SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một
- Mã tài liệu: BC3027 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1084 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 28 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một” triển khai các biện pháp như sau:
*Tuyên truyền phối hợp nâng cao nhận thức.
* Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên dạy lớp năm tuổi.
* Phát triển về ngôn ngữ.
* Phát triển về thể lực cho trẻ.
* Phát triển về một số kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập.
* Phát triển về mặt tình cảm – xã hội cho trẻ năm tuổi.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
TT | Nội dung | Trang |
1 | Mở đầu. | |
1.1 | Lý do chọn đề tài. | |
1.2 | Mục đích nghiên cứu | |
1.3 | Đối tượng nghiên cứu. | |
1.4 | Phương pháp nghiên cứu. | |
2 | Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.1 | Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm, | |
2.2 | Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. | |
2.3 | Các sáng kiến kinh nghiệm hoạc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. | |
2.3.1 | Tuyên truyền phối hợp nâng cao nhận thức. | |
2.3.2 | Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên dạy lớp năm tuổi. | |
2.3.3 | Phát triển về ngôn ngữ. | |
2.3.4 | Phát triển về thể lực cho trẻ. | |
2.3.5 | Phát triển về một số kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập. | |
2.3.6 | Phát triển về mặt tình cảm – xã hội cho trẻ năm tuổi. | |
2.4 | Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân đồng nghiệp và nhà trường. | |
3 | Kết luận và kiến nghị. | |
3.1 | Kết luận. | |
3.2 | Kiến nghị. |
1.MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em một cách toàn diện nhất, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong đó chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Vì vậy để trẻ có các thao tác trí tuệ có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về không gian, thời gian đồng thời có kỹ năng thực hiện hoạt động trí tuệ như biết so sánh, phân tích tổng hợp, làm thế nào để trẻ có kỹ năng giao tiếp với cô giáo, bạn bè. Vì thế chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không phải là chuyện học chữ mà chúng ta cần chuẩn bị tâm thế cho trẻ.
Do một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một, nên vẫn còn nhiều phụ huynh ép trẻ học trước tuổi là vô tình chúng ta đã đánh mất đi tuổi thơ của trẻ. Không những thế, bị ép học sớm có thể gây tổn hại tâm lý mà mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập sau này.Thực tế ở địa phương tôi còn nhiều phụ huynh nhất là ở các thôn đặc biệt khó khăn cha mẹ đi làm ăn xa trẻ ở nhà chủ yếu với ông, bà, nên ít được quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhiều bậc phụ huynh cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 chủ yếu là những phương tiện, sách vở, giày,dép, quần áo và một vài phép tính đơn giản. Trong khi đó, nhiều nội dung quan trọng chưa được quan tâm đúng mức như phẩm chất, thể lực, trí tuệ, và tâm sinh lý khi trẻ đi học lớp 1. Vì vậy những trẻ chưa được chuẩn bị tâm thế chuẩn bị vào lớp một thường bị thiệt thòi và không bắt kịp bạn bè trong thời gian dài học tập ở trường tiểu học.
Chính vì vậy, việc cho trẻ làm quen với môi trường học tập là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, trẻ phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ học tập một cách thực sự, phải tập trung chú ý cao độ trong cả một tiết học dài, đó là một việc không hề đơn giản với trẻ, để giúp trẻ vượt qua được những khó khăn ban đầu đó cha mẹ, cô giáo giúp đỡ trẻ để trẻ tự tin hơn trong quan hệ xã hội, những điều đó luôn chăn trở trong tôi, trong những khi được tiếp xúc với trẻ, cũng như trong chỉ đạo giáo viên dạy khối 5 tuổi, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một có tầm quan trọng vô cùng to lớn đó chính là tiền đề để trẻ vũng bước trong những năm học tiếp theo.
Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã tìm hiểu thực tế ở địa phương về thực trạng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi luôn chăn trở làm thế nào để có những giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, mà chú trọng nhất là chuẩn bị một cách toàn diện cho trẻ 5 tuổi trước khi bước vào lớp 1. Tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 là việc làm cần thiết, và có tính cấp bách, mà tôi phải tìm tòi, nghiên cứu, các
vấn đề để đưa ra các biện pháp có tính khả thi cao. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non Thành Vinh” với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ công lao của mình đối với việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một một cách tốt nhất.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non Thành Vinh” Tôi thiết nghĩ việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là rất quan trọng để làm tốt được điều này bản thân tôi phải đề ra một số biện pháp chỉ đạo để giáo viên nâng cao chất lượng, hiệu quả cho việc rèn kỹ năng bền bỉ, sự tập chung chú ý cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Đánh giá được kết quả thực trạng việc nâng cao chất lượng cho trẻ được thể hiện qua các mặt. Về thể chất không đơn thuần là chuẩn bị về chiều cao và trọng lượng cơ thể, mà chuẩn bị về chất đó là sự bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của tinh thần. Về tâm lý trẻ sẽ thấy nhiểu điều khác lạ so với những gì đã biết trước đó ở trường mầm non, chính vì vậy có thể bằng việc trò truyện giới thiệu một vài nét cơ bản về trường Tiểu học. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ: Như chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp một, một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo, sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp1, và một số kỹ năng cơ bản cần thiết khác, như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, kỹ năng nhận biết và sống với người khác, kỹ năng nhận biết và chấp hành các quy định chung…cho việc học tập, yêu cầu trẻ nhận biết 29 chữ cái qua đó nhận biết phát âm rõ ràng chữ cái mà cô yêu cầu, tất cả những thứ đó chính là hành trang để trẻ vũng vàng bước vào trường Tiểu học.
Là phó hiệu trưởng phụ trách khối mẫu giáo tôi luôn luôn gần gũi và hiểu rõ tình hình thực tế việc chuận bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một, và đưa ra một số biện pháp, kinh nghiệm có hiệu quả trong công tác chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một, tôi luôn giúp giáo viên dạy lớp năm tuổi biết được thực trạng của trường và địa phương, để có các phương pháp thực hiện tốt hơn trong việc chuẩn bị bàn giao trẻ năm tuổi cho trường Tiểu học. vì vậy trong quá trình chỉ đạo và làm việc tôi đã tham mưu với hiệu trưởng nhà trường lựa chọn phân công giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, năng lực sư phạm tốt, và thực sự tâm huyết với nghề, khéo léo trong giao tiếp để đứng lớp năm tuổi, vì lứa tuổi này rất nhạy cảm và cần giáo viên có năng lực thực sự, để tuyên tuyền đến tất cả các bậc phụ huynh, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ năm tuổi vào lớp một ở trường mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ năm tuổi ở trường mầm non Thành Vinh nơi tôi công tác.
Theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của bộ giáo dục và đào tạo.
Giáo viên dạy lớp 5 tuổi trong trường mầm non Thành Vinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]