SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5
- Mã tài liệu: BM5069 Copy
Môn: | Giáo dục thể chất |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 278 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 15 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5″ triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Phát hiện năng khiếu thể dục
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện các tố chất thể lực
2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển các kĩ thuật chuyên sâu
2.3.4. Biện Pháp 4: Đối với chạy ngắn 60m
3.3.5. Biện pháp 5: Đối với môn chạy tiếp sức 25×4
3.3.6. Biện pháp 6: Biện pháp phát triển chiến thuật
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Đất nước mỗi ngày một đổi mới, đòi hỏi tất cả con người việt nam chúng ta cần phải ra sức học tập và rèn luyện, để sánh vai với các nước trong khu vực. Muốn học tập tốt trước hết cần phải có sức khoẻ, sức khoẻ tốt là tiền đề cho trí tuệ phát triển. Nếu không có sức khoẻ thì mọi hoạt động rất khó thực hiện được. Vì thế muốn có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải ra sức rèn luyện thể dục thể thao, mọi hoạt động, vận động đều có tác dụng tốt đối với sức khoẻ con người.
Môn điền kinh thật sự có tác dụng tốt đối với sức khoẻ và làm phát triển các tố chất thể lực cho các môn thể thao. Chính vì vậy môn điền kinh chiếm vị trí rất quan trọng trong thể dục thể thao. Đất nước ta điền kinh là một nội dung chính trong chương trình giảng dạy, giáo dục thể chất của mỗi nhà trường.
Chính vì thế ở các lớp cuối cấp, khi học môn thể dục học sinh có thể thực hiện một số kĩ năng vận động cơ bản ở mức khá thành thạo, có khả năng phối hợp vận động tương đối tốt, mức độ phức tạp của động tác kĩ thuật và biên độ hoạt động của các động tác được các em thể hiện cao hơn.
Tuy nhiên, những kĩ năng còn mang tính tự phát và chưa bền vững, sức chịu đựng còn hạn chế, ý thức cùng những hiểu biết về luyện tập TDTT thành tích cao còn hạn chế, chưa có bề sâu.
Những năm qua, công tác giáo dục thể chất cho học sinh còn chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là giáo dục học sinh luyện tập các môn thể thao có thành tích cao.
Để hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động của học sinh, kĩ thuật, chiến thuật cho học sinh năng khiếu môn thể dục là những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình giáo dục.
Điền kinh là môn học chiếm khá nhiều thời lượng trong chương trình thể dục ở Tiểu học. Trong thi đấu thể thao điền kinh là môn chiếm rất nhiều nội dung thi đấu.
Xuất phát từ yêu cầu đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân, huyện Thường Xuân ” làm kinh nghiệm cho quá trình dạy học môn thể dục trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Ở học sinh lớp 5 là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm – Sinh lí và tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn. Đặc biệt là học sinh ở các lớp cuối cấp, bước đầu các em đã có khả năng phân tích và tổng hợp đơn giản, biết tự điều chỉnh những hoạt động ở mức cao, ở mức chưa cao. Để có được những hiểu biết, kiến thức, các em rất thích được tham gia vào quá trình tìm tòi, sáng tạo. Quá trình hưng phấn thường chiếm ưu thế, vì vậy các em rất hiếu động. Một trong những đặc điểm là các em rất ham chơi, ưa hoạt động, thích bắt trước làm theo đúng động tác, điệu bộ hành vi của giáo viên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT.
– 29 em học sinh lớp 5 của nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp giảng giải và làm mẫu(dùng lời nói ).
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp giúp đỡ trực tiếp của giáo viên.
– Phương pháp phân chia hợp nhất
– Phương pháp tập luyện
- Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Tính khéo léo và các năng lực duy trì thăng bằng các hoạt động mang tính chính xác cao, bởi không chỉ truyền thụ kiến các thức mà còn giúp cho học sinh biết cách phòng ngừa xảy ra chấn thương trong tập luyện.
