SKKN Lựa trọn 1 số bài tập phát triển thể lực môn Cầu lông cho học sinh khối 11 Trường THPT Cảm Nhân

Giá:
100.000 đ
Môn: Thể dục
Lớp: 11
Bộ sách:
Lượt xem: 437
Lượt tải: 2
Số trang: 16
Tác giả: Nguyễn Thị Vân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Cảm Nhân
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 16
Tác giả: Nguyễn Thị Vân
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Cảm Nhân
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “Lựa trọn 1 số bài tập phát triển thể lực môn Cầu lông cho học sinh khối 11 Trường THPT Cảm Nhân”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và

vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6

phút/tiết (vào phần thể lực trong từng giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến

tiết cuối cùng của chương trình cầu lông.

d.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ

d.2. Các bài tập phát triển sức nhanh.

d.3. Nhóm các bài tập phát triển sức bền.

d.4. Nhóm các bài tập phát triển khéo léo (năng lực phối hợp vận động).

Mô tả sản phẩm

  1. MÔ TẢ SÁNG KIẾN: 
  2. Tình trạng các giải pháp đã biết

Trong chương trình giáo dục thể chất cho học sinh THPT môn Cầu lông cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh say mê vận động và phát triển toàn diện. Vì vậy, để nâng cao thể chất của học sinh là một vấn đề đặc biệt quan tâm. Những bài tập phát triển thể lực môn Cầu lông thể hiện rõ nét trong quá trình giảng dạy môn Cầu Lông ở trường THPT cho học sinh khối lớp 11các em chỉ được học các kỹ thuật của môn cầu lông chứ các em không được trang bị thể lực. Nếu người giáo viên không đưa các bài tập phát triển thể lực vào để giảng dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của kế hoạch dạy học và các bài tập hướng dẫn trong SGK thì: 

-Thứ nhất: Học sinh chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu.  

  • Thứ hai: Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu các em phát triển thể lực là chính. 
  • Thứ ba: Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm mệt mỏi nhàm chán, thiếu hứng thú tập luyện. 

   Với phong trào Cầu Lông rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn cầu lông của các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích cao hơn. 

  1. Nội dung (các) giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
  2. Mục đích của (các) giải pháp:  
  • Nêu được những bất cập khi học môn Cầu lông. 
  • Đưa ra một số giải pháp để giải quyết được sự yếu kém về thể lực của học sinh nói chung và thể lực chuyên môn cầu lông nói riêng.    
  • Mục tiêu của tôi đó là đem đề tài trao đổi với các đồng nghiệp nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản  thân góp phần vào việc nâng cao thể lực môn cầu lông nói riêng cũng như sức khỏe thể lực của học sinh THPT nói chung để học tập tốt bộ môn cũng như có sức khỏe học tập môn khác và có thêm sức khỏe trong cuộc sống. 
  • Nêu được những khó khăn bất cập trong giảng dạy môn Cầu lông trong chương trình Thể dục THPT         

b.Nội dung (các) giải pháp: 

  1. Những khó khăn bất cập khi giảng dạy môn Cầu lông. 
    1. Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều. 

Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến thuật. 

  1. Thời lượng học trên lớp ít, số lần HS được tiếp xúc, sửa sai kĩ thuật 

rất ít. 

  1. Kỹ thuật một số động tác quá khó so với trình độ thực tế của học sinh miền quê, nên gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập luyện động tác. 
  2. Cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn : Không có nhà tập, đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị rẻ tiền ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác. 
  3. Trong kế hoạch dạy học thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 nội dung. Phần khởi động của giáo viên khởi động chuyên môn. Riêng phần Cầu lông khởi động chuyên môn thường bỏ qua  không thể hiện trên giáo án. 
  4. Trình độ kĩ thuật về môn Cầu lông giữa các em học sinh với nhau cũng chênh lệch gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ thuật của học sinh. 
  1. Chọn đối tượng. 

 Đối tượng tôi nghiên cứu gồm có 6 lớp khối 11 với tổng số là 263 em, trong đó có 123 nữ và 140 nam. Tỷ lệ nam nữ giữa các lớp tương đương với nhau. Thể lực của các em  trong các lớp gần như bằng nhau.  

Được chia làm 2 nhóm: nhóm 1(đối chứng) và nhóm 2(thực nghiệm)   Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên lớp11bao gồm các lớp:  

+ Lớp 11A1 có 46 học sinh 

+ Lớp 11A2 có 44 học sinh 

+ Lớp 11A3 có 44 học sinh 

Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 134 học sinh.  

  Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ trợ phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông vào giảng dạy.  

+ Lớp 11A4 có44 học sinh 

+ Lớp 11A5 có 41 học sinh 

+Lớp 11A6 có 44 học sinh 

Tổng số học sinh của nhóm thứ hai là 129 học sinh. 

  • Biện pháp thực hiện các bài tập phát triển thể lực vào giờ học cầu 

lông để phát triển thể lực chuyên môn môn cầu lông. 

 Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 phút/tiết (vào phần thể lực trong từng giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình cầu lông. 

 d.1. Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ 

 Đặc điểm thi đấu cầu lông và tập luyện cầu lông là người chơi cầu lông luôn phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v….Vì vậy sức mạnh trong cầu lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.v….Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong môn cầu lông là sức mạnh tốc độ.  

 Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh cầu lông một cách tuỳ tiện. 

 Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu cầu lông. Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn cầu lông được tôi đưa vào cho học sinh tập  luyện  các bài tập sau: 

 

 Bài tập 1: Ném cầu xa

  • Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông đánh tay trong khi đánh cầu. 
  • Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu lông đứng đối diện nhau cách nhau 5 m. 
  • Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang + 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau cách nhau 5m, giãn cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi, 2 hàng có cầu thực hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện. 
  • Thực hiện: Đứng chân trước chân sau tại chỗ ném cầu. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương tự, ném luân phiên theo hiệu lệnh của giáo viên. 

 

 Đội hình tập luyện:  x      x      x     x      x     x     x 

  5m         

x      x        x        x         x      x        x  

 x      x      x     x      x     x                           x.  GV 

  5m        

               x      x        x        x         x      x        x  Bài tập 2:  Lắc cổ tay. 

  • Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi thực hiện kỹ thuật đánh cầu . 
  • Chuẩn bị: Vợt cầu lông mỗi học sinh  một chiếc . 
  • Cách tập luyện: Tập đồng loạt hàng ngang khoảng cách 2m. 

  Động tác 1: Đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục trong thời gian 1phút . 

  Động tác 2 : Đưa tay cầm vợt  lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s    Đội hình tập luyện : 

                            x         x        x        x       x        x        x        x        x     

                            x         x        x         x           x           x            x              

                              x         x        x        x       x        x        x        x        x 

    

  1. GV 

 

Bài tập 3: Bật cóc 

  • Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân. 
  • Cách tập: Hai tay chống hông ngồi xổm trên gót chân, kiểng gót khi có hiệu lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 10 bước về phía trước với độ dài tối đa. Nam tập 5 tổ; nữ tập 3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây. 
  • Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước bật 

10 bước, tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại. Đội hình tập luyện: 

                      x x x x x x         x        x 

    x x x x x x x x    x x x x x x x

    x.GV   

    x x x x x x x

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Lịch
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)