SKKN Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán học lớp 4
- Mã tài liệu: BM4190 Copy
Môn: | Toán |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 518 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Lê Quý Đôn |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán học lớp 4” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu một số thuật ngữ toán học khi học môn Toán.
Biện pháp 2: Giúp học sinh phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức và hiểu sâu kiến thức trọng tâm của bài học.
Biện pháp 3: Sử dụng các đồ dùng dạy học đơn giản, hiệu quả phát huy tính trực quan cụ thể trong tư duy của học sinh.
Biện pháp 4: Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, của học sinh.
Biện pháp 5: Tổ chức trò chơi học tập gây hứng thú học tập trong giờ học
Mô tả sản phẩm
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế tri thức của thời đại, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ: ” Nâng cao dân trí – Phát huy nguồn nhân lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam”. Bởi vậy giáo dục luôn được xác định là ” quốc sách hàng đầu”, mà ” giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo”. ( NQ Hội nghị TW 2 – khóa VIII).
Với vai trò là cấp học nền tảng, giáo dục tiểu học phải ” nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh học tiếp trung học cơ sở”.
Do đó, mục đích giúp học sinh có những kĩ năng, kiến thức đặc biệt là kiến thức toán học có vị trí rất quan trọng, đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩa, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt… góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, ý chí vượt khó khăn.
Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy – học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.
Theo tôi các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn toán ở bài học nói chung và trong giờ dạy toán lớp 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến toán học, rèn kỹ năng giải toán mà là phương tiện tinh vi để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Mặt khác, sản phẩm của giáo dục khác với sản phẩm của người thợ may, thợ mộc… sản phẩm của giáo dục là đào tạo ra những con người biết sáng tạo. Vì vậy việc lựa chọn, sử dụng ưu thế của từng PPDH sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung ở từng loại bài học, ở từng lớp học, ở từng giai đoạn dạy học nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phải là một nghệ thuật. Trong giảng dạy, mỗi GV đều có cách thức, biện pháp riêng của mình. Song đều phải đạt mục đích chung là tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả.
Xuất phát từ quan điểm chương trình mới cần thực hành, vận dụng nên nói chung nội dung chương trình thường tinh giảm, tập trung vào các kiến thức kỹ năng cơ bản bám sát thực tế, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Nhằm phát huy những ưu điểm, kịp thời khắc phục những hạn chế, để giúp học sinh lĩnh hội được đầy đủ các kiến thức từ những phương pháp dạy học. Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi luôn trăn trở phải làm gì, làm như thế nào để HS tự chiếm lĩnh kiến thức môn Toán một cách nhẹ nhàng, biến những ý nghĩ “học Toán thật là khó” của các em thành hứng thú học Toán . Tôi Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và rút ra được “Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán lớp 4”.
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác dạy học môn Toán lớp 4 ở trường Tiểu học số 1 Thị Trấn, nhằm đề xuất những biện pháp đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở lớp 4A1 nói riêng và trong nhà trường nói chung
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực trong môn Toán lớp 4. Từ đó đưa ra các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán đạt hiệu quả cao.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
– Phương pháp, điều tra thống kê.
– Phương pháp so sánh, đối chiếu.
– Phương pháp đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
- PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận:
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH. Mục đích của đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn; có niềm vui và hứng thú trong học tập.
Phương pháp dạy học là lĩnh vực phức tạp và đa dạng. Hiện có nhiều tài liệu, nhiều quan điểm, quan niệm khác nhau về PPDH ở Tiểu học nói chung, PPDH Toán nói riêng. Điều đó, một mặt tạo cơ hội cho GV được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin phong phú, đa dạng, nhưng mặt khác cũng gây lúng túng cho một số GV trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH.
Từ mục đích đổi mới PPDH, giáo viên cần căn cứ vào nội dung , tính chất từng bài; căn cứ vào trình độ học sinh, sở trường của GV và điều kiện hoàn cảnh của lớp học mà có những cách thức, biện pháp phù hợp giúp HS lĩnh hội kiến thức, kết hợp sử dụng các PPDH một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả.
