SKKN Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MP0129 Copy
Môn: | Thể dục |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 468 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Anh Sơn 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Một số bài tập nâng cao:
– Bật cao tại chổ liên tục trong thời gian
40 giây
– Tại chổ đập cầu vào vật chuẩn
– Tại chổ đập cầu
– Phối hợp di chuyển lùi phải bật nhảy
đập cầu theo đường thẳng và đường
chéo
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay, có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết cụ thể. Một trong những vấn đề đó là nghành thể dục thể thao (TDTT) hiện nay vẫn chưa được phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới.
Để phục vụ và đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đã sớm được đặt ra trong nhiều nghị quyết của Đảng và chỉ thị của Chính Phủ.
Văn kiện Đại hội X của Đảng đã xác định:.. “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao, nâng cao thể trạng và tầm vóc của con người Việt Nam, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng và mạng lưới thể dục thể thao rộng khắp…”
Chỉ thị 36-CT/TW ngày 24/3/1994 của Ban chấp hành trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đã khẳng định phương hướng: “Phát triển thể dục thể thao là bộ phận quan trọng trong cuộc sống phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng phát huy nhân tố con người, công tác thể dục thể thao phải đóng góp tích cực, nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân…” và chỉ thị cũng nêu rõ: “Thực hiện giáo dục thể chất cho tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao tạo thành nếp sống hàng ngày cho tất cả các học sinh, và các tầng lớp nhân dân trong cả nước”.
Môn cầu lông ra đời đầu tiên ở nước Anh 1872. Cho đến mãi 1960 thì cầu lông mới xuất hiện ở nước ta đầu tiên ở Hà Nội và Sài Gòn, sự xuất hiện này được nhân dân ta tiếp nhận một cách sôi nổi. Ở Việt Nam cầu lông có một vị trí khá quan trọng trong hoạt động văn hóa thể dục thể thao của quần chúng nhân dân lao động trong cả nước là một trong những môn nằm trong Đại hội thể dục thể thao và hội khỏe phù đổng toàn quốc. Hiện nay cầu lông là một trong những môn được kỳ vọng có thể đem lại niềm hy vọng vàng về cho nền thể thao nước nhà.
Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông, bộ môn giáo dục thể chất có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện sức khoẻ, phát triển thể lực nhằm hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện. Muốn làm Việc có hiệu quả, trước hết con người cần có sức khoẻ, khoẻ để lao động, học tập và sang tạo.
Xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bộ môn, với chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, môn giáo dục thể chất được Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là môn bắt buộc. Trong môn giáo dục thể chất có nhiều nhiều chuyên đề, trong đó cầu lông là một trong những chuyên đề chính mà học sinh được học theo kế hoạch dạy học phân đều cả ba khối. So với các chuyên đề giáo dục thể chất khác như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… thì cầu lông là chuyên đề mà học sinh dễ tiếp cận, dễ chơi, khá phổ biến, để phát triển sức khoẻ không yêu cầu nhiều về mặt năng khiếu, sở trường như các môn thể thao khác. Tuy nhiên để thực hiện đúng kỹ thuật và đạt kết quả cao trong rèn luyện sức khoẻ cũng như trong thi đấu đòi cần có sựu hướng dẫn, tập luyện bài bản, khoa học cảu giáo viên bộ môn.
Là giáo viện đang trực tiếp giảng dạy môn giáo dục thể chất tại trường THPT, tôi thấy môn cầu lông là nội dung mà cơ bản các em học sinh đều yêu thích, tuy nhiên hầu hết các em còn thích chơi tự phát, chưa được trang bị kỹ thuật cơ bản đặc biệt về kỷ thuật đập cầu chính diện còn nhiều hạn chế.
Trong nhiều năm công tác, bản tôi có nhiều trăn trở về vấn đề này nên tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề“Một số bài tập nâng cao kỷ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Nhiệm vụ 1.
Đánh giá thực trạng thực hiện kỹ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) của học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3.
2.2. Nhiệm vụ 2.
Lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật đập cầu chính diện (cầu lông) của học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Anh sơn 3.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Phương pháp nghiên cứu.
3.1.1. Phân tích và tổng hợp tài liệu.
3.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.
3.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
3.1.5. Phương pháp toán học thống kê.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp những tài liệu thu được, tôi tìm hiểu một số bài tập nhằm hoàn thiện kỹ thuật đập cầu chính diện môn cầu lông cho học sinh lớp 11 Trường THPT Anh Sơn 3.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đặc điểm tâm, sinh lý.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý.
Về mặt tâm lý, các học sinh trường trung học phổ thông Anh sơn 3 có một trình độ hiểu biết về Cầu lông nhất định, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, có nhiều ước mơ nhưng còn nhiều khuyết điểm.
Ở lứa tuổi này, thế giới quan đã được hình thành rõ nét tính tự ý thức cao và có những suy nghĩ chính chắn hơn. Đây là cũng là lứa tuổi có tính sáng tạo và ý thức trong học tập gắn liền với hứng thú nghề nghiệp luôn định hướng tốt trong quá trình học tập của mình.
+ Hứng thú: Tính tự giác tích cực cao trong học tập xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới ước mơ nghề nghiệp của mình. Song hứng thú học tập cũng như rèn luyện còn nhiều động cơ khác nhau như: tự ái, hiếu danh, cũng có khi là lòng ham thích…cho nên giáo viên phải định hướng cho người tập những động cơ đúng đắn để người tập có được những hứng thú bền vững trong học tập.
+ Tình cảm: Tuổi thiếu niên là lứa tuổi mang tính tập thể nhất, điều quan trọng đối với lứa tuổi này là được sinh hoạt, vui chơi, muốn thể hiện khả năng của mình với các bạn cùng trang lứa. Trong lớp học thường xuyên xảy ra một sự phân chia nhất định, xuất hiện những người được lòng nhất (được nhiều người tin yêu) và những người ít được lòng nhất.
Những người có vị trí thấp (ít được lòng tin yêu của người khác) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình. Một điều cần chú ý ở lứa tuổi này là: ở mối quan hệ giữa nam và nữ được tích cực hóa một cách rõ rệt. Phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, vì có nhiều nhóm bạn thuần nhất, có khá nhiều nhóm pha trộn, cả nam và nữ.
Do vậy nhu cầu về tình bạn với bạn khác giới được tăng cường. Và ở một số bạn đã xuất hiện sự rung động trong tình cảm với các bạn khác giới, xuất hiện nhu cầu chân chính về tình yêu và tình cảm nhất thời không xác định.
+ Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như ghi nhớ tương đối ổn định, vì lứa tuổi này trí nhớ đã phát triển tốt, đã đảm bảo được tính loogic, tư duy được chặt chẽ và lĩnh hội được bản chất của vấn đề học tập. Do đặc điểm trí nhớ của lứa tuổi này khá tốt đang trong giai đoạn phát triển nên giáo viên, có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với giảng giải phân tích sâu sắc các chi tiết kỹ thuật động tác và vai trò ý nghĩa cũng như phương pháp sử dụng các phương tiện, phương pháp trong quá trình giáo dục thể chất để người tập có thể tự lập một cách độc lập trong thời gian rỗi.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 3
- 101
- 3
- [product_views]
- 0
- 187
- 4
- [product_views]
- 3
- 120
- 5
- [product_views]
- 3
- 143
- 6
- [product_views]
- 8
- 179
- 7
- [product_views]
- 4
- 138
- 8
- [product_views]
- 2
- 101
- 9
- [product_views]