SKKN Một số biện pháp dạy học sinh lớp 4 viết bài văn miêu tả
- Mã tài liệu: BM4151 Copy
Môn: | Tiếng việt |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 620 |
Lượt tải: | 7 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2023-2024 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp dạy học sinh lớp 4 viết bài văn miêu tả” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả
2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài văn miêu tả
2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn HS cách diễn đạt bài văn miêu tả có nghệ thuật
2.3.4.Biện pháp 4: Hướng dẫn hình thành kỹ năng bộc lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả
2.3.5 Biện pháp 5: Hướng dẫn hình thành kỹ năng tích lũy vốn từ ngữ thông qua các phân môn khác
2.3.6 Biện pháp 6: Hướng dẫn hình thành kỹ năng tự kiểm tra đánh giá khả năng của mình và của bạn
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài.
Tập làm văn là một phân môn quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động.
Bài văn miêu tả giúp các em thể hiện tình cảm và tổng hợp các kiến thức đã học ở các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, … đồng thời tạo cơ sở để các em học tốt các thể loại văn khác như văn kể chuyện, tả cảnh sinh hoạt, … góp phần cùng các môn học khác giúp phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy cho học sinh. Các em có thể “ vẽ” lại sự vật, hiện tượng trong thực tế một cách sinh động thông qua ngôn ngữ của mình giúp người nghe, người đọc hình dung được các sự vật, hiện tượng ấy. Bằng cách miêu tả các em trau dồi ngôn ngữ nói và viết cho mình từ đó mà phát triển tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Vì vậy dạy – học văn miêu tả nói chung và dạy – học văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng là nội dung quan trọng và cần thiết để các em học tiếp lên lớp trên và phát triển năng khiếu học văn của mình.
Với mong muốn góp phần giúp học sinh vượt qua những khó khăn, hạn chế để học tốt phần văn miêu tả, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp dạy học sinh lớp 4 viết bài văn miêu tả ở Trường Tiểu học Tân Sơn”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để tìm ra biện pháp dạy, giúp học sinh lớp 4 viết bài văn miêu tả có nội dung phong phú, mang tính nghệ thuật và giàu cảm xúc.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Tân Sơn.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lí luận.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp đàm thoại vấn đáp
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
– Phương pháp xử lý thông tin
– Phương pháp khảo sát, điều tra, thực nghiệm
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là “ Trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản ban đầu, hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản nền tảng, phát triển hứng thú học tập ở học sinh, thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh tiểu học”
Để thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học nêu trên, đòi hỏi nội dung giáo dục tiểu học phải mang tính toàn diện, cân đối giữa các mặt giáo dục: giáo dục tri thức với giáo dục kĩ năng và giáo dục ý thức thái độ. Đồng thời phải đảm bảo tính cân đối giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành, quan tâm tới phát triển những kỹ năng có tính chất nền tảng cho học sinh tiểu học, làm cơ sở ban đầu cho sự phát triển sau này. Để thực hiện mục tiêu giáo dục trên, nhà trường tiểu học có thể tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường dạy học là con đường cơ bản và quan trọng nhất.
Dạy học môn Tiếng Việt là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập làm văn lại chiếm một vị trí khá quan trọng vì nó là sự tích hợp 4 kỹ năng của học sinh.
Văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà các em yêu mến, yêu thích. Vì vậy qua bài làm của mình, các em phải thể hiện được tình cảm của mình với những gì mà mình miêu tả.
Văn miêu tả ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng được Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định nội dung chương trình cụ thể từng tuần, từng kỳ ở sách giáo khoa Tiếng Việt và được cụ thể hoá trong phân môn Tập làm văn lớp 4 nói riêng. Ở lớp 4, các bài tập làm văn đều gắn với một chủ điểm. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là dịp để học sinh mở rộng vốn từ, nói lên tâm tư, tình cảm của mình, mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, quan sát đối tượng, … giúp khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh được rèn luyện qua các thao tác cụ thể, thực hiện sản sinh ngôn bản. Tư duy hình tượng của trẻ cũng có dịp được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa, nhờ huy động vốn sống, trí tưởng tượng để xây dựng bài văn.