Ưu tiên tác động đến những năng lực tốc độ, sức mạnh của phản ứng vận động, sức nhanh của động tác đơn lẻ và năng lực trong thời gian ngắn, nâng cao nhịp điệu những động tác không có trọng lượng phụ.
Sức bền cho các em như tạo điều kiện tối ưu để hình thành hệ thống đảm bảo ôxi cho cơ thể và biết cách phân phối sức lực của mình trên đoạn đường.
Tính mềm dẻo như đảm bảo sự phát triển cân đối tính linh hoạt của tất cả các khớp thông qua phát triển các hệ cơ, xương và dây chằng theo biên độ tăng dần tới mức tối đa.
Tham gia thi đấu các môn điền kinh chủ yếu ở lứa tuổi lớp 5 lứa tuổi đã có bước phát triển về nhận thức, kĩ thuật.
Công tác bồi dưỡng học sinh các môn điền kinh ở Tiểu học được tiến hành chủ yếu ở các lớp 5 và thường được giáo viên kết hợp ngay trong giờ thể dục mà ít khi tạo điều kiện thời gian để hướng dẫn kĩ thuật cho học sinh để phát huy năng khiếu thể dục của học sinh, nhiều khi trong quá trình hướng dẫn còn sai động tác, kĩ thuật dẫn đến kết quả không cao và ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em.
Kết hợp dạy thể dục và chọn một số học sinh có năng lực hơn một chút rồi đưa vào đội tuyển mà không khảo sát tính bền vững của thể thao.
Trong trường hợp ôn thi, đến chuẩn bị kì thi học sinh giỏi môn thể dục mới tập luyện dẫn đến việc luyện tập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho các em, rèn luyện thể lực, kĩ thuật tập luyện còn nhiều hạn chế.
Trong tập luyện việc hướng dẫn kĩ thuật cho học sinh đôi khi chưa phù hợp, cụ thể với từng nội dung, mà chủ yếu là tập luyện cho lệ, không tính đến kết quả sau này như thế nào.
2.2. Thực trạng việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Vạn Xuân.
2.2.1 . Đối với Chạy ngắn 60m
Thông thường thì kĩ thuật chạy ngắn 60m thì yêu cầu cần thiết phải xuất phát nhanh để vào chạy lao, sớm phát huy được tốc độ. Cần cố gắng chạy với khả năng tốc độ tối đa, duy trì không giảm tốc độ, nhanh chóng để chạm đích nhanh nhất.Tuy nhiên nhiều học sinh do chưa hiểu hết thời lượng, khoảng cách đã thực hiện xuất phát chậm và chạy tốc độ chậm khi tăng được tốc độ thì kết quả đạt đích chậm hơn các đối thủ. Hay học sinh chỉ chạy với vận tốc đều mà không tăng tốc độ.
2.2.2. Đối với Chạy tiếp sức 25×4
Khi chạy học sinh chưa biết phối hợp giữa việc trao tín gậy tiếp sức giữa các học sinh dẫn đến thời gian trao tín gậy diễn ra lâu do cách cầm tín gậy khó trao, có khi còn dừng hẳn để trao tín gậy hoặc khi trao gậy làm dơi trong khi chạy tiếp sức là yêu cầu chạy với tốc độ cao nhất kết hợp với kĩ thuật trao tín gậy, học sinh chạy thứ 2,3,4 của chạy tiếp sức không phối hợp một cách nhịp nhàng. Xuất phát quá sớm làm cho người trao tín gậy chạy phía sau không đuổi kịp, hay quay đầu về phía sau khi chạy làm giảm thành tích dẫn đến kết quả không cao.
Dựa trên cơ sở thực tế năm học ………….tôi đã khảo sát đầu năm tại đơn vị trường TH Vạn Xuân ở khối lớp 5 thu được kết quả cụ thể như sau.
