo viên giảng dạy thành công, tránh được những thiếu sót không đáng có như bài học mờ nhạt không có trọng tâm hoặc quá tải,… Cụ thể: 

+ Nó giới hạn nhiệm vụ và loại bỏ sự không rõ ràng và những khó khăn trong diễn giải. 

+ Nó tạo nên định hướng cho giáo viên và học sinh trong cách lựa chọn  phương pháp dạy – học nhằm đạt tới hiệu quả cao trong quá trình dạy và tiếp  thu của học sinh. 

 Đối với việc dạy tích hợp kĩ năng sống trong môn Đạo đức, trong từng bài  học giáo viên phải xác định được kĩ năng sống cơ bản nhất cần hình thành cho  học sinh là gì rồi tập trung dạy cho học sinh kĩ năng đó. 

+ Hệ thống các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục và các phương pháp dạy  – học tích cực có thể sử dụng 

 Đây là phần vô cùng quan trọng, góp phần đắc lực vào việc hình thành kĩ  năng sống. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy việc giáo dục đạo đức có thể lồng ghép  trong tất cả các tiết học. Khi thảo luận nhóm, trao đổi hiểu biết của mình hay  trình bày cách giải quyết một tình huống là hình thành ở học sinh kĩ năng giao  tiếp, thiết lập mối quan hệ với bạn bè. Khi học sinh trả lời câu hỏi của cô hay  của bạn mình, học sinh có thể trả lời bằng lời nói hay bằng cử chỉ, ấy là học  sinh đang giao tiếp. Vậy để rèn kĩ năng giao tiếp trong tình huống này, người  giáo viên lưu ý cần hướng học sinh biết lắng nghe và đưa ra câu trả lời phù hợp. Khi trả lời, học sinh cần nói đủ câu, có thưa gửi, câu trả lời rõ ràng, mạch  lạc. Kĩ năng giao tiếp là một trong các kĩ năng quan trọng nhất trong kĩ năng sống. Ở môn Đạo đức, việc dạy kĩ năng sống cho học sinh có thể lồng ghép ở tất cả các bài mà lồng ghép xuyên suốt bài học. Cùng với mục tiêu đã đặt ra của mỗi bài, tôi hệ thống những kĩ năng sống cơ bản và các phương pháp dạy học tích cực cụ thể cho mỗi bài như sau: 

Ví dụ: Bài 1. Em là học sinh lớp 5

– Mục tiêu: 

+ Biết học sinh lớp 5 là học sinh của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập. 

+ Có ý thức học tập rèn luyện, có kế hoạch phấn đấu trong cả năm học. 

+ Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 

+ Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.

– Kĩ năng sống: 

+ Kĩ năng tự nhận thức (tự nhận thức được mình là học sinh lớp 5) 

+ Kĩ năng xác định giá trị (xác định được giá trị của học sinh lớp 5) 

+ Kĩ năng ra quyết định (biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống để xứng  đáng là học sinh lớp 5)

– Phương pháp dạy học tích cực:

+ Thảo luận nhóm 

+ Động não 

+ Xử lí tình huống

Ví dụ: Bài 2. Có trách nhiệm về việc làm của mình

– Mục tiêu:

+ Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. 

+ Biết hành động đúng về việc làm của mình, khi làm việc phải có trách nhiệm hoàn thành; khi làm việc gì sai phải biết nhận và sửa chữa 

+ Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. 

+ Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.

– Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai, biết nhận và sửa chữa). 

+ Kĩ năng kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân). 

+ Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác).

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5.
5
Toán học
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)