Khi viết bài văn miêu tả các em phải huy động tư duy, vận dụng vốn từ ngữ đã học, bằng hệ thống ngôn ngữ kết hợp với các thao tác quan sát, liên tưởng để thể hiện tình cảm nhân cách của mình qua bài văn.
Ngôn ngữ (ngôn ngữ nói và viết) và tư duy có quan hệ mật thiết với nhau. Từ ngôn ngữ mà đánh giá tư duy, ngôn ngữ là công cụ để tư duy. Vì vậy khi các em viết bài văn có nghĩa bằng tư duy các em sắp xếp, lựa chọn ngôn ngữ sao cho thể hiện đúng mục đích cần miêu tả. Từ đó mà ta đánh giá được khả năng tư duy của từng cá nhân học sinh. Biết được kết quả đào tạo học sinh của mình.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
– Trường Tiểu học Tân Sơn là một trường Tiểu học đạt CQG mức độ 1, có đủ điều kiện về c¬ së vËt chÊt đáp ứng được yêu cầu dạy và học: 100% các phòng học đều có máy tính, đèn chiếu, loa, máy trợ giảng; có phòng máy để học môn Tin học. Đội ngũ CBGV đủ về cơ cấu, số lượng, trình độ đào tạo trên chuẩn 100%; được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, ủng hộ; phụ huynh đồng thuận. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong năm học.
– Học sinh của nhà trường có số lượng nhiều là con em cán bộ viên chức, lại ở gần trung tâm thành phố nên ngoài giờ học ở trường thì về nhà các em cũng được bố mẹ dạy bảo thêm. Các em học tập và ăn bán trú tại trường, tình cảm thầy trò, bạn bè gần gũi thân thiết, giao tiếp tự tin, ngôn ngữ linh hoạt lễ phép. Những yếu tố này cũng là cơ sở tốt cho các em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh thuận lợi, nhà trường cũng có những khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học trong nhà trường. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương không đồng đều; một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, còn giao phó cho nhà trường; học sinh có xuất thân gia đình cũng đa dạng; lớp học có cả học sinh hòa nhập cộng đồng; một số học sinh chưa thật sự chăm chỉ, thành tích học tập chưa tốt, đặc biệt là môn Tiếng Việt.
2.2.3. Thực trạng:
Qua dạy học và trực tiếp giảng dạy khối lớp 4 tại trường Tiểu học Tân Sơn tôi nhận thấy:
Hầu hết các em được sinh ra và lớn lên tại thành phố, bố mẹ bận đi làm nên thời gian cho con cái đi chơi còn hạn chế. Ngoài giờ học, các em hầu như chỉ ở nhà vì đi chơi bên ngoài không có người lớn đi cùng thì rất phức tạp, các thông tin báo chí, tài liệu tham khảo hạn chế. Chính vì thế bài văn của các em còn nghèo nàn về ý, về cách thể hiện để bài văn sinh động hấp dẫn. Đa số bài viết của các em mang tính kể lể, liệt kê các chi tiết, đối tượng được miêu tả.
Các em thực sự lúng túng khi viết bài văn miêu tả, hệ thống từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bài ít được sử dụng. Bài văn khô khan, nhiều em viết còn quá ngắn.
Từ thực tế đó tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào để giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả.Trước hết, tôi mạnh dạn đưa ra một vài cách kiểm tra để tìm nguyên nhân, hướng giải quyết.
Tôi tiến hành kiểm tra lại kiến thức kĩ năng của các em ngay tại lớp qua dạng bài văn miêu tả đồ vật mà các em đã được học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 155
- 1
- [product_views]
- 6
- 163
- 2
- [product_views]
- 8
- 188
- 3
- [product_views]
- 3
- 125
- 4
- [product_views]
- 5
- 118
- 5
- [product_views]
- 8
- 110
- 6
- [product_views]
- 7
- 116
- 7
- [product_views]
- 0
- 188
- 8
- [product_views]
- 5
- 192
- 9
- [product_views]
- 1
- 187
- 10
- [product_views]