SKKN Một biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi
- Mã tài liệu: BC2014 Copy
Môn: | |
Lớp: | 3-4 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1264 |
Lượt tải: | 10 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trịnh Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Phù Đổng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Trịnh Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Phù Đổng |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục linh hoạt, phong phú, đa dạng tận dụng điều kiện tự nhiên gây hứng thú kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động
Biện pháp 2: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống thiết thực, gần gũi hàng ngày cho trẻ
Biện pháp 3: Sưu tầm, lựa chọn một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời
Biện pháp 4: Tăng cường khai thác sử dụng các trò chơi vận động, trò chơi dân gian quen thuộc, gần gũi phù hợp với khả năng của trẻ
Biện pháp 5: Tích cực tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
Mô tả sản phẩm
TT | TIÊU ĐỀ | Trang |
MỤC LỤC | ||
1. | MỞ ĐẦU | |
1.1. | Lý do chọn đề tài | |
1.2. | Mục đích nghiên cứu | |
1.3. | Đối tượng nghiên cứu | |
1.4. | Phương pháp nghiên cứu | |
2. | NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM | |
2.1. | Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm | |
2.2. | Thực trạng | |
2.2.1. | Thuận lợi | |
2.2.2. | Khó khăn | |
2.2.3. | Kết quả khảo sát | |
2.3. | Một số biện pháp | |
2.3.1. | Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục linh hoạt, phong phú, đa dạng tận dụng điều kiện tự nhiên gây hứng thú kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động. | |
2.3.2. | Biện pháp 2: Tăng cường giáo dục kỹ năng sống thiết thực, gần gũi hàng ngày cho trẻ. | |
2.3.3. | Biện pháp 3: Sưu tầm, lựa chọn một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời | |
2.3.4. | Biện pháp 4: Tăng cường khai thác sử dụng các trò chơi vận động, trò chơi dân gian quen thuộc, gần gũi phù hợp với khả năng của trẻ | |
2.3.5. | Biện pháp 5: Tích cực tuyên truyền phối hợp với phụ huynh | |
2.4. | Kết quả đạt được | |
3. | KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ | |
3.1. | Kết luận | |
3.2. | Kiến nghị | |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết “Chơi” là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non, trong đó hoạt động chơi ngoài trời là một trong những hoạt động mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Từ đó trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ được thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ, tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
Thiên nhiên là một trong những đối tượng và là phương tiện quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách đứa trẻ. Thiên nhiên làm cho đứa trẻ thích thú, chú ý, quan tâm đến xung quanh hơn, nó làm phát triển năng lực quan sát, trí thông minh và vốn sống thực tiễn của trẻ. Thông qua việc khám phá thiên nhiên còn giúp trẻ hiểu biết muôn loài, nhận biết tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với đời sống con người. Từ đó trẻ biết chăm sóc cây xanh, vật nuôi, bảo vệ môi trường, biết yêu qúy lao động, thông qua khám phá thiên nhiên giúp trẻ ham hiểu biết và thích khám phá những điều mới lạ.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môitrường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ. Để nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động đến trẻ qua các trò chơi, quan sát tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống, và đặt các câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?…để gây được sự tò mò ham hiểu biết của trẻ. Từ đó giáo dục trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ.
Mỗi hoạt động khi được tổ chức ở trường mầm non đều có đặc thù riêng để gây sự tò mò, chí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ. Với hoạt động chơi ngoài trời cũng mang một sắc thái riêng biệt, trẻ tham gia hoạt động này không chỉ giúp trẻ thay đổi trạng thái mà còn giúp trẻ hứng thú, hoạt động tích cực và chủ động trong các hoạt động tiếp theo trong ngày ở trường mà trẻ không bị nhàm chán. Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của trẻ như:
Điều kiện trường, lớp, không gian, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa kích thích được sự sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động
Giáo viên khi tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời, nội dung chơi còn hạn chế chưa phong phú đa dạng, trẻ tham gia hoạt động còn gò bó, phụ thuộc vào cô giáo, chưa cho trẻ được tự do tham gia các hoạt động. Vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cho trẻ trong thời gian trẻ ở trường. Chính điều này đã làm hạn chế rất nhiều đến các hoạt động nhận thức cũng như quá trình tư duy của trẻ thông qua các hoạt động.
Nội dung hoạt động ngoài trời còn đơn điệu đang dừng lại ở việc giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng, và trẻ ít được trãi nghiệm thông qua việc thực hành, hay trải nghiệm thông qua các trò chơi. Từ thực tế trên nên phần lớn trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời còn rụt rè, chưa mạnh dạn nói lên những gì mình được nhiền thấy, chưa nói lên ý tưởng của mình khi tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, trẻ chưa chủ động tham gia các hoạt động trải nghiệm ở lớp điều này làm ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với môi trường bên ngoài cuộc sống của trẻ.
Với đặc điểm của trẻ 3-4 tuổi ở giai đoạn này là xuất hiện tính độc lập, trẻ bắt đầu hình thành ý thức của bản thân, trẻ biết thể hiện và nói lên điều trẻ mong muốn, và ngược lại nếu không đáp ứng đúng yêu cầu trẻ tỏa ra lì lợm, ở tuổi này trẻ thích được mọi người khen là và trẻ không thích bị chê bai sẽ làm cho trẻ mất vui, hơn nữa vốn sống của trẻ còn non nớt ít ỏi nên trẻ thường thích tham gia các trò chơi mang tính chất tập thể, thích cùng cô giáo tham gia các hoạt động như tưới cây, lâu lá, nhặt lá rụng… Với đặc điểm riêng của trẻ 3-4 tuổi bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên qua hoạt động chơi ngoài trời: Phải làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận và tích cực khám phá thiên nhiên, làm thế nào để trẻ hiểu rằng xung quanh chúng còn rất nhiều điều mới lạ mà trẻ chưa khám phá hết được. Và tôi đã thông qua hoạt động ngoài trời để giúp trẻ được khám phá thiên nhiên, được tự mình trải nghiệm, qua đó trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, mà cuộc sống xung quanh trẻ mang lại. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ độ tuổi lớp tôi phụ trách là trẻ tò mò ham hiểu biết và thích được khám phá thế giới xung quanh nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời cho trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ 3-4 tuổi trường mầm non Đông Ninh, huyện Đông Sơn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây :
- Phương pháp phân tích- Tổng hợp tài liệu – Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]