Tiêu chí | Chất lượng môn điền kinh trên 29 em học sinh | ||||||
Xếp loại | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | ||||
Chạy ngắn 60m | 18 | 62% | 11 | 38% | 0 | 0% | |
Chạy tiếp sức 25×4 | 15 | 51,7% | 14 | 48,3% | 0 | 0% | |
HS có năng khiếu môn điền kinh | 28 | 96,5% | 1 | 3,5% | 0 | 0% | |
HS ham thích môn điền kinh | 29 | 100% | 0 | 0% | 0 | 0% |
Bảng I: Khảo sát đầu năm
Như vậy, kết quả của việc bồi dưỡng học sinh chưa thật sự có hiệu quả và do những nguyên nhân cơ bản sau:
Công tác tuyển chọn đội ngũ học sinh giỏi môn điền kinh còn hạn chế chưa đúng các bước tiến hành tuyển chọn.
Công tác bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức có khi còn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Chưa tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách có hiệu quả do còn tâm lí học sinh tham gia rất không an toàn cho hoạt động khác trên lớp, nhiều phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia tập luyện vì nghỉ những môn đó không cần thiết mà chủ yêú thiên về các môn văn hoá.
2.3. Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh cho học sinh lớp 5.
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh ở Tiểu học Vạn Xuân và nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh.
2.3.1. Biện pháp 1: Phát hiện năng khiếu thể dục
Trong bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn điền kinh thì việc đầu tiên là lựa chọn đội vận động viên. Việc lựa chọn làm tiền đề cho việc đưa ra các kế hoạch huấn luyện một cách thích hợp. Việc phát hiện năng khiếu và tập luyện không chỉ dựa vào một lần tham gia duy nhất của học sinh mà phải tiến hành qua rất nhiều lần để kiểm chứng.
2.3.2. Biện pháp 2: Rèn luyện các tố chất thể lực
Tố chất thể lực bao gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng mềm dẻo và khéo léo linh hoạt. Đó là yếu tố cơ bản đầu tiên phù hợp với từng nội dung tham gia. Do đó, quá trình bồi dưỡng năng khiếu điền kinh cho học sinh phải không ngừng bồi dưỡng các tố chất thể lực mà phải bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, theo một kế hoạch sắp xếp hợp lí bằng những bài tập cụ thể.
Để có được các tố chất trên phải tập cho học sinh tập các nội dung cần thiết như: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ và cuối cùng là chạy bền với cự ly và kỉ thuật mỗi ngày một cao hơn.
Cụ thể chạy bước nhỏ lúc đầu học sinh thường bỡ ngỡ khó thực hiện động tác, để tập được nội dung này tôi phải cho học sinh tập tại chỗ, từng chân, tay đơn lẻ sau đó mới ghép lại và tiến hành chạy trên khoảng đường. Các nội dung khác cũng như thế nhưng chạy đạp sau có phần khó hơn, bởi học sinh thường chỉ thuận một chân nên khi thực hiện động tác khó đạt được. Để đạt được nội dung này tôi phải tách nhỏ phần này ra thành từng phần đơn lẻ như em nào thuận chân phải tôi chỉ tập cho chân trái và ngược lại, sau đó mới tiến hành ghép lại để tập, lúc đầu phải tập chậm sau đó mới dần dần nhanh theo thơi gian tập luyện.
