SKKN Một số biện pháp dạy giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3
- Mã tài liệu: BM0067 Copy
Môn: | Chủ nhiệm |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1018 |
Lượt tải: | 14 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Thiên Phủ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 21 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Thiên Phủ |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Lựa chọn nội dung dạy học: “Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3”
– Tổ chức thực hiện: “ Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3”
– Hình thức, phương tiện dạy hoc: “ Đổi mới phương pháp dạy giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3”
Mô tả sản phẩm
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều các loại xe, không chỉ riêng ở thành phố, thị xã, thị trấn mà ngay cả khu vực nông thôn. Trên đường đi hiện nay người và xe tham gia giao thông khá đông đúc. Nếu không biết cách đi đường cho đúng, các em sẽ rất dễ bị tai nạn hoặc gây tai nạn cho người khác. Điều đó thật là đáng tiếc vì nó sẽ đem lại nỗi bất hạnh rất lớn cho bản thân các em, gia đình các em và cho xã hội.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người, các em cần có những hiểu biết cơ bản về luật giao thông đường bộ, tức là phải giáo dục làm sao cho các em biết cách tham gia giao thông đúng luật và an toàn. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức kĩ năng và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh Tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông ( ATGT) cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Thực hiện chỉ thị củaThủ tướng Chính phủ, Uỷ ban ATGT quốc gia đã phối hợp với Bộ GD&ĐT đưa nội dung giáo dục về trật tự ATGT vào dạy ở các trường Tiểu học từ năm học 1998 – 1999. Trong những năm qua và đặc biệt năm học ……… trường Tiểu học Công Liêm 2 rất chú trọng đến vấn đề giáo dục ATGT cho các em học sinh. Giáo dục ATGT cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Với những lý do trên tôi chọn: “ Một số biện pháp dạy giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3” làm đề tài nghiên cứu của mình.Với mong muốn các em có hiểu biết về luật giao thông nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng giúp các em học sinh biết cách đi đường theo đúng quy định, như vậy sẽ tránh được tai nạn xảy ra. Thực hiện tốt thông điệp: “ ATGT là không tai nạn”; “ ATGT là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Giáo dục ý thức , kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
Thông qua đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng Giáo dục an toàn giao thông qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
– Nội dung chương trình các bài dạy ATGT dành cho học sinh lớp 3.
+ Mô đun 3: Giữ an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
+ Mô đun 4: Đi xe đạp trên đường an toàn và các HĐNGLL, HĐ ngoại khóa…
– Nghiên cứu tìm hiểu sâu về việc chấp hành giao thông của HS trong nhà trường.
b. Phạm vi nghiên cứu:
HS lớp 3A : 26 em ( Lớp chủ nhiệm) ; HS lớp 3B: 24 em. ( lớp đối chứng)
Trường Tiểu học Công Liêm 2, Nông Cống, Thanh Hóa. Năm học ………
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. PP nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho HSTH.
b. Các PP khác: Kết hợp các PP tìm hiểu nghiên, cứu trò chuyện, điều tra phỏng vấn HS, phụ huynh HS.
c. PP thống kê, xử lý số liệu: Phân tích tác động qua lại tổng hợp một số kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
a, Cơ sở lý luận:
Bắt đầu từ năm 1998 – 1999, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức dạy thí điểm về ATGT trong trường Tiểu học. Để chương trình được tiến hành bài bản, bộ tài liệu SGK dành cho học sinh và SGV về ATGT từ lớp 1 đến lớp 5 đã được biên soạn nhờ sự hỗ trợ của Quỹ phòng chống thương vong châu Á. Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay, chương trình giáo dục ATGT cho cấp Tiểu học đã được thực hiện ở tất cả các trường Tiểu học trên cả nước.
Bản thân tôi nghiên cứu:
– Luật giao thông đường bộ, SGK về ATGT trong trường Tiểu học.
-Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục ATGT cho học sinh Tiểu học. Nhiệm vụ trọng tâm năm học ………
b, Cơ sở thực tiễn :
Giáo dục ATGT cho học sinh lớp 3 là cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản ban đầu, những quy tắc xử sự thường gặp khi tham gia giao thông hằng ngày để hình thành thái độ, hành vi tự giác chấp hành pháp luật và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. Giáo dục trật tự ATGT là yêu cầu rất quan trọng nhưng không dễ dàng. GV cần phải quan tâm kiên trì tổ chức tốt việc dạy học, phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng với phụ huynh để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao ý thức pháp luật cho các em ngay từ bé. Giáo dục ATGT nhằm giúp các em sớm nhận thức hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn ở mọi lúc mọi nơi, đảm bảo được tính mạng cho các em là việc thiết thực nhất mà hiện nay chúng ta ai cũng phải làm để đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a,Thực trạng của địa phương:
Trong thực tế hiện tại ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Nông Cống nói chung và địa bàn xã Công Liêm nói riêng số người đi bộ và các loại phương tiện đi lại giao thông, lưu thông như xe đạp, xe máy, xe ô tô với mật độ khá lớn. Nếu gặp một người lái xe hay một người đi bộ, một em HS đi ra ngoài đường mà không chấp hành đúng các quy định về ATGT và không quan tâm đến người khác mà cứ theo ý mình thì có thể làm cho giao thông trên đường lộn xộn ách tắc xảy ra tai nạn.
b,Thực trạng của nhà trường:
*Thuận lợi:
– Phòng GD&ĐT huyện Nông Cống luôn quan tâm đến việc Giáo dục ATGT cho HS trong các nhà trường. Trong kế hoạch năm học đã lên lịch tổ chức “ Giao lưu tìm hiểu kĩ năng tham gia giao thông an toàn “ cho học sinh bậc Tiểu học trong toàn huyện.
– Hàng năm BGH trường Tiểu học Công Liêm 2 đã định hướng, chỉ đạo và lên thời khóa biểu các bài dạy Giáo dục ATGT theo từng khối , lớp.
– Năm học ………bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A. Do đó tôi có điều kiện gần gũi với các em học sinh, dễ dàng tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục các em ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông. Trên cơ sở đó giáo viên lập kế hoạch giảng dạy giáo dục ATGT dưới nhiều hình thức các nhau: Lồng ghép trong các môn học ( Tiếng Việt, Đạo đức…), Thông qua hoạt động NGLL, HĐNK…
*Khó khăn:
– Các em học sinh ngày nào cũng phải tham gia giao thông trên đường để đến trường .
– Giờ học sinh đi học và tan trường , lượng xe cộ và người tham gia giao thông tương đối đông.
– Ý thức của học sinh nói chung và học sinh khi tham gia giao thông nói riêng còn kém:
Chơi trên lòng đường, nô nghịch khi đi học, đi bộ không đúng luật, chở nhau trên xe đạp lạng lách, bị xe máy va quệt do chưa biết cách đi đường …
– Trong năm ……… số học sinh cả 3 cấp trên địa bàn xã Công Liêm bị tai nạn là 19 vụ. Nguyên nhân chủ yếu là tham gia giao thông không đúng luật.
Bảng 1 : Điều tra ý thức tham gia giao thông của học sinh lớp 3.
Lớp
Tổng số Ý thức, kĩ năng tham gia giao thông rất tốt Ý thức, kĩ năng tham gia giao thông tốt Ý thức, kĩ năng tham gia giao thông kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)
3A 26 4 16,4 4 16,4 18 67,2
3B 24 2 8,3 2 8,3 20 83,4
c, Nguyên nhân của những hạn chế:
– Khu vực trường học nằm sát đường liên xã, xe cộ đi lại rất nhiều.
– Học sinh đa số là con gia đình nông nghiệp, điều kiện kinh tế gia đình phần nhiều còn khó khăn nên bố mẹ các em mải lo kiếm sống, do vậy việc nhắc nhở và quan tâm tâm tới các em chưa được thường xuyên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 169
- 1
- [product_views]
- 8
- 102
- 2
- [product_views]
- 3
- 199
- 3
- [product_views]
- 7
- 112
- 4
- [product_views]
- 2
- 149
- 5
- [product_views]
- 1
- 184
- 6
- [product_views]
- 0
- 133
- 7
- [product_views]
- 5
- 193
- 8
- [product_views]
- 0
- 144
- 9
- [product_views]
- 2
- 113
- 10
- [product_views]