SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
- Mã tài liệu: BM4052 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 948 |
Lượt tải: | 11 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh thần đổi mới theo phương pháp của SAEPS.
Biện pháp 2: Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
Biện pháp 3: Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi.
Biện pháp 4: Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh.
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng dạy chúng ta: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Vì lẽ đó mà ngành Giáo dục đã được Đảng và Nhà nước giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất vẻ vang đó là “sự nghiệp trồng người”.
Để thực hiện mục tiêu của giáo dục Tiểu học và hướng học sinh phát triển toàn diện: Có đạo đức, có trí thức và có thể chất…ngành Giáo dục đã có những đổi mới về nội dung, chương trình cũng như phương pháp giảng dạy để góp phần cho sự nghiệp: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Lịch sử và Địa Lý lớp 4 nói riêng có một vị trí vô cùng quan trọng góp phần hoàn thành mục tiêu Giáo dục. Phân môn Lịch sử ở lớp 4 giúp các em làm quen với môn học, cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử tiêu biểu có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX, đồng thời cho học sinh hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ. Qua đó giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, biết tự hào về những trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc, tôn kính cội nguồn, học tập và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em.
Do vậy, để làm được điều đó mỗi giáo viên cần phải có biện pháp, phương pháp dạy học giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4 nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong hoạt động học. Việc sử dụng các phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất vẫn là vấn đề cần được giáo viên quan tâm. Để phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế, giúp học sinh lĩnh hội được đầy đủ các kiến thức từ những phương pháp dạy học, bản thân tôi là cán bộ quản lý nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo giáo viên dạy phân môn Lịch sử lớp 4 theo hướng Tích cực hóa hoạt động học của học sinh. Qua thực tế 11 năm giảng dạy giảng dạy và 9 năm quản lý bản thân tôi luôn trăn trở phải làm gì, làm như thế nào để các em có hứng thú trong học tập, giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào để thu hút học sinh vào hoạt động học tập và chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả cao, nhất là đối với phân môn Lịch sử. Chính vì vậy tôi đã đi sâu vào tìm hiểu, chỉ đạo và bồi dưỡng giáo viên lớp 4,5 dạy tốt phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học Nga Thiện. Trong quá trình chỉ đạo, bản thân tôi đúc rút được “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử lớp 4 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường Tiểu học Nga Thiện”.
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng việc dạy – học phân môn Lịch sử 4, trên cơ sở đó áp dụng các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4 ở trường Tiểu học Nga Thiện.
- Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu, tìm hiểu để nắm vững nội dung chương trình, phương pháp và các hình thức dạy học, yêu cầu của môn học thông qua các tài liệu như SGK Lịch sử và Địa lí 4,5; Sách giáo viên, Thiết kế bài dạy Lịch sử và Địa lí 4, 5; Sách Phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học,…
4.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy – học Lịch sử Tiểu học nói chung và Lịch sử lớp 4 nói riêng.
4.3. Phương pháp quan sát
Quan sát qua dự giờ của giáo viên để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của giáo viên, quan sát quá trình học tập của học sinh để tìm hiểu cụ thể thực trạng.
4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
– Điều tra qua các giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình 4, 5; qua sổ Theo dõi chất lượng giáo dục; Sổ tỏng hợp kết quả đánh giá giáo dục tiểu học; qua học sinh và các loại tài liệu học tập của học sinh…
4.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Thống kê kết quả khảo sát, kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra, bài khảo sát, qua hồ sơ sổ sách…
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học
Để tổ chức dạy học Lịch sử cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về đặc điểm nhận thức và quá trình tư duy của các em. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh là cơ sở nền móng của việc xây dựng các phương pháp dạy học lịch sử ở Tiểu học. Lịch sử vốn là một môn học đặc thù, kiến thức lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Chính vì thế, nhiệm vụ dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học còn non yếu, chưa đầy đủ, sâu sắc và chưa đạt đến trình độ tư duy khái quát cao nên việc trình bày và giảng dạy kiến thức phải hết sức đơn giản, nhẹ nhàng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ. Đặc biệt, tư duy của các em luôn dựa trên các hình ảnh lịch sử cụ thể nên khi trình bày phải hết sức coi trọng việc tạo biểu tượng cụ thể. Đây là cơ sở để đề xuất các biện pháp hình thành năng lực học lịch sử cho học sinh Tiểu học.