2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển các kĩ thuật chuyên sâu
Thành tích là điều kiện cần và đủ của bồi dưỡng học sinh giỏi thể dục nói chung và môn điền kinh nói riêng. Các yếu tố khả năng của học sinh sẽ được phát huy tối ưu nếu có cách thức, kĩ thuật hợp lí. Theo đó thì phát triển kĩ thuật chuyên sâu của từng nội dung điền kinh sẽ tạo khả năng đạt thành tích cao hơn
2.3.4. Biện Pháp 4: Đối với chạy ngắn 60m
Yêu cầu cần thiết phải xuất phát nhanh để chuyển vào chạy lao, khác với chạy cự li trung bình hay cự li dài thì cần xuất phát cao và chưa cần yêu cầu ngay tăng tốc độ. Chạy ngắn với khả năng tốc độ tối đa, duy trì không giảm tốc độ nhanh chóng chạm đích khi hết cự li. Theo đó thì các bài tập kĩ thuật:
Tập tích luỹ ôxi bằng cách tập hít, thở sâu từ 3 đến 4 lần. Chuẩn bị xuất phát thì hít sâu vào, sau đó bật ra theo hướng phát lệnh thì thở hắt ra ngắn và sau đó lại hít vào. Bài tập kích thích phát triển tốc độ:
+ Tập động tác đứng tại chỗ đánh tay.
+ Tập động tác đánh tay khi chạy.
+ Chạy tăng tốc độ 20-30- 40m.
Hình 1: giai đoạn chạy giữa quãng
+ Chạy lặp lại với cường độ khác nhau.
+ Làm mẫu cho học sinh thực hiện.
+ Hướng dẫn kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao.
+ Cách nhận lệnh ‘‘vào chỗ’’ ‘‘Sẵn sàng’’.
Hình 2: Kĩ thuật xuất phát
Hướng dẫn học sinh chạy xuất phát thấp và chạy lao 20 – 25m.
Cách chuyển từ chạy lao sang chạy giữa quãng. Cách phối hợp giữa chạy lao và chạy giữa quãng để học sinh duy trì được tốc độ cao.
Hình 3: Kĩ thuật đánh đích
Kĩ thuật về đích có các biện pháp: Đi bộ làm động tác đánh đích, chạy chậm, chạy nhanh làm động tác đánh đích, đánh đích có hai cách đó là bằng vai và bằng ngực. Thông thường đánh đích bằng ngực là chủ yếu.
Hoàn thiện kĩ thuật chạy phối hợp các bước từ chạy chậm sang nhanh dần.
3.3.5. Biện pháp 5: Đối với môn chạy tiếp sức 25×4
Yêu cầu kĩ thuật đối với chạy tiếp sức là xuất phát thấp đối với người thứ nhất, tư thế xuất phát của người thứ 2, 3, 4 và sự phối hợp trao tín gậy.
Do phải cầm tín gậy khi chạy nên tư thế tay cầm gậy có khác tay kia. Cách cầm tín gậy như sau:
Ngón cái và ngón trỏ chĩa ngang hai bên, ba ngón còn lại cầm nửa phần sau của tín gậy, tư thế ở xuất phát thấp, khi có khẩu lệnh hoặc tiếng súng nổ, thì vận động viên đạp mạnh chân xuống đất đẩy người về phía trước và nhanh tróng đạt được tốc độ tối đa.
Hình 4: Kĩ thuật trao và nhận tín gậy
Kĩ thuật xuất phát của người thứ hai, ba, bốn. Chạy tiếp sức có rất nhiều hình thức chạy, các hình thức đó phụ thuộc vào địa hình. Như ở sân vận động phải chạy theo đường vòng, còn ở địa bàn hẹp phải chạy theo bốn đường song song. ở nơi đủ cự ly thì chạy theo đường thẳng. ví dụ: chạy theo đường thẳng thì cách xuất phát của người thứ hai, ba, bốn là giống nhau. Cách xuất phát khi thấy người chạy số một về gần tới vị trí của người thứ hai, thì người thứ hai bắt đầu chạy từ từ tay thuận đưa ra sau ở tư thế chờ nhận gậy.
Kĩ thuật phối hợp trao tín gậy. khi tập cho học sinh ta nên tập từ đơn giản nhất như đứng tại chỗ trao gậy, sau đó đến chạy chậm một vài bước, đến chạy nhanh một vài bước và sau đó đến chạy đủ cự ly.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]