SKKN Một số biện pháp dạy học phân số cho học sinh lớp 4
- Mã tài liệu: BM4189 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 803 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 29 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Linh |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy học phân số cho học sinh lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Dạy Phân số (khái niệm phân số)
2.3.2. Dạy phân số và phép chia số tự nhiên.
2.3.3. Dạy Phân số bằng nhau.
2.3.4. Dạy rút gọn phân số.
2.3.5. Dạy quy đồng mẫu số các phân số.
2.3.6. Dạy so sánh hai phân số cùng mẫu
2.3.7. Dạy so sánh hai phân số khác mẫu số.
2.3.8. Dạy phép cộng hai phân số cùng mẫu số.
2.3.9. Dạy phép cộng hai phân số khác mẫu số.
…
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Môn Toán ở bậc Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng. Nó góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, là nền móng cho các ngành khoa học và sự phát triển. Toán học là một môn khoa học cần sự chính xác cao. Đặc biệt người học toán cần phải có kỹ năng làm toán tốt thì mới đem lại kết quả cao trong học tập.
Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học các môn học nói chung cũng như môn Toán là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Thực hiện được điều này là chúng ta đã góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của học sinh và xã hội về khả năng và nhu cầu nhận thức. Theo tinh thần Nghị Quyết TW8 khóa XI Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế .Về mục tiêu hệ thống, nghị quyết đề ra yêu cầu: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục – đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục – đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Trong mọi nhà trường, đặc biệt là trong nhà trường tiểu học, việc nâng cao chất cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh bao giờ cũng làm một hoạt động được quan tâm hàng đầu bao trùm và chi phối mọi hoạt động khác. Trong tất cả các môn học ở trường tiểu học thì môn Toán được coi là trọng tâm với số lượng tiết học tương đối nhiều. Môn Toán ở tiểu học không những giúp học sinh phát triển toàn diện mà còn góp phần hình thành cho học sinh những cơ sở của thế giới quan khoa học, luyện trí thông minh, cách suy nghĩ linh hoạt, độc lập, sáng tạo góp phần xây dựng những thói quen, đạo đức tốt đẹp, cần cù, cẩn thận, ý chí vượt khó, kế hoạch làm việc… Học xong chương trình toán tiểu học các em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống để tính chu vi, diện tích, đo đạc nhà cửa, ruộng đất… Qua việc học Toán học sinh bước đầu nắm dược các kiến thức cơ bản để học tốt các môn học khác, giúp các em luôn tự tin, luôn luôn vươn tới tìm tòi và sáng tạo.
Qua những năm dạy học lớp 4 tôi nhận thấy rằng: học sinh của chúng ta đặc biệt là học sinh nông thôn, kĩ năng thực hành các phép tính về phân số còn nhiều lúng túng, hay mắc sai lầm, nhầm lẫn…. Các em chưa nắm vững các kĩ năng cơ bản của một biện pháp tính này với một biện pháp tính khác về phân số. Vấn đề đặt ra với người giáo viên khi dạy phép toán về phân số cho học sinh lớp 4, đối với biện pháp tính nói chung, giáo viên phải có biện pháp như thế nào để các em không những hiểu được bản chất của dạng tính, thực hiện phép tính đó một cách thành thạo, nắm được qui tắc mà còn phải có kĩ năng thực hành một cách thành thạo, ít mắc sai lầm, phát huy được năng lực sáng tạo của các em.
Xuất phát từ những lí do đó và qua thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, đặc biệt là dạy học phân số là một nội dung quan trọng cần thực hiện, trước mắt nhằm giúp học sinh có đủ khả năng thực hiện các yêu cầu cơ bản của môn học. Chính vì vậy tôi chọn nghiờn cứu đề tài “Một số biện pháp dạy học phân số cho học sinh lớp 4” với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung và phần dạy giải Toán nói riêng ở lớp 4.