Dạy học lịch sử phải dựa trên những cơ sở sử học, nó liên quan mật thiết với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật tiêu biểu – người thật, việc thật trong lịch sử. Trong việc khôi phục lại những bức tranh lịch sử ấy, dù ở cấp Tiểu học vẫn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học; tính tư tưởng chính trị; tính vừa sức; tính thực tiễn – học đi đôi với hành.
1.2. Mục tiêu cần đạt của phân môn Lịch sử lớp 4
Mục tiêu của phân môn Lịch sử ở lớp 4 là:
“ a) Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về:
Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỷ XIX.
- b) Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau.
Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quả trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,…
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- c) Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về lịch sử dân tộc. Từ đó giáo dục các em tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước, biết tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa.”
(Trích: Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 4 – Tập hai – Trang 164).
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong thực tế hiện nay ta thấy một bộ phận lớp trẻ Việt Nam rất mơ hồ về lịch sử nước nhà. Điều đó đã làm đau đầu bao nhà nghiên cứu, làm trăn trở bao nhà giáo dục và làm cả xã hội phải lo lắng cho lớp chủ nhân tương lai của đất nước lớn lên mà không biết đến truyền thống, nguồn gốc dân tộc mình.
Qua thực tế 11 năm giảng dạy lớp 4, 5 và 9 năm làm công tác quản lý ở trường Tiểu học, trong quá trình dự giờ động nghiệp, khảo sát chất lượng học sinh tôi thấy: Việc sử dụng phương pháp dạy học Lịch sử lớp 4 đến nay có nhiều đổi mới tạo ra cho giáo viên và học sinh nhiều thuận lợi: Có khá đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết học, có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp trong việc thực hiện đổi mới giáo dục mà đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh Tiểu học rất thích học Lịch sử: Thích quan sát và tìm hiểu lịch sử, ham học hởi và năng động. Chương trình Lịch sử lớp 4 phong phú về nội dung…Dẫn đến chất lượng học sinh hoàn thành và hoàn thành mức độ tốt được nâng lên rõ rêt, học sinh chưa hoàn thành hầu như không còn.
Tuy nhiên khi dạy – học Lịch sử ở lớp Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng vẫn còn những hạn chế sau:
* Về phía giáo viên:
Tổ chức học tập chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy – học; không lôi cuốn khích lệ học sinh tham gia vào quá trình tìm tòi và phát hiện cũng như lĩnh hội kiến thức.
Mặc dù đa số giáo viên hiện nay đều tâm huyết và có trách nhiệm cao đối với nghề dạy học nhưng khả năng của mỗi người là có hạn và không giống nhau. Một số giáo viên chưa có điều kiện để nắm vững tiến trình lịch sử nước nhà cũng như chương trình Lịch sử 4, 5; chưa có đủ sách vở, tài liệu và thời gian nghiên cứu, do đó giảng dạy còn qua loa, chưa khơi dậy được hứng thú và nhu cầu học tập cho học sinh…
Một bộ phận giáo viên chỉ tập trung cho hai môn Toán và Tiếng việt mà xem nhẹ phân môn Lịch sử, ít đầu tư, ngại tìm tòi, nghiên cứu phương pháp cũng như các tư liệu lịch sử để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử.
Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp thường sử dụng là phương pháp thuyết trình, giảng giải (ThÇy gi¶ng – trß nghe; ThÇy ®äc- trß chÐp” ghi nhí m¸y mãc, để rồi HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, HS không hứng thú học lịch sử, không hình dung được về các sự kiện đã diễn ra cách các em rất xa về thời gian. Từ đó tạo cho các em có thói quen ỷ lại, thụ động, dễ quên và trì trệ trong tư duy, kém về nhận thức.
Kiến thức tin học của một bộ phận GV còn non. Việc soạn giảng giáo án điện tử, truy cập mạng Internet còn là vấn đề khó khăn đối với một bộ phận không nhỏ GV.
Rất nhiều bài lịch sử khi ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng sẽ mang lại hiệu quả cao, tạo hứng thú học tập cho học sinh, tuy nhiên giáo viên còn ngại khai thác thiết kế giáo án điện tử hoặc có UDCNTT vào giảng dạy trên
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]