2.Thực trạng:
a, Khái quát tình hình địa phương: Thị Trấn Nông Cống là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của huyện Nông Cống với tổng dân số hơn 13 000 người, có nhiều cơ quan đóng trên địa bàn. Kinh tế phát triển cuộc sống người dân tương đối ổn định. Nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp , thương mại ,dịch vụ, kinh doanh buôn bán và công chức nhà nước chiếm 2/5 toàn Thị Trấn. Dân trí phát triển học sinh hiếu học, ham học và có nhu cầu học cao. Song bên cạnh đấy một bộ phận dân cư mải mê làm ăn sao nhãng việc học tập của con cái dẫn đến kết quả học tập chưa cao.
b,Khái quát tình hình nhà trường: Năm học ……. nhà trường có:
– Tổng số: CBGV, NV nhà trường: 21 người.
Trong đó: GV trực tiếp đứng lớp:16 người ( GV văn hóa :13 ; GV đặc thù: 3 người .)
– Về trình độ: CBGV, NV: CĐ, ĐH: 18 người . Đạt 90% ; TH: 2 người. Đạt 10% CBQL: 2 người . Trình độ đại học : 2/2. Đạt 100%
– Về học sinh: Tổng số : 347 HS.
Kết quả năm học …….:
+ Môn Toán: Hoàn thành và hoàn thành tốt : 347/347. Đạt 100% .
+ Môn Toán lớp 4: Hoàn thành và hoàn thành tốt: 67/67 em . Đạt 100%.
c, Về phía giáo viên:
Việc đổi mới PPDH đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Trong thực tế dạy học vẫn còn một số GV chưa chú ý đúng mức tới việc vận dụng ưu điểm và phối hợp các PPDH như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Nguyên nhân là do giáo viên chưa nghiên cứu kĩ các phương pháp cần thiết và tích cực áp dụng cho từng bài dạy, Tổ chức các hình thức dạy và học chưa phong phú, chưa đạt được hiệu quả. Do vậy, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý nghe giảng của học sinh, chưa kích thích được khả năng tư duy của HS. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy học chưa trọng tâm, truyền đạt kiến thức còn mang tính áp đặt, giảng giải, đơn điệu.
Nội dung mỗi bài học thường nằm ngay trong tiêu đề bài học. GV chưa chú ý đúng mức đến việc giúp HS hiểu nghĩa của các từ ngữ trong đầu bài, chưa chú ý đến ý nghĩa thực tế của bài toán. Quá trình dẫn dắt khai thác nội dung chưa logic, chưa tạo ra những tình huống có vấn đề để HS tự nhớ lại kiến thức cũ vận dụng làm bài, chủ động, sáng tạo trong tư duy để tìm ra kiến thức mới, vận dụng các hình thức dạy học còn mang tính hình thức. Trong thực hành GV cũng chưa khai thác hết những đơn vị kiến thức cần củng cố, những kiến thức cần mở rộng hay chốt lại cách thực hiện.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học không kém phần quan trọng. Đồ dùng dạy học phong phú, mới lạ, hay đơn giản đều phải có tác dụng thu hút các giác quan, tăng sự chú ý của học sinh vào bài giảng. Điều quan trọng là phải tạo chỗ dựa cho quá trình suy nghĩ, tri giác tiếp theo. Những đồ dùng dạy học càng thu hút và huy động được nhiều các giác quan của học sinh thì càng có hiệu quả. Một số giáo viên chỉ vẽ hình và cho học sinh quan sát, tìm kiến thức mới trên hình: Không cho các em thao tác và như thế các em chỉ huy động được giác quan thị giác (nhìn lên bảng) và thính giác (nghe cô giảng bài). Thực tế, một số giáo viên ít dành thời gian cho việc nghiên cứu, chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy đạt hiệu quả dẫn tới việc tiếp thu bài môn Toán chưa cao.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]