1.2.Mục đích nghiên cứu
– Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết,cơ sở lí luận và thực trang việc dạy học phan số lớp 4,tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp,cách dạy từng dạng bài liên quan đến phân số để giúp học sinh học về phân số đạt kết quả cao và yêu thích môn hoc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
– Các dạng bài về phân số ở lớp 4.
– Thực trạng dạy học Phân số của học sinh lớp 4 trường tiểu học Quảng Phong.
– Nghiên cứu và vận dụng các phương pháp dạy học phân số.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Khi tiến hành nghiên cứu tôi thường sử dụng các phương pháp sau :
* Phương pháp nghiên cứu, lí luận :
– Đọc tài liệu cần thiết.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình bồi dưỡng giáo viên và sách tham khảo.
* Phương pháp điều tra quan sát.
– Truyền đạt, phỏng vấn giáo viên
– Điều tra học sinh,
* Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả, Phân tích số liệu.
– Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn.
– Thống kê kết quả từng giai đoạn.
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
– Tự rút kinh nghiệm cho bản thân, tổng kết thành các bài học cơ bản về việc sử dụng phương pháp trên.
- Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở Toán học của việc dạy học phân số
Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở tiểu học, cộng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng, trong đó việc dạy Toán “Phân số”có tầm quan trọng đặc biệt với nội những nội dung sau:
– Củng cố những kiến thức về phân số; Củng cố, mở rộng kiến thức về phép tính trên số tự nhiên đó học.
– Rèn luyện, phát triển năng lực tư duy, óc phán đoán, khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy, góp phần phát triển trí thông minh, sự sáng tạo.
– Góp phần học tốt các phần khác của số học cũng như sự hỗ trợ cho việc học các yếu tố đại số và hình học.
– Đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới như cần cù, cẩn thận, nhanh nhẹn, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Phân số được xây dựng trên cơ sở mở rộng tập hợp số tự nhiên[3 ].Phân số (trong số học) là một số lập nên bởi một số các phần bằng nhau của đơn vị. Nếu ta chia đơn vị ra thành b phần bằng nhau (b khác 0) và lấy a phần như thế thì ta lập được một số, gọi là phân số. kí hiệu là , (a được gọi là tử số, b dược gọi là mẫu số). Khi a chia hết cho b thì phân số là một số tự nhiên. Khi b = 1 ta đồng nhất phân số với số tự nhiên a. Cách trình bày định nghĩa phân số như trên vừa phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học, vừa đảm bảo tính khái quát của việc mở rộng tập hợp số tự nhiên và dễ mô tả.
Quan niệm phân số như trên còn bao hàm khái niệm tỉ lệ. Nhờ đó ta có thể coi phân số như là thương của phép chia hai số tự nhiên a : b. Do đó, trên tập hợp số mới phép chia số tự nhiên khác không bao giờ cũng thực hiện được. Vì thế phương trình dạng b x x = a ( a,b làm số tự nhiên, b khác 0, x làm ẩn số) bao giờ cũng có nghiệm trong tập hợp mới.
Toán về phân số xuất hiện xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 5 với yêu cầu ngày một nâng cao dần về kiến thức. Cụ thể:
– Lớp 2: Chưa gọi là phân số cụ thể nhưng việc học sinh khoanh vào một phần hai số ô vuông. một phần ba, một phần tư, một phần năm số ô vuông; số con vật…. chính là khái nịêm phân số được dần hình thành cho học sinh.
– Lớp 3: Tiếp với mạch kiến thức của lớp 2. ở lớp 3 học sinh được làm quen với dạng toán khó hơn như: Tìm một phần mấy của một số.
– Lớp 4, 5: Phân số được định nghĩa thông qua ví dụ cụ thể và cũng từ đây học sinh được học và thực hiện các phép tính với phân số như với số tự nhiên.
Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung, môn Toán nói riêng thì trong quá trình dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều được hoạt động học tập để phát triển năng lực của cá nhân.
Trong quá trình dạy học Toán về phân số, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học phï hợp, vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống để học sinh nắm được kiến thức nhanh và chính xác. Các phương pháp được sử dụng là:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]