SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi
- Mã tài liệu: BC3054 Copy
Môn: | |
Lớp: | 4-5 tuổi |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2908 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Ngô Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Mầm Non Thanh Khê |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi” triển khai các biện pháp như sau:
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các chủ đề phù hợp.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các chủ đề qua hoạt động học.
2.3.3. Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động khác và ngày hội, ngày lễ.
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế giáo án điện tử nhằm tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đạt hiệu quả cao.
2.3.5. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho giáo viên và học sinh.
2.3.6. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Nội dung | Trang |
1. Mở đầu | 1 |
1.1. Lý do chọn đề tài | 1 |
1.2. Mục đích nghiên cứu | 2 |
1.3. Đối tượng nghiên cứu | 2 |
1.4. Phương pháp nghiên cứu | 2 |
2. Nội dung sánh kiến kinh nghiệm | 2 |
2.1. Cơ sở lý luận | 2 |
2.2. Thực trạng vấn đề | 3 |
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề | 4 |
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các chủ đề phù hợp. | 4 |
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các chủ đề qua hoạt động học. | 7 |
2.3.3. Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào các hoạt động khác và ngày hội, ngày lễ. | 9 |
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế giáo án điện tử nhằm tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đạt hiệu quả cao. | 12 |
2.3.5. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho giáo viên và học sinh. | 13 |
2.3.6. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo. | 14 |
2.4 Hiệu quả của sáng kiến | 16 |
3. Kết luận, kiến nghị | 17 |
3.1 Kết luận | 17 |
- MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “Lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh về kinh tế và quân sự. Chính vì vậy vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở nhiều khu vực trên thế giới đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. [1]
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất. Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
“Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng và tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa các nguồn ô nhiễm biển. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai”.[2]
Với lợi ích và giá trị kinh tế, tiềm năng du lịch rất lớn từ các vùng biển, hải đảo mang lại. Vì vậy, trong thời gian qua và hiện nay, vấn đề biên giới, biển hải đảo luôn là vấn đề thời sự nóng thu hút sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là tình hình Biển Đông rất phức tạp nguyên nhân chính là do từ phía Trung Quốc đang cố áp đặt chủ quyền, tham vọng của mình ở khu vực này.
Đối với Việt Nam có diện tích cong cong hình chữ S với đường bờ biển trải dài khắp miền của Tổ quốc cùng với các hòn đảo lớn nhỏ rải rác trên biển mang lại giá trị kinh tế và tiềm năng du lịch to lớn cho đất nước nên được ví “rừng vàng, biển bạc”. Biển, hải đảo của Tổ quốc Việt Nam là những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, hải đảo có vai trò, vị trí quan trọng, gắn bó mật thiết, ảnh hưởng to lớn và đã có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đứng trước tình hình đó ngày 23/3/2010 Thủ tưởng Chính phủ ban hành QĐ số 373/QĐ-TTg về việc phê duyệt “ Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ phát triển bến vững biển và hải đảo Việt Nam” [2] với nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Vì vậy, bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Do đó, đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình học là rất cần thiết, không những cấp học phổ thông, sinh viên đại học, cao đẳng mà cả đối với bậc học mầm non.
Việc đưa nội dung GD về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình GDMN là bước đầu giúp trẻ nhận biết được vị trí, tài nguyên và môi trường biển đảo Việt Nam. Hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người, nơi đó là phôi thai đầu tiên nuôi chúng ta lớn lên trên con đường học vấn. Chính vì thế những kiến thức mà nhà sư phạm đưa tới cho trẻ dù chỉ là những kiến thức, tri thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Tất cả các hoạt động ở trường mầm non đều góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực và lao động.
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, đặc biệt là trẻ 5 tuổi – là lứa tuổi mà trẻ rất muốn được khẳng định “cái tôi” của mình cũng được giống như người lớn. Trẻ 5 tuổi rất tò mò, khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh để mở rộng nhận thức vào cấp học phổ thông tiếp theo. Vì vậy, việc đưa giáo dục về biển, hải đảo vào cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, hải đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo. Những thói quen đó cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường, biển hải đảo đối với trẻ tuổi mầm non, tôi đã tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên môi trường biển,hải đảo để tích hợp vào các hoạt động.
Giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước, đặc biệt là tình yêu biển, đảo; biết công lao to lớn của các chú bộ đội ngày đêm canh giữ đất, trời, biển, đảo xa, giữ hòa bình cho quê hương, đất nước để các cháu được vui chơi, học tập.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các phó hiệu trưởng, giáo viên phụ huynh, trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm Non Nga Yên .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 111
- 1
- [product_views]
- 7
- 158
- 2
- [product_views]
- 8
- 179
- 3
- [product_views]
- 6
- 119
- 4
- [product_views]
- 8
- 152
- 5
- [product_views]
- 4
- 121
- 6
- [product_views]
- 8
- 150
- 7
- [product_views]
- 7
- 110
- 9
- [product_views]
- 1
- 186
- 10
- [product_views]